Soạn bài Các phương châm hội thoại lớp 9 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Các phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ Văn 9 ngắn gọn Mở đầu cho phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9, chúng ta sẽ được tìm hiểu về Các phương châm hội thoại. Vậy cách phương châm hội thoại là gì? Đặc điểm, tính chất của nó như thế nào? Các phương châm hội thoại ...
Hướng dẫn soạn bài Các phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ Văn 9 ngắn gọn Mở đầu cho phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9, chúng ta sẽ được tìm hiểu về Các phương châm hội thoại. Vậy cách phương châm hội thoại là gì? Đặc điểm, tính chất của nó như thế nào? Các phương châm hội thoại bao gồm 2 loại: phương châm về lượng và phương châm về chất. Với phương châm về lượng nghĩa là khi giao tiếp, chúng ta cần cung cấp đầy đủ nội dung của cuộc giao tiếp. Còn phương châm về chất là chúng ta không nên nói những nội dung mà bản than mình chưa xác thực hoặc không đúng sự thật. Để tìm hiểu rõ hơn về bài học, Vforum sẽ hướng dẫn cho các em soạn bài Các phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ văn 9 một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Các câu sau vi phạm phương châm về lượng như thế nào? a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. b. Én là một loài chim có hai cánh. Trả lời: a. Thừa “nuôi ở nhà”: vì chúng ta đều biết gia súc đều được nuôi ở nhà. b. Thừa “có hai cánh”: vì chim tất nhiên phải có 2 cánh. Câu 2: Hãy chọn các từ ngữ cho bên dưới để điền vào chỗ trống - (…) - trong các câu sau cho thích hợp: a. Nói có căn cứ chắc chắn là (…) b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là (…) c. Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là (…) d. Nói nhảm nhí, vu vơ là (…) e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là (…) (1- nói trạng; 2 - nói nhăng nói cuội; 3 - nói có sách, mách có chứng; 4 - nói dối; 5 - nói mò) Trong các câu ở bài tập trên (2), câu nào chỉ phương châm về chất, câu nào chỉ hiện tượng vi phạm phương châm này? Trả lời: a – 3 / b – 4 / c – 5 / d – 2 / e – 1. Câu 3: Trong truyện sau, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Tại sao? CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ không nuôi được, gặp ai cũng hỏi: Một người bạn an ủi: - Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy! Anh kia giật mình hỏi lại: - Thế à? Rồi có nuôi được không? (Truyện cười dân gian Việt Nam) Trả lời: Đoạn hội thoại trên đã vi phạm phương châm hội thoại về lượng vì câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” là thừa. Vì rõ ràng bố của anh chàng kia vẫn nuôi được thì sau này mới đẻ ra anh này chứ. Trên đây là bài soạn Các phương châm hội thoại, bài học này yêu cầu các em cần nắm được các kiến thức cơ bản về hai loại phương châm hội thoại, để từ đó không bị sai trong việc dùng câu. Hi vọng sau bài soạn này, các em đã tiếp thu được những kiến thức về các phương châm hội thoại. Hẹn gặp lại các em trong các bài viết sau. Xem thêm: Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh lớp 9 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Các phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ Văn 9 ngắn gọnMở đầu cho phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9, chúng ta sẽ được tìm hiểu về Các phương châm hội thoại. Vậy cách phương châm hội thoại là gì? Đặc điểm, tính chất của nó như thế nào?
Các phương châm hội thoại bao gồm 2 loại: phương châm về lượng và phương châm về chất. Với phương châm về lượng nghĩa là khi giao tiếp, chúng ta cần cung cấp đầy đủ nội dung của cuộc giao tiếp. Còn phương châm về chất là chúng ta không nên nói những nội dung mà bản than mình chưa xác thực hoặc không đúng sự thật.
Để tìm hiểu rõ hơn về bài học, Vforum sẽ hướng dẫn cho các em soạn bài Các phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ văn 9 một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1: Các câu sau vi phạm phương châm về lượng như thế nào?
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
b. Én là một loài chim có hai cánh.
Trả lời:
a. Thừa “nuôi ở nhà”: vì chúng ta đều biết gia súc đều được nuôi ở nhà.
b. Thừa “có hai cánh”: vì chim tất nhiên phải có 2 cánh.
Câu 2: Hãy chọn các từ ngữ cho bên dưới để điền vào chỗ trống - (…) - trong các câu sau cho thích hợp:
a. Nói có căn cứ chắc chắn là (…)
b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là (…)
c. Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là (…)
d. Nói nhảm nhí, vu vơ là (…)
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là (…)
(1- nói trạng; 2 - nói nhăng nói cuội; 3 - nói có sách, mách có chứng; 4 - nói dối; 5 - nói mò)
Trong các câu ở bài tập trên (2), câu nào chỉ phương châm về chất, câu nào chỉ hiện tượng vi phạm phương châm này?
Trả lời:
a – 3 / b – 4 / c – 5 / d – 2 / e – 1.
Câu 3: Trong truyện sau, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Tại sao?
CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG
Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ không nuôi được, gặp ai cũng hỏi:
Một người bạn an ủi:
- Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!
Anh kia giật mình hỏi lại:
- Thế à? Rồi có nuôi được không?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Trả lời:
Đoạn hội thoại trên đã vi phạm phương châm hội thoại về lượng vì câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” là thừa. Vì rõ ràng bố của anh chàng kia vẫn nuôi được thì sau này mới đẻ ra anh này chứ.
Trên đây là bài soạn Các phương châm hội thoại, bài học này yêu cầu các em cần nắm được các kiến thức cơ bản về hai loại phương châm hội thoại, để từ đó không bị sai trong việc dùng câu. Hi vọng sau bài soạn này, các em đã tiếp thu được những kiến thức về các phương châm hội thoại. Hẹn gặp lại các em trong các bài viết sau.
Xem thêm: