05/02/2018, 11:19

Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày xuân trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Cảnh ngày xuân được Nguyễn Du miêu tả sống động, nhộn nhịp và chân thực. Ở bài học trước, các em đã cùng nhau tìm hiểu, phân tích bài thơ Chị em Thúy Kiều để thấy được vẻ đẹp của hai chị em. Và trong bài học này, chúng ta sẽ ...

Hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày xuân trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Cảnh ngày xuân được Nguyễn Du miêu tả sống động, nhộn nhịp và chân thực. Ở bài học trước, các em đã cùng nhau tìm hiểu, phân tích bài thơ Chị em Thúy Kiều để thấy được vẻ đẹp của hai chị em. Và trong bài học này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” cũng được trích trong Truyện Kiều qua bài soạn ngắn gọn của Vforum. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân có nội dung kể về cuộc gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng trong buổi dạo chơi xuân. Để tìm hiểu rõ hơn mời các em xem bài soạn bên dưới đây. Câu 1: Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân. - Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật) - Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân? Trả lời: Những chi tiết gợi lên đặc điểm của mùa xuân:Chim én Tiết trời Bông hoa lê trắng => Toàn bộ khủng cảnh thiên nhiên ngập đầy màu trắng và xanh, mang một vẻ đẹp tươi sáng, êm đềm của mùa xuân. Trong bài Nguyễn Du còn sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hóa ở hình ảnh “Con én đưa thoi” => hình ảnh sinh động, độc đáo. Câu 2: Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nô nức, dập dìu,...). Những từ ấy gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hây đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy. Trả lời: Thống kê những từ ghép trong bài:Tính từ: dập dìu, gần xa, nô nức, ngổn ngang. Động từ: sắm sửa, đạp thanh, tảo mộ, bộ hành. Danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần. Qua những chi tiết miêu tả của Nguyễn Du về cảnh khai xuân, em thấy lễ hội truyền thống thời xưa rất là náo nhiệt, đông vui và cũng vô cùng thiêng liêng (đi tảo mộ). Câu 3: Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao? Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao? Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối. Trả lời:Cảnh vật không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối khác với bốn câu thơ đầu là từ đông vui nhộn nhịp nhưng đến chiều tà thì thưa thớt, vắng lặng, nhẹ nhàng. Và thời điểm này cũng là lúc mà con người cảm thấy mệt mỏi sau một ngày du xuân. Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật và còn bộc lộ tâm trang con người bởi những từ này cũng được dùng để bộc lộ tâm trạng bâng khuân, xao xuyến của con người. Câu 4: Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. (Gợi ý: Đoạn thơ có kết cấu hợp lí như thế nào? Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá,...). Trả lời: Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du đã có những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên nhờ: - Vốn từ đa dạng, giàu sức gợi cảm, gợi hình. - Bút pháp đặc sắc, làm nổi bật được không chỉ vẻ đẹp mà còn cả tâm hồn. Trên đây là bài soạn Cảnh ngày xuân trích trong tác phẩm Truyện Kiều, qua bài soạn này, các em có thể thấy được khả năng thiên tài của Nguyễn Du. Dưới ngòi bút tài tình của ông, cảnh ngày xuân đã được miêu tả vô cùng sống động và tâm trạng thể hiện cũng rất sâu sắc. Hi vọng các em đã nắm được những giá trị nội dung của bài học. Hẹn gặp lại các em. Xem thêm: Soạn bài Chị em Thúy Kiều lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày xuân trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

Cảnh ngày xuân được Nguyễn Du miêu tả sống động, nhộn nhịp và chân thực.

Ở bài học trước, các em đã cùng nhau tìm hiểu, phân tích bài thơ Chị em Thúy Kiều để thấy được vẻ đẹp của hai chị em. Và trong bài học này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” cũng được trích trong Truyện Kiều qua bài soạn ngắn gọn của Vforum. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân có nội dung kể về cuộc gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng trong buổi dạo chơi xuân. Để tìm hiểu rõ hơn mời các em xem bài soạn bên dưới đây.

Câu 1: Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
- Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật)
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân?
Trả lời:
Những chi tiết gợi lên đặc điểm của mùa xuân:
  • Chim én
  • Tiết trời
  • Bông hoa lê trắng
=> Toàn bộ khủng cảnh thiên nhiên ngập đầy màu trắng và xanh, mang một vẻ đẹp tươi sáng, êm đềm của mùa xuân.
Trong bài Nguyễn Du còn sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hóa ở hình ảnh “Con én đưa thoi” => hình ảnh sinh động, độc đáo.

Câu 2: Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
  • Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nô nức, dập dìu,...). Những từ ấy gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
  • Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hây đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
Trả lời:
Thống kê những từ ghép trong bài:
  • Tính từ: dập dìu, gần xa, nô nức, ngổn ngang.
  • Động từ: sắm sửa, đạp thanh, tảo mộ, bộ hành.
  • Danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần.
Qua những chi tiết miêu tả của Nguyễn Du về cảnh khai xuân, em thấy lễ hội truyền thống thời xưa rất là náo nhiệt, đông vui và cũng vô cùng thiêng liêng (đi tảo mộ).

Câu 3: Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
  • Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao?
  • Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
  • Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.
Trả lời:
  • Cảnh vật không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối khác với bốn câu thơ đầu là từ đông vui nhộn nhịp nhưng đến chiều tà thì thưa thớt, vắng lặng, nhẹ nhàng. Và thời điểm này cũng là lúc mà con người cảm thấy mệt mỏi sau một ngày du xuân.
  • Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật và còn bộc lộ tâm trang con người bởi những từ này cũng được dùng để bộc lộ tâm trạng bâng khuân, xao xuyến của con người.

Câu 4: Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
(Gợi ý: Đoạn thơ có kết cấu hợp lí như thế nào? Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá,...).
Trả lời:
Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du đã có những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên nhờ:
- Vốn từ đa dạng, giàu sức gợi cảm, gợi hình.
- Bút pháp đặc sắc, làm nổi bật được không chỉ vẻ đẹp mà còn cả tâm hồn.

Trên đây là bài soạn Cảnh ngày xuân trích trong tác phẩm Truyện Kiều, qua bài soạn này, các em có thể thấy được khả năng thiên tài của Nguyễn Du. Dưới ngòi bút tài tình của ông, cảnh ngày xuân đã được miêu tả vô cùng sống động và tâm trạng thể hiện cũng rất sâu sắc. Hi vọng các em đã nắm được những giá trị nội dung của bài học. Hẹn gặp lại các em.

Xem thêm:
0