25/04/2018, 13:15

Soạn bài Đêm nay bác không ngủ SBT Ngữ văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 37...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 37 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ có những,yếu tố nào thường có trong một bài văn kể chuyện ? . Soạn bài Đêm nay bác không ngủ SBT Ngữ văn 6 tập 2 – Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 37 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Bài ...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 37 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ có những,yếu tố nào thường có trong một bài văn kể chuyện ? . Soạn bài Đêm nay bác không ngủ SBT Ngữ văn 6 tập 2 –

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 37 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ có những,yếu tố nào thường có trong một bài văn kể chuyện ?

Bài tập

1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ có những,yếu tố nào thường có trong một bài văn kể chuyện ? Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào ?

2. Câu 2, trang 67, SGK.

3. Câu 3, trang 67, SGK.

4. Em có biết những câu thơ, bài thơ nào khác nói về việc Bác Hồ không ngủ ? Hãy chép lại.

Gợi ý làm bài

1. Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ viết theo cách kể chuyện. Em hãy nhớ lại các tác phẩm truyện đã học, từ truyện dân gian đến truyện hiện đại, để xem có những yếu tố nào có thể gặp trong bài thơ này (ví dụ : cốt truyện, lời kể, nhân vật, đối thoại…). Chỉ ra thêm các yếu tố khác.

2. Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như lời kể trong bài thơ nhập vào cái nhìn và tâm trạng của nhân vật anh đội viên. Bằng việc sáng tạo hình tượng anh đội viên vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào câu chuyện, bài thơ đã làm cho hình tượng Bác Hồ hiện lên một cách tự nhiên, có tính khách quan, qua đó bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu thương, gần gũi và sự tận tình của Bác Hồ với bộ đội, với dân công.

Trong ba lần thức dậy, bài thơ chỉ kể lại hai lần anh đội viên thức đậy nhìn thấy Bác không ngủ : lần đầu và lần thứ ba. Tâm trạng và cảm xúc của anh với Bác ở hai lần đó được miêu tả rất thống nhất nhưng có sự phát triển. Em hãy tìm và nêu những chi tiết, từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của anh đội viên ở mỗi lần thức giấc để làm rõ nhận định trên.

Lần đầu thức dậy, từ “ngạc nhiên” vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn còn thức đến xúc động khi anh hiểu rằng Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ. Niềm xúc động càng lớn khi anh được chứng kiến cảnh Bác Hồ đi dém chăn cho các chiến sĩ. Trong sự xúc động cao độ, anh đội viên “thổn thức cả nỗi lòng” và thốt lên những câu hỏi thầm thì đầy yêu thương và lo lắng với Bác “Bác có lạnh lắm không?”…

Lần thứ ba thức dậy, trời sắp sáng, anh chiến sĩ vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh. Sự lo lắng của anh đã thành sự hốt hoảng thực sự. Nếu ở trên anh chỉ dám “thầm thì hỏi nhỏ” thì giờ đây anh hết sức năn nỉ “vội vàng nằng nặc” mời Bác đi nghỉ. Câu trả lời của Bác đã cho anh cảm nhận được tấm lòng mênh mông của Bác đối với nhân dân. Được tiếp cận, thấu hiểu tấm lòng của Bác, anh chiến sĩ có được niềm hạnh phúc lớn lao. Bởi thế nên :

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà chỉ kể lần đầu và lần thứ ba, vì sang lần thứ ba, tâm trạng và cảm xúc của anh có sự biến đổi rõ rệt.

4. Một số bài thơ nói về việc Bác Hồ không ngủ : Cảnh khuya, Không ngủ được, Tin thắng trận (Hồ Chí Minh). Hãy tìm đọc và chép những câu thơ nói về việc Bác không ngủ trong các bài thơ ấy.

0