Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2) SBT Ngữ Văn 9 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Nếu mẹ hỏi con : "Con đã làm toán và bài tập tiếng Việt chưa ?" mà người con trả lời : "Con làm toán rồi ạ!" thì người mẹ có thể suy ra điều gì, và vì sao có thể suy ra như vậy ? ...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Nếu mẹ hỏi con : "Con đã làm toán và bài tập tiếng Việt chưa ?" mà người con trả lời : "Con làm toán rồi ạ!" thì người mẹ có thể suy ra điều gì, và vì sao có thể suy ra như vậy ?
1. Bài tập 1, trang 38, SGK.
Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi :
Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố.
Ông bố đáp:
- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy.
Trả lời:
Em thử suy nghĩ xem, một cậu bé năm tuổi có thể nhận biết được Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng hay không.
2. Bài tập 2, trang 38, SGK.
Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi :
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:
- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết : Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp ? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không ? Vì sao ?
Trả lời:
Theo nghi thức giao tiếp, thông thường đến nhà ai, trước hết ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập đến chuyện khác. Trong tình huống này, các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà những lời lẽ giận dữ, nặng nề, trong khi như ta biết qua câu chuyện này, sự giận dữ và nói năng nặng nề như vậy là không có căn cứ.
3. Trong kho tàng chuyện cười Việt Nam có nhiều chuyện được xây dựng trên cơ sở vi phạm các phương châm hội thoại. Hãy đọc câu chuyện sau đây và cho biết chuyện này đã được xây dựng trên cơ sở vi phạm phương châm nào.
TẠI THIẾU DẤU
Đang họp, giám đốc chợt nhớ ra điều gì đó. Ông nhắn tin cho lái xe: "Mua giup oc vit ban le moi thu 10 dua ve cho tho". Tin nhắn trên loại máy không có dấu thanh. Nhận tin, anh lái xe chạy ra chợ, tìm vào hàng bán lẻ mua 10 kg ốc nhồi 10 kg thịt vịt mang về cho tốp thợ đang làm nhà cho giám đốc.
Xong họp, giám đốc về đến nhà. Anh em thợ cảm ơn gia chủ cho ăn tươi, có điều thừa nhiều quá. Giám đốc giật mình hỏi lái xe. Lái xe đưa máy nhắn tin ra đọc : "Mua giúp ốc, vịt bán lẻ mỗi thứ 10 đưa về cho thợ". Giám đốc há mồm than trời:
- Tại thiếu dấu. Nhưng sao chú không đọc thành : "Mua giúp ốc vít bản lề mỗi thứ 10 đưa về cho thợ" cho tôi nhờ ?
(Theo Nguyễn Cừ, Truyện cười Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2003)
Trả lời:
Để giải bài tập này, hãy chú ý đến cách diễn đạt của ông giám đốc khi nhắn tin không có dấu cho anh lái xe.
4. Nếu mẹ hỏi con : "Con đã làm toán và bài tập tiếng Việt chưa ?" mà người con trả lời : "Con làm toán rồi ạ!" thì người mẹ có thể suy ra điều gì, và vì sao có thể suy ra như vậy ?
Trả lời:
Người mẹ có thể suy ra rằng người con chưa làm bài tập tiếng Việt. HS có thể vận dụng phương châm hội thoại về lượng để lí giải cho suy luận của người mẹ.
Sachbaitap.com