Phân tích đoạn Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về đến hết
Đề bài: Có người nói rằng văn Nguyên Hồng thấm đẫm chất trữ tình. Suy nghĩ của em thế nào qua đoạn trích bé Hồng gặp lại mẹ (từ “Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về” đến hết) trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu). HƯỚNG DẪN LÀM BÀI HS có ...
Đề bài: Có người nói rằng văn Nguyên Hồng thấm đẫm chất trữ tình. Suy nghĩ của em thế nào qua đoạn trích bé Hồng gặp lại mẹ (từ “Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về” đến hết) trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu). HƯỚNG DẪN LÀM BÀI HS có thể dựa trên những gợi ý sau: - Nhận định trên nêu lên phong cách nổi bật của văn xuôi Nguyên Hồng. - Chất trữ tình thường được bộc lộ ở các phương diện cụ thể như: đối tượng phản ...
Đề bài: Có người nói rằng văn Nguyên Hồng thấm đẫm chất trữ tình. Suy nghĩ của em thế nào qua đoạn trích bé Hồng gặp lại mẹ (từ “Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về” đến hết) trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu).
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
HS có thể dựa trên những gợi ý sau:
- Nhận định trên nêu lên phong cách nổi bật của văn xuôi Nguyên Hồng.
- Chất trữ tình thường được bộc lộ ở các phương diện cụ thể như: đối tượng phản ánh, nội dung thể hiện và phương thức thể hiện. HS phân tích chất trữ tình trong đoạn bé Hồng gặp lại mẹ dựa trên những phương diện cụ thể đã nêu:
+ Nguyên Hồng hóa thân vào thế giới cảm xúc của nhân vật, bộc lộ trực tiếp những tình cảm, suy nghĩ, cảm giác của mình qua những chi tiết diễn tả tâm lí, hành động nhân vật. Đó là những cảm xúc, những rung cảm và suy nghĩ của bé Hồng khi được gặp lại người mẹ sau bao ngày xa cách, được ngồi vào lòng mẹ và được mẹ vuốt ve yêu thương. Tất cả đều được nhà văn thể hiện bằng một ngòi bút tinh tế, một trái tim yêu thương nhân đạo.
+ Trong toàn bộ đoạn bé Hồng gặp lại mẹ, Nguyên Hồng tập trung diễn tả cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng: òa lên khóc, cảm giác hạnh phúc trong lòng mẹ, cảm nhận hơi thở....
+ Dòng cảm xúc của bé Hồng được diễn tả rất phong phú. Đầu tiên là cảm giác bối rối, xấu hổ khi thoáng nhìn thấy mẹ, gọi theo nhưng lo sợ rằng người quay lại không phải là mẹ minh. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi nhục nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
+ Khi bé Hồng đuổi kịp mẹ mình, trèo lên xe ngồi cùng mẹ thì ríu cả chân lại. Mẹ vừa xoa đầu hỏi thì đã òa khóc rồi cứ thế nức nở.
+ Khi bé Hồng ngồi trong lòng mẹ, bé cảm nhận hình ảnh người mẹ của mình vẫn đẹp như xưa: Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má... tôi thấy những cảm giác âm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
+ Tình mẫu tử của người mẹ thật gần gũi, thân thuộc và ấm áp làm sao: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
+ Nhà văn viết bằng một cảm hứng đặc biệt: sự say mê sống cùng những kỉ niệm, sống cùng những rung động tinh tế của bé Hồng. Lời văn giàu cảm xúc, các hình ảnh thể hiện tâm trạng giàu sức gợi cảm, lối viết kết hợp kể với bộc lộ tình cảm... (HS chú ý những câu in nghiêng đã dẫn chứng ở phần trên).
- Chất trữ tình làm nên giá trị to lớn của đoạn trích: bộc lộ chân thực thế giới tình cảm của nhân vật (bé Hồng). Qua đó, nhà văn thể hiện mối đồng cảm sâu sắc với số phận đau khổ và tình cảm mẹ con tha thiết của hai mẹ con bé Hồng trong hoàn cảnh éo le. Đoạn trích ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp và bất tử.