01/06/2017, 12:10

Soạn bài Em thích con vật nào?

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI EM THÍCH CON VẬT NÀO? A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Chơi trò Đoán tên con vật (SGK/47) Một em nói một vài câu miêu tả con vật mà mình yêu thích. Bạn cùng chơi đoán xem đó là con vật nào. M: - Bạn A: Chú ta bắt chuột rất giỏi. Cả nhà gọi chú ta là “dũng sĩ diệt chuột”... - ...

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI EM THÍCH CON VẬT NÀO? A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Chơi trò Đoán tên con vật (SGK/47) Một em nói một vài câu miêu tả con vật mà mình yêu thích. Bạn cùng chơi đoán xem đó là con vật nào. M: - Bạn A: Chú ta bắt chuột rất giỏi. Cả nhà gọi chú ta là “dũng sĩ diệt chuột”... - Bạn B: Chú ta là mèo. Gợi ý: 1) Chú ta giữ nhà rất cừ. Mọi người tặng chú biệt danh là “Bảo vệ trung thành”. Chú ta là con chó. 2) Chú có nhiệm vụ đánh ...

  SOẠN BÀI EM THÍCH CON VẬT NÀO?

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Chơi trò Đoán tên con vật (SGK/47)

Một em nói một vài câu miêu tả con vật mà mình yêu thích. Bạn cùng chơi đoán xem đó là con vật nào.

M: - Bạn A: Chú ta bắt chuột rất giỏi. Cả nhà gọi chú ta là “dũng sĩ diệt chuột”...

- Bạn B: Chú ta là mèo.

Gợi ý:

1) Chú ta giữ nhà rất cừ. Mọi người tặng chú biệt danh là “Bảo vệ trung thành”. Chú ta là con chó.

2) Chú có nhiệm vụ đánh thức mọi người. Mọi người gọi chú là “Sứ giả của bình minh”. Chú ta là gà trống.

3) Cậu ta rất hiền, hơi nhút nhát và chuyên ăn củ cải đỏ. Cậu ta là thỏ con. 

 

2. Sắp xếp các câu thành đoạn văn.

 a) Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. 

 b) Con chim gáy hiền lành, béo nục.

 c) Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp. 

Đáp án: b - a - c

 

3. Thảo luận để trả lời câu hỏi:

- Con chim gáy được Tô Hoài tả qua những đặc điểm nào?

- Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả những đặc điểm đó?

Gợi ý:

- Con chim gáy được tả qua những đặc điểm: đôi mắt, cái bụng, chiếc cổ.

- Tác giả sử dụng những từ ngừ: nâu trầm ngâm ngơ ngác (mắt), mịn màng (bụng), cổ yếm quàng tạp để đầy cườm biếc lấp lánh. 

 

4. Viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn sau:

Chú gà nhà em dã ra dáng một chú gà trống đẹp.

Gợi ý:

Viết tiếp một số câu miêu tả các bộ phận của gà trống để làm nổi bật vẻ đẹp của nó:

- Thân hình

- Bộ lông

- Cái đầu: mào, mắt,

- Cánh, đôi chân, đuôi

Gợi ý:

Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.

Thân hình chú to bằng cái hộp bánh thiếc của bà. Bộ lông đẹp nhờ sự pha trộn nhiều màu sắc của tự nhiên. Cái đầu nhỏ như quả chanh, lúng liếng trên ấy là chiếc mào đỏ chót hình vương miện. Đôi mắt nhỏ như hạt cúc áo. Đôi cánh sắc đỏ pha đen luôn xề xệ thấp xuống theo từng bước đi trên đôi bàn chân chắc nịch. Đôi chân vàng mốc, nổi rõ lớp vảy sừng, oai vệ hơn cả là cặp cựa vàng suộm. Đuôi chú như chiếc cầu vồng cong và dài, lấp lánh vài sắc tím pha xanh sẫm. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:

Viết các trạng ngữ tìm được ra bảng nhóm.

a) Trên những cành cây, chim đậu trắng xóa.

b) Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười nói.

c) Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

Gợi ý:

a) Trên những cành cây

b) Trong vòm lá

c) Giữa cánh đồng 

 

2. Thảo luận để trả lời câu hỏi:

Các trạng ngữ tìm được trong những câu trên trả lời cho cẩu hỏi nào?

Gợi ý:

a) Ở đâu?;

b) Ở đâu?;

c) Ở đâu? 

 

3. Thêm các trạng ngữ cho những câu sau:

a) ............ , em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.

b) ........... , em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.

c) ........... , hoa đã nở.

Gợi ý:

a) Hằng ngày

b) Trong lớp

c) Ngoài vườn. 

 

4. Thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh các câu sau. Viết kết quả vào bảng nhóm.

a) Ngoài đường, .............

b) Trong nhà, ................

c) Ở bên kia sườn núi, ...........

Gợi ý:

a) Ngoài đường, xe cộ tấp nập.

b) Trong nhà, mọi người quây quần bên mâm cơm.

c) Ở bên kia sườn núi, một dòng thác tuyệt đẹp hiện ra. 

 

5. Viết một câu đã hoàn chỉnh ở hoạt động 4 vào vở.

Gợi ý:

Ngoài đường, xe cộ tấp nập.

0