Soạn bài Trò chơi
TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI TRÒ CHƠI A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: (SGK/94) - Mọi người trong mỗi bức tranh chơi trò chơi gì? - Em thường thấy những trò chơi đó ở đâu? Gợi ý: - Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Tranh 1: Trò chơi đu quay; Tranh 2: ...
TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI TRÒ CHƠI A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: (SGK/94) - Mọi người trong mỗi bức tranh chơi trò chơi gì? - Em thường thấy những trò chơi đó ở đâu? Gợi ý: - Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Tranh 1: Trò chơi đu quay; Tranh 2: Trò chơi kéo co; Tranh 3: Trò chơi đá cầu; Tranh 4: Trò chơi banh đũa. - Những trò chơi đó thường diền ra ở làng quê và trong trường học. 5. ...
SOẠN BÀI TRÒ CHƠI
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: (SGK/94)
- Mọi người trong mỗi bức tranh chơi trò chơi gì?
- Em thường thấy những trò chơi đó ở đâu?
Gợi ý:
- Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới:
Tranh 1: Trò chơi đu quay;
Tranh 2: Trò chơi kéo co;
Tranh 3: Trò chơi đá cầu;
Tranh 4: Trò chơi banh đũa.
- Những trò chơi đó thường diền ra ở làng quê và trong trường học.
5. Thảo luận để tìm hiểu nội dung bài:
1) Đoạn 1 cho em biết cách chơi kéo co như thế nào?
2) Dựa vào đoạn 2, hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
3) Vì sao trò chơi kéo co bao giờ củng vui?
4) Đoạn 3 cho em biết cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
5) Vì sao trò chơi kéo co vui và được nhiều người ưa thích?
a. Vì phần thưởng cho đội thắng rất lớn
b. Vì có rất đông người tham gia
c. Vì không khí ganh đua rất sôi nổi
d. Vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem
e. Vì trò chơi thể hiện được sự khéo léo, khoẻ mạnh, ý chí và tinh thần đoàn kết của người chơi.
6) Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
Gợi ý:
1) Hai đội mỗi bên bằng nhau về số người chơi. Bên nào kéo được đối phương về phía mình hai phần ba keo sẽ thắng.
2) Chơi kéo co ở làng Hữu Trap khá lạ: nam thi với nừ. Vậy mà có năm bên nữ cũng thắng. Cuộc thi rất sôi nổi, hào hứng và vui tươi.
3) Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
4) Làng Tích Sơn chơi kéo co thật đặc biệt. Bên thua keo đầu, keo thứ hai bổ sung thêm người đến kéo và thắng.
5) ý: b, c, d, e.
6) Cờ người, đua voi, đua ghe, đấu vật, đu quay, nấu cơm thi.
B. HOẠT ĐỘNG THựC HÀNH
2. Thi tìm nhanh và viết đúng các từ ngữ:
Bảng A
Nghĩa của từ ngữ |
Từ ngữ chứa tiếng có các âm đầu r, d, gi |
- Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần dây chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân. |
|
- Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật. |
|
- Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đầu hoặc lượt đấu. |
|
Bảng B
Nghĩa của từ ngữ |
Từ ngữ chứa tiếng có vần ât, âc |
- Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã. |
|
- Nâng lên cao một chút. |
|
- Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy |
|
Gợi ý:
Bảng A: - nhảy dây; - rối; - giao bóng.
Bảng B: - vật; - nhác tạ; - lật đật.
3. Xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp trong phiếu học tập: nhảy dảy, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.
Trò chơi rèn luyện sức mạnh |
kéo co, vật |
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo |
nhảy dây, lò cò, đá cầu |
Trò chơi rèn luyện trí tuệ |
ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình |
5. Chọn thành ngữ, tục ngữ phù hỢp với nghĩa đã cho (SGK/98)
Gợi ý:
6. Thay nhau nêu tình huống và chọn thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn cho thích hợp:
(Chọn thành ngữ, tục ngữ ở hoạt động 5.)
a) Nếu bạn em chơi với một sô' bạn hư và học kém hẳn đi.
b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.
Gợi ý:
a) Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
b) Chơi dao có ngày đứt tay.