27/04/2018, 15:37

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại SBT Ngữ Văn 9 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 23, 24 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Cho nhận xét về những cách xưng hô như phụ huynh học sinh gọi thầy giáo (cô giáo) của con mình là thầy (cô), một người đàn ông (phụ nữ) gọi em trai của mình là chú (cậu). ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 23, 24 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Cho nhận xét về những cách xưng hô như phụ huynh học sinh gọi thầy giáo (cô giáo) của con mình là thầy (cô), một người đàn ông (phụ nữ) gọi em trai của mình là chú (cậu).

1. Bài tập 1, trang 39, SGK.

   Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
 “Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”.
  Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào ? Vì sao có sự nhầm lẫn đó ?

Trả lời:

Trong tiếng Việt có sự phân biệt giữa phương tiện xưng hô chỉ "ngôi gộp" (tức chỉ một nhóm ít nhất là hai người, trong đó có cả người nói và người nghe như chúng ta) và phương tiện xưng hô chỉ "ngôi trừ" (tức chỉ một nhóm ít nhất là hai người, trong đó có người nói, nhưng không có người nghe như chúng tôi, chúng em,...). Ngoài ra, có phương tiện xưng hô vừa có thể được dùng để chỉ "ngôi gộp" vừa có thể được dùng để chỉ "ngôi trừ" như chúng mình. Khác với tiếng Việt, nhiều ngôn ngữ châu Âu không có sự phân biệt đó, chẳng hạn we trong tiếng Anh có thể dịch sang tiếng Việt là chúng tôi hoặc chúng ta tuỳ thuộc vào tình huống.

2. Bài tập 2, trang 40, SGK.

Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao.

Trả lời:

Cần lưu ý, trong những tình huống nhất định, chẳng hạn khi viết bài bút chiến, tranh luận, khi cần nhấn mạnh ý kiến riêng của cá nhân về một vấn đề khoa học, thì dùng tôi lại thích hợp hơn chúng tôi.

3. Bài tập 3, trang 40, SGK.

Đọc đoạn trích sau :

   Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói : "Mẹ ra mời sứ giả vào đây.". Sứ giả vào, đứa bé bảo : "Ông về tâu vói vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.".

(Thánh Gióng)

   Phân tích xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì ?

Trả lời:

Để giải đáp được câu hỏi, cần nghĩ xem nhân vật Thánh Gióng là một cậu bé như thế nào.

4. Bài tập 4, trang 40, SGK.

Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau :
   Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
   - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
   Người thầy giáo già hoảng hốt:
   - Thưa ngài, ngài là…
   - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…

Trả lời:

So với cách xưng hô của một học sinh nhỏ tuổi đối với thầy giáo thì cách xưng hô của vị tướng đối với thầy giáo cũ của mình có gì khác biệt không ?

5. Bài tâp 5, trang 40 - 41, SGK.

Đọc đoạn trích sau :

   Đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi :

   - Tôi nói, đồng bào nghe rõ không ?

   Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm :

   - Co... o...ó... !

   Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một...

(Võ Nguyên Giáp kể, Hữu Mai ghi,

Những năm tháng không thể nào quên)

Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác. (Chú ý so sánh : Trước năm 1945, người đứng đầu nhà nước có xưng hô với người dân của mình như vậy không ?)

Trả lời:

Trước năm 1945, người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) xưng với dân chúng của mình là trẫm. Rõ ràng có sự khác biệt rất lớn giữa cách xưng hô của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, với cách xưng hô của người đứng đầu nhà nước phong kiến.

6. Bài tập 6, trang 41 - 42, SGK.

Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chú ý những từ ngữ in đậm.

Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai ? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay dổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.

Trả lời:

Các nhân vật trong đoạn trích này gồm một kẻ có vị thế, quyền lực (cai lệ) và một người nông dân bị áp bức (chị Dậu). Cách xưng hô của mỗi nhân vật thể hiện rõ vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật. Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của nhân vật.

7. Cho nhận xét về những cách xưng hô như phụ huynh học sinh gọi thầy giáo (cô giáo) của con mình là thầy (cô), một người đàn ông (phụ nữ) gọi em trai của mình là chú (cậu). Hãy tìm những trường hợp xưng hô theo cách tương tự.

Trả lời:

Đó là cách người nói xưng hô thay cho vai của một người khác - một cách xưng hô rất phổ biến trong giao tiếp của người Việt. Em tự tìm thêm những ví dụ tương tự.

8. Đọc đoạn đối đáp sau đây và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.

Ông cho nhà cháu xin chiếc xe.

- Mày ở đâu, tên gì ?

- Bẩm, cháu ở Thái Nguyên, tên Tí

- Thẻ đâu, đưa đây xem.

- Mày có quen biết ai ở đây không ?

- Thưa ông cháu ở mạn ngược mới về, không có ai quen biết

- Thế mày đến đây thì ai đưa đến ?

- Bẩm, xuống bến ô tô, cháu hỏi một người xe cháu gặp. Bác ta chỉ cho cháu đến đây.

- Mày đã "làm xe" lần nào chưa ?

- Bẩm chúng cháu chưa làm bao giờ.

- Xe 102 đấy, cái thứ nhất đấy, nghe không ? Đấy ra mà nhận.

(Tam Lang, Tôi kéo xe)

Câu hỏi :

a) Sự khác biệt trong cách xưng hô cho biết sự khác biệt nào về địa vị xã hội của hai nhân vật ? Em đoán họ là ai ?

b) Chỉ ra những câu nói "trống không", tức câu nói không có từ xưng hô trong đoạn trích ? Theo em, cách nói "trống không" có lịch sự không ?

Trả lời:

a) Sự khác biệt về cách xưng hô trong đoạn trích phản ánh hai thân phận khác nhau : người phu xe mang phận làm thuê phải nhún nhường, lễ phép hết mực, còn ông chủ thì cho mình có quyền sinh quyền sát nên rất khinh người, hống hách.

b) Trong đoạn trích, ông chủ dùng một số câu nói "trống không", đây là cách nói bất lịch sự, hách dịch.

9. Cần và Vịnh là hai anh học trò lớn tuổi, đã có vợ. Cả hai trọ học ở tỉnh. Một hôm vợ Cần đến thăm chồng. Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới :

Tối hôm hăm bảy Tết, hai anh đang soạn cặp để về quê, Cần thấy vợ bước vào. Cần hỏi hơi gắt :

- Lên làm gì thế?

Vợ anh bụm môi nhìn loanh quanh, nhổ toẹt được bãi nước trầu vào góc vách rồi mới đáp :

- Thầy bu bảo tôi lên tỉnh sắm ít hàng tết, rồi về với nhà luôn thể.

Cần vẫn lúi cúi soạn cặp; để mặc vợ đứng trơ, cái mủng sơn cò kè bên hông. Nhưng Vịnh nhã nhặn mời :

- Chị ngồi nghỉ trên ghế. Có bụng mà đi đường xa chắc mệt lắm nhỉ ?

Hai anh ăn cơm xong, vợ Cần bảo chồng, giọng nhỏ nhẹ, sợ hãi :

- Nhà đi phố sắm hàng tết với tôi, được không ?

Nhưng Cần gắt :

- Ối dào ! Giờ lại muốn cặp tay nhau đi dạo phố như tây với đầm ấy à ?

Vịnh thực thà bảo :

- Thời mới, cũng đừng nên nệ cổ quá, anh ạ. Mình đừng suồng sã lắm thì thôi, vợ chồng đi với nhau, nhưng đi xa nhau, cũng chẳng có gì quá tự do. Vả lại để tôi cùng đi với anh chị.

Khi ba người ra đi, Cần lại gắt lượt nữa, bởi anh thấy vợ có mang cò kè cái mủng bên hông. Anh quát:

- Mua có vài xu miến với mộc nhĩ, cũng mủng với mót ! Vứt đi !

Vợ vội chạy vào cất mủng, Cần thì thầm với Vịnh :

- Tôi dặn anh điều này : Anh em bạn nhỡ gặp mà hỏi thì anh bảo đó là người làng, chứ đừng nói vợ tôi, nhé.

Vịnh gật đầu, tuy bụng nghĩ: "Làm thế thì còn đâu là tình nghĩa vợ chồng".

(Bùi Hiển, Hai anh học trò có vợ)

Câu hỏi :

a) Cách sử dụng từ xưng hô của vợ Cần cho biết gì về chị ấy (hoàn cảnh xuất thân, thái độ đối với chồng...) ?

b) Vì sao Cần dùng cách nói "trống không" với vợ ?

Trả lời:

a) Cách xưng hô của vợ Cần cho biết chị ấy là một phụ nữ nhà quê, chân chất, kính trọng chồng hết mực.

b) Cần dùng cách nói "trống không" với vợ bởi Cần cảm thấy ngượng, không vui vì vợ đến thăm đột ngột.

  Sachbaitap.com

0