Ôn tập truyện và kí – SBT Ngữ văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 7...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 70 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Qua những tác phẩm truyện và kí đã học, em hãy cho biết . Soạn bài Ôn tập truyện và kí SBT Ngữ văn 6 tập 2 – Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 70 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Qua những tác phẩm truyện và kí đã học, ...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 70 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Qua những tác phẩm truyện và kí đã học, em hãy cho biết :
Bài tập
1. Qua những tác phẩm truyện và kí đã học, em hãy cho biết :
– Truyện và kí có điểm gì chung về mặt thể loại ?
– Điểm khác biệt giữa truyện và kí ? Những yếu tố nào thường có trong truyện mà không có ở kí ?
2. Tóm tắt cốt truyện của hai truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và Buổi học cuối cùng. Cách kể chuyện ở hai truyện ngắn này có gì giống nhau ? Cách kể chuyện ấy có tác dụng nghệ thuật như thế nào ?
3. Nhân vật nào trong các truyện, kí đã học để lại cho em ấn tượng sâu sắc ?
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về nhân vật mà em yêu thích.
4. Chọn đoạn văn miêu tả (cảnh thiên nhiên, loài vật, con người) mà em thấy là đặc sắc trong các văn bản truyện, kí hiện đại đã học. Phân tích nét đặc sắc của đoạn văn ấy.
Gợi ý làm bài
1. Các thể truyện và phần lớn thể kí đều thuộc loại văn tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống chủ yếu bằng tả và kể thông qua lời của người kể chuyện trong tác phẩm. Tác phẩm tự sự đều có lời kể, các chi tiết và hình ảnh về thiên nhiên, xã hội, con người, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể.
Truyện phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống. Thể kí lại chú trọng ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự kiện thực của đời sống và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả.
Trong truyện thường có cốt truyện và nhân vật. Còn trong kí thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật.
Lưu ý : Trong các tác phẩm truyện đã học, có những đoạn trích từ các truyện dài (như Sông nước Cà Mau) không xuất hiện nhân vật, tác giả chỉ tập trung vào miêu tả thiên nhiên, xã hội giống như trong tác phẩm kí. Lại có đoạn trích (như Vượt thác) tuy có xuất hiện nhân vật nhưng lại không có cốt truyện đầy đủ. Các bài kí Cây tre Việt Nam và Lòng yêu nước thuộc thể bút kí mang nhiều yếu tố trữ tình và chính luận. Như vậy, các đặc điểm thể loại ở mỗi tác phẩm cụ thể không phải trường hợp nào cũng thuần nhất mà nhiều khi có sự pha trộn, xâm nhập lẫn nhau.
2. – Đọc lại văn bản truyện, tóm tắt cốt truyện của hai truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và Buổi học cuối cùng :
– Hai truyện ngắn ấy đều sử dụng cách trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của một nhân vật chính trong truyện (người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi và chú bé Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng). Cách lựa chọn vai kể như vậy đã tạo điều kiện cho tác giả miêu tả tâm lí nhân vật một cách thuận lợi và tự nhiên, đặc biệt là dễ dàng thể hiện sự biến đổi trong suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Qua đó, chủ đề của tác phẩm được thể hiện sâu sắc và có sức thuyết phục hơn.
3. HS đọc kĩ lại các truyện đã học để lựa chọn nhân vật mà mình yêu thích rồi nêu cảm nghĩ. Có thể chọn nhân vật chú bé Phrăng hoặc thầy Ha-men trong truyện Buổi học cuối cùng, nhân vật người anh hoặc Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi.
4. Có thể chọn đoạn miêu tả Dế Mèn trong Bài học đường đời đầu tiên, đoạn tả dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác ghềnh trong Vượt thác, hoặc đoạn miêu tả mặt trời mọc trong Cô Tô. Phân tích nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đoạn văn ấy (chú ý trình tự miêu tả ; những điểm nhấn, đặc tả ; những từ ngữ miêu tả chính xác, gợi cảm ;…).