Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh trang 137 SGK ngữ văn 8
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh trang 137 SGK ngữ văn 8 Đề văn thuyết minh nêu lên đối tượng thuyết minh. Đối tượng thuyết minh bao gồm: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết. ...
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh trang 137 SGK ngữ văn 8
Đề văn thuyết minh nêu lên đối tượng thuyết minh. Đối tượng thuyết minh bao gồm: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết.
I.ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
1. Đề văn thuyết minh nêu lên đối tượng thuyết minh. Đối tượng thuyết minh bao gồm: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết.
Đề văn không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích cho đề bài.
2. Đề thuyết minh khác đề miêu tả. Đề miêu tả thì phải miêu tả chiếc xe đạp cụ thể của ai . Ví dụ chiếc xe đạp của em, của bạn em, xe có màu gì, xe nam hay nữ, nội hay ngoại. Còn đề thuyết minh như là một phương tiện giao thông phổ biến, cần trình bày cấu tạo tác dụng của nó, chứ không cần phải tập trung vào màu sắc, trang trí, nhãn hiệu, đời cũ đời mới chi cả.
II.BỐ CỤC BÀI VĂN THUYẾT MINH
a) Mở bài: Giới thiệu xe đạp một phương tiện giao thông phố biến.
b) Thân bài: cấu tạo của xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở.
c) Kết bài: Vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
Để trình bày cấu tạo của xe đạp thì phải dùng phương pháp phân tích chia sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu. Bài viết ở đây đã chia chiếc xe đạp ra làm ba bộ phận: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Nếu giới thiệu trình bày theo lối liệt kê từ khung xe, bánh xe, càng xe, xích, líp, đĩa, bàn đạp... thì không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp.
Nhìn chung bài làm đã giới thiệu cung cấp những hiểu biết khách quan khoa học dễ hiểu về đối tượng cần thuyết minh là chiếc xe đạp.