Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trang 134 SGK ngữ văn 8
Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trang 134 SGK ngữ văn 8 Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì? ...
Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trang 134 SGK ngữ văn 8
Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
DẤU NGOẶC ĐƠN
1. Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích:
a) Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ). Phần này ngoài chức năng chú thích nhiều khi còn có tác dụng nhấn mạnh.
b) Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của con kênh.
c) Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của thi sĩ Lí Bạch (701-762) và phần cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).
2. Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích có thay đổi không?
Phần trong đầu ngoặc đơn chỉ là phần chú thích thêm, nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. Vì vậy nếu bỏ thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích không thay đổi.
• Ghi nhớ: Dấu ngoặc đơn dùng đế đánh dấu phần có chức năng chú
thích.
DẤU HAI CHẤM
1.Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng đế đánh dấu:
a) Báo trước lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dê Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn).
b) Báo trước lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người xưa).
c) Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.