Soạn bài tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Soạn bài tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh 1. Văn bản Cây dừa Bình Định : a. - Trình bày đặc điểm của cây dừa, nói về lợi ích của cây dừa mà các loài cây khác không có. - Đặc điểm này đưa đến lợi ích của cây dừa. Dĩ nhiên tất cả các cây dừa ở ...
Soạn bài tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh 1. Văn bản Cây dừa Bình Định : a. - Trình bày đặc điểm của cây dừa, nói về lợi ích của cây dừa mà các loài cây khác không có. - Đặc điểm này đưa đến lợi ích của cây dừa. Dĩ nhiên tất cả các cây dừa ở vùng khác nhau đều có đặc điểm đó, nhưng bài này nói riêng về cây dừa Bình Định, gắn bó với nhân dân Bình Định. b. Văn bản Tại sao cây có màu xanh lục. - Giải thích về ...
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
1. Văn bản Cây dừa Bình Định :
a.
- Trình bày đặc điểm của cây dừa, nói về lợi ích của cây dừa mà các loài cây khác không có.
- Đặc điểm này đưa đến lợi ích của cây dừa. Dĩ nhiên tất cả các cây dừa ở vùng khác nhau đều có đặc điểm đó, nhưng bài này nói riêng về cây dừa Bình Định, gắn bó với nhân dân Bình Định.
b. Văn bản Tại sao cây có màu xanh lục.
- Giải thích về tác dụng của chất diệp lục khiến lá cây có màu xanh.
c. Văn bản Huế.
- Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Bài viết nêu lên những đặc điểm tiêu biểu của Huế.
- Như vậy ba văn bản trên đây thuyết minh, trình bày nét đẹp của cảnh vật và đặc điểm của thực vật. Em thường gặp các loại văn bản này ở sách báo :
- Các loại văn bản cùng loại mà em biết như :
+ Giới thiệu phong cảnh Phong Nha, Kẻ Bàng.
+ Giới thiệu sân chim Minh Hải.
+ Giới thiệu núi Ngũ Hàng Sơn.
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
a. Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận) không? Tại sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
- Các văn bản trên không thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận) vì chúng khác với các văn bản này ơ cách trình bày, diễn đạt riêng.
- Nó là văn bản có tính chất khoa học thông dụng, không phải là tư duy hình tượng của văn học nghệ thuật.
- Nó chỉ cung cấp tri thức về đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
b. Các văn bản trên cùng có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
+ Các văn bản này trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng.
+ Giải thích lí do phát sinh, phát triển, biến hóa của sự vật.
+ Cung cấp tri thức và hướng dẫn sử dụng cho con người.
Ví dụ: Khi mua một ti vi, một máy bơm, một bàn là (bàn ủi) đều có kèm theo bài thuyết minh về cách sử dụng, giúp người dùng nắm được tính năng, tác dụng của máy.
c. Các văn bản đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
- Các văn bản đã dùng phương thức trình bày đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh một cách khách quan, gắn liền với tư duy khoa học.
- Đòi hỏi các dữ kiện đưa ra phải chính xác, rõ ràng.
- Vì vậy muốn viết văn bản thuyết minh phải điều tra, nghiên cứu kĩ đối tượng mới làm được.
d. Ngôn ngữ của văn bản trên có đặc điểm gì?
Ngôn ngữ của văn bản trên là ngôn ngữ khoa học (như đã nói ở trên).
II. Luyện tập.
1. Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
a. Khởi nghĩa Nông Văn Vân.
Đây là văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức lịch sử.
b. Con giun đất.
Văn bản này là văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
2. Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
Đó là bài văn nghị luận nói về việc bảo vệ môi trường nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông đang được sử dụng trong đời sống. Đưa yếu tố thuyết minh vào văn bản, tác giả làm cho những kiến nghị mà văn bản đề xuất có tính thuyết phục cao.
3. Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm có lúc rất cần đến yếu tố thuyết minh để làm cho nội dung sâu sắc thêm.