01/06/2017, 12:11

Soạn bài Con tìm về với mẹ

TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI CON TÌM VỀ VỚI MẸ A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát và nói về nội dung bức tranh sau (SGK/83) Gợi ý: Bạn nhỏ ngồi trong vòng tay của mẹ. Bạn nói với mẹ về những ước mơ của mình mai sau. Bạn sẽ cưỡi ngựa đi khắp nơi từ đồng bằng đến rừng núi. 5. Thảo luận để trả lời câu hỏi: ...

TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI CON TÌM VỀ VỚI MẸ A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát và nói về nội dung bức tranh sau (SGK/83) Gợi ý: Bạn nhỏ ngồi trong vòng tay của mẹ. Bạn nói với mẹ về những ước mơ của mình mai sau. Bạn sẽ cưỡi ngựa đi khắp nơi từ đồng bằng đến rừng núi. 5. Thảo luận để trả lời câu hỏi: (Đọc khổ thơ 1) 1) Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào? Đọc các khổ thơ 2, 3, thảo luận, trả lời câu hỏi: 2) “Ngựa con" theo ngọn ...

  SOẠN BÀI CON TÌM VỀ VỚI MẸ

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát và nói về nội dung bức tranh sau (SGK/83)

Gợi ý:

Bạn nhỏ ngồi trong vòng tay của mẹ. Bạn nói với mẹ về những ước mơ của mình mai sau. Bạn sẽ cưỡi ngựa đi khắp nơi từ đồng bằng đến rừng núi.

 

5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:

(Đọc khổ thơ 1)

1) Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?

Đọc các khổ thơ 2, 3, thảo luận, trả lời câu hỏi:

2) “Ngựa con" theo ngọn gió rong chơi những đâu?

3) Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa?

(Đọc khổ thơ 3)

4) Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” đã nhắn nhủ mẹ điều gì?

Gợi ý:

1) Bạn nhỏ tuổi Ngựa (tuổi Ngọ tính theo âm lịch). Đó là tuổi không ở yên một chồ, rất thích đi.

2) Theo ngọn gió, “Ngựa con” rong chơi nơi miền trung du, vùng cao nguyên đất đỏ, chốn rừng sâu thẳm thẳm và trên núi đá mấp mô.

3) Sắc trắng lóa của hoa mơ, hướng thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng xôn xao của đồng hoa cúc dại đã hấp dẫn “ngựa con”.

4) “Ngựa con” nhắn mẹ rằng dù đi đâu xa cũng không quên tìm về với mẹ.

 

B. HOẠT ĐỘNG THựC HÀNH

1. Chuẩn hị kể chuyện đã nghe, đã đọc.

Quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi (SGK/85, 86)

- Mỗi bức tranh gợi cho bạn nhớ đến những câu chuyện nào?

- Bạn đã đọc truyện nào trong các truyện trên? Bạn còn đọc truyện nào ngoài các truyện trên?

Gợi ý:

- Từ trái sang phải, trên xuống dưới:

Tranh 1: Chú lính chì dũng cảm; tranh 2: Chú Đất Nung; Tranh 3: Dế Mèn phiêu lưu kí; Tranh 4: Tôm càng và Cá con; Tranh 5: Võ sĩ Bọ Ngựa; Tranh 6: Búp bê của ai? - Em đã đọc các truyện trên. Em còn đọc truyện “Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh”.

 

3. Nhận xét về cấu tạo bài văn miêu tả Chiếc xe đạp của chú Tư.

a) Em đọc bài văn

b) Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài và viết vào bảng nhóm:

- Mở bài: từ .... đến ....

- Thân bài: từ .... đến ....

- Kết bài: từ .... đến ....

c) Trả lời các câu hỏi sau. Viết câu trả lời vào bảng nhóm

d) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào?

  Trình tự tả

 Chi tiết miêu tả

 

 

 

 

 

 

c2) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bàng những giác quan nào?

  Giác quan

 Chi tiết miêu tả

 

 

 

 

 

 

c3) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miễu tả trong bài văn. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe?

Gợi ý:

b) - Mở bài: Câu đầu.

- Thân bài: “Ở xóm vườn... Nó đá đó”.

- Kết bài: Câu cuối, 

c1) Chiếc xe đạp được tả theo trình tự không gian (tả từng bộ phận)

  Trình tự tả

 Chi tiết miêu tả

 Tả bao quát

 trội hơn người khác, đẹp nhất, không có xe nào sánh bằng

 Đặc điểm nổi bật

 màu vàng, hai vành láng bóng, kêu ro ro, gắn bướm giữa tay cầm, có khi cắm hoa 

 Nêu bật tình cảm của người tả 

 Lau phủi sạch sẽ, gọi âu yếm là ngựa sắt, sợ mọi người đụng đến

c2)

 Giác quan

 Chi tiết miêu tả

 mắt

 màu vàng, vành láng bóng, hai con bướm cánh vàng lấm tấm đỏ.

 tai

 ro ro êm tai, hí “kính coong”.


d) “Ngay giữa... nghe bây”. Chú Tư quý và hãnh diện với chiếc xe.

 

4. Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đên lớp hôm nay.

Tham khảo bài làm tại đây:

 

0