Những Bài Văn Mẫu Lớp 4
Tập Làm Văn Lớp 4: Những Bài Văn Mẫu Lớp 4 Hay Tả cái bút chì của em Vào đầu năm học mới, em được cả nhà mua cho rất nhiều đồ dùng đẹp. Nào là thước kẻ, nào là bút mực, nào là bút chì... Trong số đó, em thích cây bút chì nhất. Cây bút này vẫn còn mùi thơm của gỗ và nước sơn. Bút khoác trên mình ...
Tập Làm Văn Lớp 4: Những Bài Văn Mẫu Lớp 4 Hay Tả cái bút chì của em Vào đầu năm học mới, em được cả nhà mua cho rất nhiều đồ dùng đẹp. Nào là thước kẻ, nào là bút mực, nào là bút chì... Trong số đó, em thích cây bút chì nhất. Cây bút này vẫn còn mùi thơm của gỗ và nước sơn. Bút khoác trên mình chiếc áo vàng tươi như hoa mướp, nổi bật dòng chữ nhỏ, ánh nhũ xanh “PENCIL”, ở phía đầu bút, em thấy ngòi bút nhọn như mũi tên. Ruột bút chì nhỏ, tròn và nằm chính giữa chạy ...
: Hay
Tả cái bút chì của em
Vào đầu năm học mới, em được cả nhà mua cho rất nhiều đồ dùng đẹp. Nào là thước kẻ, nào là bút mực, nào là bút chì... Trong số đó, em thích cây bút chì nhất.
Cây bút này vẫn còn mùi thơm của gỗ và nước sơn. Bút khoác trên mình chiếc áo vàng tươi như hoa mướp, nổi bật dòng chữ nhỏ, ánh nhũ xanh “PENCIL”, ở phía đầu bút, em thấy ngòi bút nhọn như mũi tên. Ruột bút chì nhỏ, tròn và nằm chính giữa chạy dài theo chiều gỗ. Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn theo chiều gỗ, lưỡi dao sắc, những mảnh gỗ mỏng chạy dài để lộ ra ruột bút đen nhánh. Em cầm bút vẽ thử chân dung cô giáo. Nét bút đen, đậm nhạt hiện dần lên trang giấy. Cuối bút còn có gắn sẵn một cục tẩy hình trụ màu hồng nhỏ xíu. Bao quanh tẩy là một miếng đồng mỏng vàng óng.
Cây bút này thật có ích và tiện lợi. Bút giúp em kẻ bài, ghi bài học và gạch ngang khi hết bài. Nhờ đó mà sách vở của em ngày càng sạch đẹp.
Đã gần một học kì trôi qua nhưng cây bút vẫn còn như mới. Em luôn coi bút như người bạn thân thiết của mình.
Lê Vân Anh - Bắc Ninh
Nhận xét của giáo viên:
1. Những ưu điểm cẩn học tập
- Bài làm ngắn gọn, đủ ý. Lời văn giản dị, chân thực.
- Tả theo đúng trình tự, câu chuyển đoạn hợp lý (Cây bút này thật tiện lợi và có ích).
- Vân Anh chiu khó quan sát nên đã phát hiện được một số chi tiết tiêu biểu, riêng biệt của cây bút (Ví dụ: Cây bút này vẫn còn mùi thơm của gỗ và nước sơn. Bút khoác trên mình chiếc áo vàng tươi như hoa mướp, nổi bật dòng chữ nhỏ, ánh nhũ xanh “PENCIL”).
Việc sử dụng hỉnh ảnh so sánh, nhân hoá và các từ ngữ gợi tả giúp cho đoạn tả hình dáng cây bút của bạn khá sinh động.
2. Những hạn chế cẩn rút kinh nghỉệm:
- Sắp xếp các câu không hợp lý, có sự trùng lặp về ý
Cụ thể: Trong phần thân bài, các câu văn tả ngòi bút và ruột bút được bạn sắp xếp như sau:
Câu 1: Phía đầu bút, em thấy ngòi bút nhọn như mũi tên.
Câu 2: Ruột bút chì nhỏ, tròn và nằm chính giữa chạy dài theo chiều gỗ.
Câu 3: Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn theo chiều gỗ, lưỡi dao sắc, những mảnh gỗ mỏng chạy dài để lộ ra ruột bút đen nhánh
- Đoạn miêu tả công dụng của chiếc bút còn sơ sài.
- Phần kết bài còn thiếu ý. Bạn nói “Đã gần một học kì trôi qua nhưng cây bút vẫn còn như mới, nhưng bạn chưa nói rõ nhờ đâu mà trong khoảng thời gian dài (gần một học kỳ) cây bút vẫn như mới.
Bài luyện tập:
1. Dựa vào nội dung 3 câu văn sau:
Câu 1: Phía đầu bút, em thấy ngòi bút nhọn như mũi tên.
Câu 2: Ruột bút chì nhỏ, tròn và nằm chính giữa chạy dài theo chiều gỗ.
Câu 3: Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn theo chiều gỗ, lưỡi dao sắc, những mảnh gỗ mỏng chạy dài để lộ ra ruột bút đen nhánh.
Em hãy viết 2-3 câu miêu tả ngòi bút và ruột bút cho hợp lý hơn.
2. Viết lại đoạn văn miêu tả cách glữ gìn bút và công dụng của chiếc bút cho hay hơn.
Viết bài văn miêu tả cây bút chì đã từng gắn bó thân thiết với em (hoặc chứa đựng một kỉ niệm sâu sắc đối với em).
Tập làm văn lớp 4: Tả chiếc bút máy của em (hoặc của bạn em)
Hồi học lớp 3, em ao ước có một chiếc bút máy như của bạn Hoa ngồi cạnh. Niêm ao ước đó của em đã trở thành hiện thực. Nhân dịp khai giảng lớp 4, mẹ dẫn em ra cửa hàng tạp hoá và chọn mua cho em một cái bút máy rất đẹp.
Cây bút này dài khoảng một gang tay em, khoác trên mình một bộ áo màu xanh lơ, nhìn dịu mắt. Dọc theo thân bút có khắc dòng chữ “Bút nét hoa”. Em miết tay vào thấy vỏ bút nhẵn bóng.
Mở nắp bút ra, em thật ngạc nhiên vì thấy có một ngòi bút hình lá tre, sáng loáng như ánh sao đêm. Trên ngòi còn có in mấy chữ nhỏ. Em nhẹ nhàng xoáy bút theo chiều kim đổng hồ để lấy mực. Ruột gả được làm bằng cao su, bên trong có cái Ống nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Em dùng bút lần đầu, nét bút vẫn còn xương xương, nhưng chì vài hôm thôi, nét bút trơn dần, ra đểu mực. Bút như chạy trên trang giấy và nét chữ của em ngày càng mềm mại, duyên dáng. Kết quả học tập của em ngày càng tiến bộ.
Thời gian trôi qua, chẳng mấy chốc đã gần hết học kì nhưng chiếc bứt của em vẫn còn như mới. Em và bút như người bạn thân. Từ ngày bút làm bạn với em, chữ viết của em ngày càng tiến bộ. Em luôn giữ gìn bút cẩn thận.
Trần Văn Thành - Hà Nam
Nhận xét của giáo viên:
1. Nhũng ưu điếm cẩn học tập
Cũng vẫn là bài văn miêu tả chiếc bút máy nhưng bạn Thành chỉ chọn lọc một số chi tiết tiêu biểu của chiếc bút để tả (màu bút, vỏ bút, ngòi bút, ruột bút).
Bạn sử dụng từ tương đối chính xác, sát nghĩa phù hợp với việc miêu tả cảy bút (lúc đầu “nét bút vẫn còn xương xương”, về sau “nét bút trơn dán”). Cách so sánh, nhân hoá hợp lý, gợi hình (bút “khoác trên mình bộ quần áo màu xanh lơ”; “ngòi bút hình lá tre sáng loáng như sao đêm”).
2. Những hạn chế cẩn khắc phục
- Câu “Bút như chạy trên trang giấy và nét chữ của em ngày càng mềm mại, duyên dáng” dùng từ chưa phù hợp.
- Có những câu văn chưa có sự liên kết về ý với nhau, cụ thể:
Câu 1: Em nhẹ nhàng xoáy bút theo chiều kim đòng hồ để lấy mực.
Câu 2: Ruột gà được làm bằng sao su, bên trong có cái ống nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực.
- Phần kết bài có ý trùng lặp với đoạn trước.
Bài luyện tập:
1. Câu văn sau có từ dùng chưa phù hợp, em hãy chỉ ra từ đó và tìm từ khác thay thế:
Bút như chạy trên trang giấy và nét chữ của em ngày càng mềm mại, duyên dáng
2. Em hãy viết thêm một câu văn để nối ý giữa hai câu sau:
Câu 1: Em nhẹ nhàng xoáy bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực.
Câu 2: Ruột gà được làm bằng sao su, bên trong có cái ống nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực.
3. Viết lại đoạn kết bài cho hợp lý hơn.
Tập làm văn lớp 4: Em hãy tả một loài cây mà em thích nhất.
Khi những con chim sếu từ thượng nguồn Sông Hồng bay dọc lòng sông xuôi về nam, đồng cà chua đã chín rộ.
Ruộng cà chua đẹp từ lúc trồng cho đến khi thu hái. Dưới bàn tay vun bón, tưới tắm của dân làng, cà chua lớn lên trông thấy. Cây cà chua vươn những ngọn, những tán toả hết sức mình. Bờ vùng, bờ thửa ngang dọc bị màu xanh đồng cà chua nuốt chửng. Những mương nhỏ dẫn nước vào cánh đồng cũng bị che kín nốt. Ngoài những dòng mương chính loáng nước, chỉ còn lại những tầng lá như thảm đen, thêu màu xanh, phủ kín mặt đồng, nối màu xanh của tre làng với bờ đê cỏ may song sóng.
Rồi từ trong cái chăn hoa gấm xanh ấy bỗng hiện thêm những chùm hoa vàng xinh xắn. Hoa điểm xuyết từ gốc lên ngọn, hoa sai chi chít. Hoa như đàn bướm đồng nhỏ bạt ngàn chui rúc trong mọi tầng lá của vùng bãi bát ngát. Hoa màu vàng, bướm đồng màu tím cứ quẩn quanh với nhau đến nỗi có người thành phố lần đầu đến thăm còn lẫn lộn với hoa bướm.
Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa. Màu hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh. Chân bướm tím dính đầy những hạt phấn hoa hay là những hạt nắng? Đêm huyền diệu đã rủ hoa lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Vuông gấm lại xanh. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá. Quả thầm lặng hiện ra mang đồng phục với cây mẹ. Cà chua ra quả, xum xuê chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ sai con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn và làm oẻ cả những nhánh to nhất.
Nắng lại đến tạo vị thơm vị mát tụ dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ, hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, báo hiệu riêng gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua bói gieo sự náo nức cho mọi người.
Cà chua có mặt trong những bữa tiệc sang cho đến những bữa cơm đơn giản, nấu vội vàng, ...
Ngô Văn Phú
Lời bình
Cây cà chua - một loài cây bình thường, nhỏ bé mà thường ngày ta vẫn thấy. Qua ngòi bút của Ngô Văn Phú ta mới có một cái nhìn đầy đủ nhất về vẻ đẹp của loài cây bình dị này, như chính tác giả khẳng định: “Ruộng cà chua đẹp từ lúc trồng cho đến khi thu hát”.
Tác giả lựa chọn miêu tả ruộng cà chua theo từng thời kỳ phát triển của cây: từ cây đến hoa, từ hoa đến quả, từ quả xanh đến quả chín... cả một đời cây cà chua lớn lên từ đất, kết tinh từ đất, từ nắng, từ gió và từ bàn tay của những người lao động.
Có thể nhận thấy sự sáng tạo rất riêng, rất mới của tác giả khi miêu tả. Đã có bao giờ ta phát hiện ra vẻ đẹp cũa hoa cà chua: “Hoa như đàn bướm đồng nhỏ bạt ngàn chui rúc trong mọi tầng lá của vùng bãi bát ngát. Hoa màu vàng, bưởm đồng màu tím cứ quần quanh với nhau đến nỗi có người thành phố lần đầu đến thăm còn lẫn lộn với hoa bướm”; “Màu hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh”; còn quả cà chua thì thật thú vị: “quả leo nghịch ngợm lên ngọn và làm oẻ cả những nhánh to nhất”, và đẹp hơn cả là hình ảnh “Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ, hiền dịu”. Quả là một sự liên tưởng hết sức tinh tế, sinh động. Những hình ảnh đẹp như thế có được có lẽ là nhờ tác giả đã sử dụng ngôn ngữ miêu tả đặc sắc cùng với tình yêu tha thiết của mình gửỉ gắm vào cây cà chua - loài cây giản dị và gần gũi với mọi người.
Bài luyện tập:
1. Đọc bài văn và trả lời câu hỏi:
a) Tác giả quan sát và miêu tả ruộng cà qhua theo trình tự nào?
b) Trong bàl văn trên, em thích hình ảnh so sánh và nhân hoá nào? Theo em các hình ảnh so sánh và hình ảnh nhân hoá này có tác dụng gì?
c) Phần thân bài của bài văn trên gồm mấy đoạn văn? Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn.
2. Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của một loài hoa hoặc vị ngon của một thứ quả mà em thích.
Tập làm văn lớp 4: Tả cái trống trường em.
“Tùng! Tùng! Tùng!”. Ba tiếng trống vang lên báo hiệu cho chúng em biết giờ học bắt đầu. Đó là tiếng trống của trường em đấy.
Trông trống mới oai vệ làm sao! Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. Bụng trống phình ra còn hai đầu thì khum lại. Ngang lưng quấn hai vòng đai to, có móc treo. Hai bề mặt trống được bịt kín bởi một lớp da trâu nhẵn thín ngả màu vàng. Mặt trống căng phẳng phiu, sờ vào thấy mát rượi. Ngày nào cũng vậy, trống ngồi chễm trệ trên cái giá gỗ trước cửa phòng hội đồng. Anh chàng ngồi đó ngắm nhìn chúng tôi chơi đùa, hình như anh thèm muốn được chạy nhảy lắm!
Như thường lệ, trước giờ học bác bảo vệ cầm hai cái dùi trống thong thả nện vào mặt trống. Theo nhịp tay bác, tiếng trống vang xa lúc đanh, lúc rền, lúc to, lúc nhỏ. Không ai bảo ai bạn nào cũng tự giác chạy vào lớp ngồi ngay ngắn đề học bài. Cứ như vậy, tiếng trống gắn bó với chúng tôi trong giờ phút thật đáng nhớ. Tiếng “Cắc tùng! Cắc tùng” của trống vang lên đều đặn giúp chúng tồi tập các động tác thể dục dứt khoát, giúp chúng tôi tập nghi thức đội nhịp nhàng.
Anh chàng trống này thực sự là bạn đồng hành trong quãng đời học sinh chúng tôi. Ngày tháng qua đi, mỗi năm chúng tôi lên một lớp nhưng mỗi khi nghe tiếng trống trường báo hiệu năm học mới, tôi lại cảm thấy bồi hồi xúc động.
Trần Trung Đức - Tuyên Quang
Nhận xét của giáo viên:
1. Những ưu điểm cẩn học tập
Trống là đồ vật có ít bộ phận, các bộ phận nhìn qua thấy rất đơn sơ ngỡ là chẳng có gì đáng nói. Thế mà bạn Đức đã miêu tả cái trống khá sinh động. Bởi bạn đã dùng lối nhân hoá để biến cái trống từ một đồ vật vô tri vô giác trở nên gần gũi, có hồn.
Bài văn có bố cục rõ ràng, bạn lần lượt tả hình dáng cái trống rồi đến âm thanh của tiếng trống. Ở đoạn tả hình dáng của cái trống, bạn đã nêu được những nét nổi bật, thể hiện sự earn nhận riêng của mình. Bên cạnh đó, âm thanh của tiếng trống cũng được bạn miêu tả rất cụ thể “tiếng trống vang lên lúc đanh, lúc rền, lúc to, lúc nhỏ”.
Việc sử dụng hình ảnh so sánh (“thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ”) kết hợp với các từ ngữ gợi tả (nhẵn thín, phẳng phiu, mát rượi, chễm trệ, dồn dập) chứng tỏ bạn quan sát kỹ, biết sử dụng ngôn ngữ thể hiện kết quả quan sát của mình.
2. Những hạn chế cẩn rút kinh nghiệm
- Trong bài văn bạn cần nói rõ hơn suy nghĩ, cảm xúc của mình khi nghe tiếng trống trường.
Bài luyện tập:
1. Viết lại phần kết bài nói lên cảm nghĩ của em khi nghe tiếng trống trường.
2. Viết bài văn tả cái trống trường gắn với những cảm xúc của em khi bước vào năm học.
Tập làm văn lớp 4: Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích
Từ hôm cây mai tứ quý được mang lên đặt trước cửa phòng giám đốc, khách xa gần đến làm việc, ai cũng dừng lại xem, ngắm, phẩm bình.
Cây cao trên hai mét. Dáng thanh, thân thẳng như thân cây trúc. Tán tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đĩnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay người trai tráng, cành vươn đều đặn, nhánh nào cũng săn chắc... Trên ba chục năm trước, để lựa cho được cây mai quý này, chủ nó phải lặn lội, kiếm tìm qua mấy chục vườn mai, suốt từ Thủ Đức, Gò Vấp đến Phú Nhuận. Hồi ấy, cây mới chĩ cao chừng năm mươi phân, so với những cây khác cùng lứa, nó cũng chẳng có gì trội nhưng chủ nhân quý nó lắm. Ông chăm sóc, nâng giấc cây mai nhỏ như đối với một đứa trẻ bẩm sinh có thiên tư đặc biệt. Một chiếc chậu lớn được đặt tại làng gốm Biên Hòa mang về làm nơi trụ gốc vững bền cho cây mai.
Chậu sứ đường kính chín mươi phân có bốn chữ Hán đắp nổi mang ý nguyện của người trồng “Tứ quý khai hoa”. Cây đã không phụ lòng người. Hoa nối tiếp nở đều cả bốn mùa. Cánh hoa vàng thắm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu tím đậm óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng sầm uất, sum suê màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta cảm nhận cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự kết tinh giữa thiên nhiên và ước nguyện con người: có mai vàng rực rỡ ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
Theo Nguyễn Vũ Tiềm
Lời bình:
Mai tứ quý - chỉ riêng cái tên đã cho ta thấy giá trị của loài hoa này. Vì thế, trong bài văn tác giả vừa tả vừa kể khá tường tận về sự công phu lặn lội, kiếm tìm của chủ nhân cùng sự nâng niu, chăm sóc của người biết chơi cây quý. Tác giả quan sát rất kỹ lưỡng nên tả rất cụ thể, chi tiết về các bộ phận của cây như: độ cao, dáng cây, tán lá, gốc cây... Và đặc biệt, ngôn ngữ miêu tả đạt tới đình cao khi tác giả tập trung tả kỹ thứ hoa quý bừng nỏ suốt 4 mùa. Đời hoa tuyệt đẹp:“Cánh hoa vàng thắm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết tráĩi”; đời trái cũng thật đặc sắc: “Trái kết màu tím đậm óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng sầm uất màu xanh chắc bền”.
Tác giả khép lại bài văn bằng một niềm vui thanh thoát, trọn vẹn “trong sự kết tinh giữa thiên nhiên và ước nguyện của con người”.
Bài luyện tập:
1. Đọc bài văn và trả lời câu hỏi:
a) Tác giả quan sát và miêu tả cây hoa theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây hoa theo trình tự nào nữa?
b) Tác giả chú ý đến đặc điểm nào nhất khi miêu tả cây mai tứ quý?
c) Em thích nhất hình ảnh nào trong bài văn trên? Vì sao?
2. Em hãy viết mở bài cho bài văn trên theo cách của em.
3. Viết bài văn tả một cây ăn trái đang mùa trái chín.
Tập làm văn lớp 4: Tả một cây phượng vĩ trồng ở sân trường em (hoặc ở nơi khác)
Ở trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát như cây bàng, cây đa, cây xà cừ. Nhưng em thích nhất là cây phượng. Cây phượng này đã được trồng từ lâu nên thân cây mốc meo, rêu phong phủ đầy.
Từ xa nhìn lại cây phượng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây đã chuyển sang màu đốm trắng bạc vì chịu nhiều nắng mưa. Lại gần, dưới gốc cây nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo như những con rắn sợ nắng cố trườn vào bóng râm để trú.
Cây phượng này thay đổi quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Phượng như một cụ già với những cánh tay gân guốc run rẩy giơ lên trời. Sang xuân, nhờ những giọt mưa ấm áp mà mầm non được đánh thức. Phượng lại nhanh chóng khoác lên mình một tấm áo mới. Những vòm lá xanh sẫm, mọc song song hai bên cuống, rập rờn trước gió. Từ lúc mơn mởn lá đến khi kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ phượng đẹp lắm: bé bé, xinh xinh như cái cúc áo kết lại từng chùm nho nhỏ. Xuân qua, hè về, cây phượng bắt đầu nỏ hoa. Mỗi bông có năm cánh mỏng, màu đỏ tươi pha lẫn đốm trắng. Hương của hoa phượng thì chẳng giống loài hoa nào. Nó không sực nức như hoa hồng, hoa huệ, nó cũng không thơm nồng như hoa sữa. Ẩn dưới cái sắc màu của hoa phượng là cái dịu thơm riêng mà chỉ đám học trò chúng tôi mới biết. Vào những giờ ra chơi, chúng tôi thường ngồi dưới gốc phượng kể chuyện cho nhau nghe. Phượng lọc từng tia nắng che mát cho chúng tôi. Đám cái Hoa, cái Hồng nhặt những cánh hoa tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Còn bọn thằng Nam, thằng Thắng thì đang lấy nhị hoa ngồi móc ngéo nhau. Kẻ thắng người thua nhưng nét mặt ai cũng vui vẻ.
Cây phượng đẹp nhất là vào tháng 5, lúc đó phượng nở tung ra một màu đỏ chói chang giữa nền trời trong xanh thoáng đãng như báo hiệu hè về, mùa thi đã đến. Khi ấy, những đoá phượng đỏ rực lên, mang một sắc thái hết sức kiêu sa, rực thắm và dễ thương. Và cái “đài lửa” ấy có sức quyến rũ đến mê hồn những trái tim thơ trẻ của chúng tôi. Tôi và bạn bè chỉ ngước nhìn lên đầy ngưỡng mộ và luôn miệng xuýt xoa: Đẹp quá! Đẹp quá!
Hết mùa, hoa phượng tàn dần. Những cánh hoa phượng lả tả bay theo chiều gió. Cả sân trường tựa như trải lên tấm thảm nhung màu đỏ khổng lồ. Trên từng cành cây xuất hiện những trái phượng màu non xanh giống như những trái bồ kết khe khẽ đung đưa trước gió. Cây phượng già lại trở về với cái dáng vẻ lặng lẽ. Nhưng trong mình nó lại xuất hiện một dòng nhựa mới, chảy rạo rực khắp thân cây để chuẩn bị cho mùa hoa năm tới.
Cây phượng không chỉ toả mát cho chúng em vui chơi mà còn cho chúng em ngắm cả vẻ đẹp mê hồn của nó nữa. Vì thế, mà em yêu màu của hoa phượng, yêu luôn cả sắc đỏ của hoa. Cây phượng đẹp không chỉ bởi hoa đỏ nhuỵ vàng mà còn bởi đối với chúng em nó là “Hoa học trò”.
Nguyễn Thu Yên - Tuyên Quang
Nhận xét của giáo viên:
1. Những ưu điểm cần học tập
Nguyễn Thu Yên đã viết một bài văn miêu tả giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Dưới ngòi bút của em, cây phượng hiện lên rất rõ nét, sinh động với vẻ đẹp theo từng mùa trong năm.
Bạn quan sát đặc điểm của cây phượng bằng nhiều giác quan cho nên đã thu được nhiều nhận xét chính xác, cụ thể, tinh tế: thân cây “mốc meo”; “chuyển sang màu đốm trắng bạc”; lá cây “xanh sẫm” nụ hoa “như cúc áo”; cánh hoa “mỏng tanh”] hương hoa “dịu thơm”... Có thể nói, bạn đã miêu tả đựợc những vẻ đẹp riêng nổi bật của cây phượng bằng ngôn ngữ đặc sắc, sáng tạo, giàu cảm xúc với các từ ngữ gợi tả cao, những so sánh, liên tưởng hết sức thú vị.
2. Những hạn chế cần rút kinh nghiệm
- Đoạn văn thứ hai của phần thân bài quá dài do chứa đựng nhiều ý, cần phải được tách ra thành các đoạn văn nhỏ hơn.
- Có câu văn còn mắc lỗi dùng lặp từ.
Bài luyện tập:
1. Em hãy lược bỏ từ ngữ trùng lặp trong câu văn sau:
Khi ấy, những đoá phượng đỏ rực lên, mang lại một sắc thái hết sức kiêu sa, rực thắm và dễ thương.
2. Hãy giúp bạn tách đoạn văn thứ hai trong phần thân bài thành 3 đoạn văn, mỗi đoạn văn tương ứng với một sự thay đổi của cây phượng theo thời gian.
3. Bạn Yên tách đoạn văn: “Cây phượng đẹp nhất là vào tháng 5... Đẹp quá!” thành một đoạn văn riêng, tuy nhiên đoạn văn này lại có nộl dung nằm trong đoạn văn trước đó. Em hãy giúp bạn nhập hai đoạn văn có cùng nội dung miêu tả hoa phượng và viết lại cho ngắn gọn, chặt chẽ hơn.
Tập làm văn lớp 4: Tả cây bàng trồng ở sân trường em (hoặc ở nơi khác)
Năm nào cũng thế, trời lạnh dài suốt tháng chạp, vắt qua giêng, lạnh buốt sương, và sau đó, tất cả cây trong thành phố nối tiếp nhau rụng lá. Huế trút lá hiện ra một gương mặt riêng, đầy những biến động bất ngờ trên cây cối.
Dáng lá đẹp nhất là cây bàng. Bàng bắt đầu chuyển màu vào cuối đông và với từng chiếc lá, từ màu lục già sang màu vàng, dừng lại vài ba ngày trên màu đỏ trước khi rụng. Vào giữa cuộc chuyển mình, cây bàng chơi màu rất đẹp, cùng lúc xen lẫn lục vàng và đỏ nồng nhiệt chất sơn dầu trong gam màu của VanGogh, đến nỗi nhiều lúc tôi sửng sốt nhìn nó, tưởng đấy là một cây bàng vẽ bởi chính VanGogh. Trước sau rồi cây bàng cũng tới ki lá đỏ, đỏ lộng lẫy không sót lại chiếc lá xanh nào cả. Trong không gian rộng, những cây bàng cổ thụ cao ngất nổi bật trên nền trời với những tầng lá đỏ rực và ướt đẫm, như thế lúc này, họ nhà bàng đang phơi ra giữa đời ngàn vạn lá gan còn tươi máu. Và rồi bất ngờ trong một hành động rũ sạch dĩ vãng quyết liệt, cây bàng rụng đến tận ngọn lá cuối cùng, giăng bày trên sông một giấc mơ giang phong ngư toả trong màn sương nào đó xa lơ lắc... Cành bàng trụi lá trông giống những bàn tay gân guốc khô khốc, đầu bàn tay giơ lên như cử chỉ ngửa xỉn một chút gì của thời gian. Người Mẹ Tạo Vật hào hiệp không để nó phải chờ lâu; chỉ vài hôm lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể là đêm qua có ai đó đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chỉ chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thâncây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn rất giống nhữhg chiếc tai thỏ...vẫn chưa hết chuyện lạ, khi những tai thỏ xoè ra thành vai ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nẩy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt mưng giữ những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vết hoa hồng thẫm. Chỉ trong vòng mười hôm từ khi nẩy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những hốc bướu cổ quái, tưởng như cây bàng vẫn y nhiên như thế từ trăm năm. Ai ngờ trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn rất trẻ, bởi không một chiếc lá nào của năm ngoái còn lại trên cây...
Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trích Văn nghệ - Tết Đinh Sửu - 1997)
Lời bình
Tác giả mở đầu theo một cách rất riêng “buộc” người đọc phải chú ý tới bài văn của mình. Tác giả chọn tả cây bàng vào khoảng thời gian cũng rất đặc biệt. Đó là thời gian mà tác giả thấy ấn tượng nhất về vẻ đẹp của cây bàng: cuối đông, đầu xuân. Mùa xuân, vạn vật đều bừng lên sức sông mới, cây cối đâm chồi nảy lộc. Cây bàng cũng thế.
Bộ phận của cây được tác giả chọn tả: lá cây. Quả thật như tác giả khẳng định: “Dáng lá đẹp nhất là cây bàng”. Để chứng minh điều đó tác giả tập trung miêu tả kĩ lưỡng sự chuyển biến vẻ đẹp của lá bàng theo thời gian. Cuối đông thì “từ màu lục già sang màu vàng, dừng lại vài ba ngày trên màu đỏ trước khi rụng”; vào giữa cuộc chuyển mình thì “cùng lúc xen lẫn lục vàng và đỏ nồng nhiệt chất sơn dầu trong gam màu của Van Gogh”: rồi tới thời kỳ “lá đỏ lộng lẫy', “đỏ rực và ướt đẫm”...: sau đó là một cuộc hồi sinh mới với vẻ đẹp đến nao lòng của lộc non.
Ngôn ngữ miêu tả của tác giả cực kỳ phong phú, hấp dẫn, những từ ngữ gợi tả, gợi cảm được sử dụng rất nhiều. Bên cạnh đó là những hình ảnh so sánh lạ, đẹp mắt, gợi ra nhiều sự liên tưỏng: “Cành bàng trụi lá trông giống những bàn tay gân guốc khô khốc”: “Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể là đêm qua có ai đó đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đẩy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn rất giống những chiếc tai thỏ”...
Có thể nói, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chì “hiểu”, “yêu” cây bàng mà còn đặt cả hồn mình vào đó.
Bài luyện tập:
1. Đọc bài văn trên và trả lời câu hỏi:
a) Tác gia chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả cây bàng?
b) Tác giả lựa chọn thời điểm nào để miêu tả cây bàng?
c) Tác giả quan sát cây bàng bằng giác quan nào là chủ yếu? Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát lá bàng rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lý thú?
d) Trong bài văn trên, em thích nhất hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá nào? Vì sao?
2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc cái cây mà em thích.
Tham khảo thêm những bài văn mẫu lớp 4 khác tại đây:
Chúc các bạn học giỏi !!!