06/06/2017, 14:49

Khát vọng tự do và tiếng chim tu hú trong bài Khi Con Tu Hú

Đề bài: Khát vọng tự do và tiếng chim tu hú trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu. Bài làm Bài thơ được viết khi Tố Hữu mới bị tù được 3 tháng và tuổi mới 19, mới hoạt động cách mạng chưa đầy 3 năm. Người tù ở đây bị cách biệt với thế giới bên ngoài về mọi mặt, trừ âm thanh. Cuộc sống như dồn vào ...

Đề bài: Khát vọng tự do và tiếng chim tu hú trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu. Bài làm Bài thơ được viết khi Tố Hữu mới bị tù được 3 tháng và tuổi mới 19, mới hoạt động cách mạng chưa đầy 3 năm. Người tù ở đây bị cách biệt với thế giới bên ngoài về mọi mặt, trừ âm thanh. Cuộc sống như dồn vào phạm vi âm thanh. Cô đơn thay là cảnh thân tù, Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức ...

Đề bài: Khát vọng tự do và tiếng chim tu hú trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu.

Bài làm

Bài thơ được viết khi Tố Hữu mới bị tù được 3 tháng và tuổi mới 19, mới hoạt động cách mạng chưa đầy 3 năm. Người tù ở đây bị cách biệt với thế giới bên ngoài về mọi mặt, trừ âm thanh. Cuộc sống như dồn vào phạm vi âm thanh.

Cô đơn thay là cảnh thân tù,

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

                                                              (Tâm tư trong tù- Tố Hữu)

Có thể nói âm thanh là mối dây liên hệ duy nhất đối với cuộc đời, và mỗi âm thanh là một tín hiệu gợi phác về cuộc sống bao la và thân phận tù tội. Khi con tu hú là bài thơ thể hiện niềm yêu đời, khát vọng tự do, muốn tung phá, giải phóng của nhà thơ.

Nhan đề bài thơ mang đậm vị trữ tình, giàu khêu gợi, liên tưởng. Nó không nói tư tưởng, không nêu sự việc mà nói về một thời điểm, một thời gian. Khi con tu hú... bài thơ cũng không chỉ nói về thời gian, mà nói về không gian trong một tiếng chim, nỗi lòng khi nghe tiếng chim.

Tu hú là loài chim ăn trái cây, hót vào mùa hè, mùa quả chín. Tiếng chim tu hú trí' thành âm thanh của mùa hè (như tiếng ve sầu):

Rồi tiếng chim tu hú Vang mãi những ngày hè!

(Anh Thơ)

Tu hú bắt đầu kêu từ tháng tư dương lịch và kêu suốt cho đến khi tác giả làm bài thơ này, chim vẫn đang kêu.

Sáu dòng bài thơ miêu tả một mùa hè đầy sức sống được đánh thức dậy trong tâm trí tác giả khi nghe tiếng chim kêu.

Đây là cảnh tưởng tượng, nhưng là cảnh tượng tái hiện những cảm xúc mùa hè rất trẻ trung.

Tất cả như đều đang hứa hẹn: Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, ngô lỗ đỗ hạt vàng, ve dang bắt đầu kêu. Nắng hè đã rất tươi. Tất cả chưa có gì kết thúc. Tất cả như tuổi trẻ của tác giả mới bắt đầu.

Tất cả lại đều rất đẹp, đầy màu sắc rực rỡ: bắp vàng, nắng đào, trời xanh.

Tất cả đều được hưởng một cuộc sống tự do, tự nhiên. Đặc biệt là bầu trời càng rộng, càng cao. Diều sáo lộn nhào tầng không đây đó. Đây có thể là chim diều, chim sáo (?), có thể là con diều sáo bằng nan giấy trẻ con thả chơi trên bầu trời... Hiểu thế nào thì vẫn là cảnh tượng tự do của mùa hè trẻ trung, đầy sức sống bay nhảy, tung tẩy.

Bốn dòng còn lại là nỗi niềm của nhà thơ.

Tiếng chim tu hú là biểu tượng mùa hè. Nó thức dậy mùa hè trong lòng nhà thơ, đặc biệt thức tỉnh ý thức về cuộc sống đẹp vừa mới bắt đầu, đầy hứa hẹn mà đã bị giam cầm một cách uổng phí. Còn gì đau đớn hơn, uất ức hơn khi cuộc sống vừa mới bắt đầu đã bị chặn lại? Đau đớn, khổ sở hơn, khi người ta không thể quên được nỗi uất hận của mình. Âm thanh là loại tín hiệu không gì ngăn chặn được. Tín hiệu bằng màu sắc, ánh sáng đều tác động một cách hạn chế. 

Người ta chỉ cần nhắm mắt ngủ là không trông thấy gì. Trái lại, tín hiệu âm thanh có thể lan xa và ngay cả khi ngủ nó vẫn tác động. Tiếng chim tu hú, từ một tiếng chim, âm thanh hay, đẹp trở thành âm thanh nhức nhối, thúc giục hành động.

Mở đầu bằng tiếng chim tu hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú, nhưng trong tiếng chim, tình cảm nhà thơ đã có một biến chuyển mạnh mẽ, từ cảm thụ thiên nhiên đến khao khát hành động. Bài thơ kết thúc mở bằng tiếng chim kêu giục giã những hành động sắp tới.

0