02/06/2017, 13:25

Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự lớp 6

Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự lớp 6 I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. a. Ngôi kể là gì? – Ngôi kể là vị trí của người kể trong giao tiếp, ở đây ngôi kể sẽ quy định cách xưng hô, và ngôi kể đánh giá một mối quan hệ trong giao tiếp… – Trong giao tiếp thường có ...

Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự lớp 6 I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. a. Ngôi kể là gì? – Ngôi kể là vị trí của người kể trong giao tiếp, ở đây ngôi kể sẽ quy định cách xưng hô, và ngôi kể đánh giá một mối quan hệ trong giao tiếp… – Trong giao tiếp thường có hai ngôi kể đó là ngôi thứ 3 nhân vật không lộ danh, và ở ngôi thứ nhất là nhân vật trong truyện xưng tôi. – Trong cuộc giao tiếp người nói cần xác định ngôi kể để có ...

I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.

a. Ngôi kể là gì?
– Ngôi kể là vị trí của người kể trong giao tiếp, ở đây ngôi kể sẽ quy định cách xưng hô, và ngôi kể đánh giá một mối quan hệ trong giao tiếp…
– Trong giao tiếp thường có hai ngôi kể đó là ngôi thứ 3 nhân vật không lộ danh, và ở ngôi thứ nhất là nhân vật trong truyện xưng tôi.
– Trong cuộc giao tiếp người nói cần xác định ngôi kể để có một cuộc giao tiếp hiệu quả và đạt được hiệu quả.

b. Hình thức ngôi kể nhận biết qua những dấu hiệu sau:

– Đoạn 1 ngôi kể ở ngôi thứ 3.
– Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất nhân vật xưng tôi.
– Trong đoạn văn 2 nhân vật xưng tôi đó là tác giả Tô Hoài, ở đây tác giả đã hòa mình vào nhân vật để nhập thân vào cái tôi của Dế Mèn. Ở đây tác giả đang nhập mình để kể lại những chi tiết của câu chuyện trong truyện cụ thể là của dế mèn.

c.  Ở trong hai ngôi kể này có những đặc trưng cơ bản nó thể hiện lợi thế trong ngôi kể, ở ngôi kể thứ nhất khi người kể xưng tôi có nghĩa là những điều mà họ nói ra cần phải đúng, và chuẩn xác đó là những gì mà họ đã trải nghiệm đã biết về cuộc hành trình hay những chuyến đi đó.
Ở ngôi kể thứ 3 người kể dấu tên ở đây lối kể sẽ được tự do hơn, người kể không bị bó hẹp bởi một khuôn mẫu hay một trình tự nào hết, có thể kể theo lối phóng khoáng những thứ mà nhân vật nghĩ không cần trải nghiệm đã qua, khi nhân vật trong truyện Dế Mèn kể nhân vật xưng tôi có nghĩa là đang kể lại trải nghiệm đã qua của mình để có những điều cần thiết cho người đọc và người nghe.

d. Nếu thay đổi ngôi kể thì đoạn văn cũng thay đổi theo xu hướng mở hơn, trong đoạn văn hai nếu tác giả thay bằng ngôi kể thứ nhất thì những diễn biến trong câu chuyện sẽ bị bó hẹp và nội dung không phong phú nữa.
Trong đoạn Dế Mèn nếu thay đổi ngôi kể thì câu chuyện không dừng lại ở trải nghiệm nữa nó sẽ rộng mở hơn.

e. Ở ngôi kể trong đoạn 1 không thể đổi thành ngôi kể thứ nhất nhân vật xưng tôi được bởi ở đây hoàn cảnh rất lớn nếu nhân vật xưng tôi thì không thể có những trải nghiệm đầy đủ về tính chất của sự vật sự việc được. Trong câu chuyện trên nếu nhân vật xưng tôi thì chỉ có thể kể lại những trải nghiệm của bản thân không thể thau tóm được tất cả mọi việc trong ngôi làng đó được.

Luyện Tập:

1. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ 3 và cho biết sự thay đổi đó đem lại sự thú vị gì cho bài viết.
– Nếu như thay đổi ngôi kể ở đây những từ xưng tôi sẽ được thay bằng những từ khác có ý nghĩa hơn thì tạo ra trong bài văn những điều trải nghiệm sâu sắc hơn, khi nhân vật xưng tôi kể lại việc chui vào hang, hì hục đào đất thì có thể sử dụng bằng ngôi thứ 3 kể lại quá trình nhân vật dấu danh đào đất.
– Ở đây khi đổi ngôi kể phạm vi kể sẽ phong phú hơn là đặt ở ngôi thứu nhất, khi đổi sang ngôi thứ 3 không chỉ ở đây còn là ngôi kể của Dế Mèn nữa mà là còn là trãi nghiệm của nhiều những nhân vật khác, không cần chứng kiến hay trải nghiệm câu chuyện đó.
– Câu chuyện của Dế Mèn tạo ra sự phong phú cho những hoạt động trong cách kể chuyện, ở đây khi thay đổi sẽ tạo ra một nội dung được đánh giá khách quan hơn là nhân vật xưng tôi kể lại.

2. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét về sự thay đổi:
– Ở đây nếu đổi thành ngôi thứ nhất, nhân vật tôi sẽ kể lại câu chuyện mà nhân vật đã được chứng kiến, ở đây nó mang đậm tính chất của một cá nhân đã chứng kiến và kể lại, đậm chất tình cảm và quan sát phong phú hơn.

3. Truyện Cây bút thần được kể theo ngôi thứ 3 nhân vật dấu danh kể lại câu chuyện nhờ có trải nghiệm đã từng được nghe hoặc chứng kiến, kể lại câu chuyện về Mã Lương với cây bút thần, nó mang đặc trưng sâu sắc của lối văn học dân gian đó là có người kể lại câu chuyện đã từng được nghe kể lại hoặc chứng kiến theo một trật tự rõ ràng.
– Ở đây câu chuyện mang tính chất cộng đồng đó thuộc thể loại cổ tích sẽ được nhiều người biết đến và mang yếu tố sâu sắc.

4. Ở trong truyện cổ tích hay truyền thuyết người kể thường kể theo ngôi thứ 3 không kể theo ngôi thứ nhất bởi ở ngôi kể thứ 3 người đấu danh có thể kể nhiều những câu chuyện không cần phải chính nhân vật chính đã trải nghiệm hoặc phải trải qua, ở đây họ kể theo một trật tự đúng và cũng có thể do mọi người kể lại và do những người dân viết lại, chứ không có một văn bản gốc nào đã được lưu truyền.

5. Khi viết thư cần viết theo ngôi thứ nhất, ở đây là những gì mình viết ra và do chính trải nghiệm của mình đã chứng kiến chứ không phải của người khác.

6. Khi viết về cảm xúc của em khi được quà tặng từ người thân thì viết theo ngôi thứ nhất người kể xưng tôi vì ở đây chính là mình là nhân vật chứng kiến, và kể lại quá trình được nhận quà dịp gì mà nhân vật tôi được tặng quà, món quà đó là gì, em cảm thấy như thế nào…

0