25/04/2018, 13:15

Hoán dụ – SBT Ngữ văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 44...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 44 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 3. Chỉ ra phép hoán dụ có trong những câu thơ sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì. Soạn bài Hoán dụ SBT Ngữ văn 6 tập 2 – Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 44 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 44 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 3. Chỉ ra phép hoán dụ có trong những câu thơ sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì. Soạn bài Hoán dụ SBT Ngữ văn 6 tập 2 –

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 44 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 3. Chỉ ra phép hoán dụ có trong những câu thơ sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 84, SGK.

2. Bài tập 2, trang 84, SGK.

3. Chỉ ra phép hoán dụ có trong những câu thơ sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.

                             – Sống trong cát, chết vùi trong cát

                               Những trái tim như ngọc sáng ngời.

(Tố Hữu)

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh, lúa tốt vấn vương tơ tằm.

(Ca dao)

4. Đọc các câu thơ sau và cho biết trong trường hợp nào cụm từ miền Nam được dùng như là một hoán dụ.

                          Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

                          Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

(Viễn Phương)

                          Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ

                          Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.

(Lê Anh Xuân)

5. Tìm ẩn dụ và hoán dụ trong các câu sau :

a) Nhận của quá khứ những con đê vỡ, những nạn đói ta đã làm nên các mùa vàng năm tấn, bảy tấn.

(Chế Lan Viên)

b)

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.

(Nguyễn Du)

Gợi ý làm bài

1. Ví dụ : ở câu 1 có từ làng xóm : chỉ người “nông dân”.

(Hoán dụ này dựa trên quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.)

2. Để phân biệt hoán dụ với ẩn dụ, cần chú ý đến mối quan hệ giữa sự vật gốc và sự vật mới được gọi tên.

3, 4. Tham khảo cách phân tích sau :

5. Lưu ý, người phụ nữ thời xưa thường mặc váy (áo) màu đỏ (hồng).

0