Nêu xuất xứ, bố cục bài “Hai chữ nước nhà”
Đề bài: Em hãy nêu xuất xứ, bố cục bài “Hai chữ nước nhà” Từ lâu đề tài về lòng yêu nước đã trở thành muôn thuở được các tác giả khai thác tuy bình dị mà nhấn mạnh sâu sắc vào truyền thống tuyệt vời của dân tộc, các tác phẩm đó dường như luôn có sự lôi cuốn mãnh liệt bằng cảm xúc chân ...
Đề bài: Em hãy nêu xuất xứ, bố cục bài “Hai chữ nước nhà” Từ lâu đề tài về lòng yêu nước đã trở thành muôn thuở được các tác giả khai thác tuy bình dị mà nhấn mạnh sâu sắc vào truyền thống tuyệt vời của dân tộc, các tác phẩm đó dường như luôn có sự lôi cuốn mãnh liệt bằng cảm xúc chân thực của tác giả. Hai chữ nước nhà của tác giả Trần Tuấn Khải đã thành công khi gửi gắm được nỗi đau mất nước và ý chí trả thù mãnh liệt của người Việt. Dễ thấy tác ...
Đề bài: Em hãy nêu xuất xứ, bố cục bài “Hai chữ nước nhà”
Từ lâu đề tài về lòng yêu nước đã trở thành muôn thuở được các tác giả khai thác tuy bình dị mà nhấn mạnh sâu sắc vào truyền thống tuyệt vời của dân tộc, các tác phẩm đó dường như luôn có sự lôi cuốn mãnh liệt bằng cảm xúc chân thực của tác giả. Hai chữ nước nhà của tác giả Trần Tuấn Khải đã thành công khi gửi gắm được nỗi đau mất nước và ý chí trả thù mãnh liệt của người Việt.
Dễ thấy tác giả muốn mượn đề tài lịch sử muôn thuở để diễn tả sâu sắc nỗi đau mất nước, nỗi căm thù bọn cướp nước. Bài thơ này được lấy làm bài thơ mở đầu cho cuốn Bút Quan Hoài 1 (xuất bản năm 1924) rất nổi tiếng mà đề tài chính là sự cảm nhận cá nhân với lịch sử nước nhà thời quân Minh xâm lược. Toàn bài gồm 36 câu thơ,được viết bằng thể thơ Song thất lục bát điển hình trong thời kì sáng tác của ông lại rất phù hợp trong việc sử dụng nó rất thích hợp với cảm xúc này và giọng điệu này. Câu này phụ trợ nâng dòng cảm xúc cho câu kia với mọi cung bậc cảm xúc là da diết, nuối tiếc, lúc lại căm uất, khi thiết tha sâu đậm lắng đọng với mạch điệu dồn dập theo dòng xúc cảm . Sự sử dụng điêu luyện thể hiện ở viecj sử dụng cách ngắt nhịp và thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần giữa hai câu lục bát càng làm tăng tính nhạc tính cho bài thơ.
Khanh muốn nhắn nhủ tới người con trai ở nhà là nhà đại thi hào của chúng ta – Nguyễn Trãi khi ông bị trong vòng vây quân Minh và bị bắt giải sang Trung Quốc không biết ngày về, dường như thấy được thù nhà nợ nước quá to lớn nên luôn mong mỏi nơi con trai.
Đoạn trích có thể được chia với bố cục 3 phần rõ ràng phần 1 (8 câu thơ đầu): Tâm trạng của người cha trong khi sắp phải rời xa đất nước. Ta thấy được qua lời thơ không chỉ là lời trò chuyện của giữa 2 người đàn ông trưởng thành chân thành đơn thuần mà là trước sự li biệt của nhà trí thức buộc phải rời xa đất nước- dường như một lời trăng trối thiêng liêng nặng ân tình, cuộc chia li diễn ra trong buồn bã đầy căm tức quân giặc nhưng bất lực trong lời than như tiếng khóc ai oán khiến người con phải khắc cốt ghi tâm, muốn được đi theo để báo hiếu lại tình phụ tử.
Nhưng đến phần 2(20 câu tiếp): Thể hiện rõ được cảnh ngộ của người cha trong cảnh nước mất nhà tan. Ông đã gợi lên được hình ảnh đánh giặc bất khuất của bao thế hệ đi trước, về thực tế khốn cùng của đất nước bằng cách sử dụng cả tự sự và miêu tả xen lẫn những lời cảm thán để làm nổi bật nỗi đau mất nước nhà tan, đâu đó vẫn là ngọn lửa không chịu khuất phục sâu thẳm trong dân tộc và bằng lịch sử đã chứng minh biết bao nhiêu cuộc chiến hào hùng chống giặc ngoại xâm đã diễn ra khiến quân xâm lược phải khiếp vía, nhưng bọn chúng vẫn hòng chiếm đoạt nước ta lần nữa với hành động càng tinh vi hơn. . Dòng xúc cảm mãnh liệt được biểu hiện qua những từ ngữ diễn tả tình cảm ở cung bậc mạnh, bi thiết: kể sao kể xiết, xé tâm can, khóc than, ông mạnh mẽ gạt tình riêng mà mong muốn con không nên đi theo cha đến chỗ chết mà phải hiểu và ở quê nhà gánh vác sự nghiệp thay cha. .
Bên cạnh đó phần thứ 3 (còn lại) đưa đến lời dặn làm người và trao con lời tâm nguyện cứu nước.. Cùng lời ông dặn con chính là luôn phải là chính mình- một con người có học thức, sống hiên ngang với “Chí làm trai” vẫn còn thật đúng đắn và là mẫu mực tiêu chuẩn lưu lại cho người đời sau. Và đặc biệt xoáy sâu vào sự kích thích lòng yêu nước nơi người con, phải nuôi một mối thù truyền kiếp của dân tộc,luôn trong thế chủ động tìm cơ hội để đánh đuổi giặc cướp nước.
Từ nỗi đau li biệt cá nhân mà đã nâng lên thành nỗi đau mất nước nỗi thống khổ bị đàn áp dã man của những người con yêu nước ưu tú đất Việt trong khoảng thời gian thế kỉ XX.Nhà thi sĩ Trần Tuấn Khải thật thành công với cách thể hiện này, bằng giọng thơ cấu thành từ những nhạc điệu quen thuộc của dân tộc cho nên sức truyền tải rất bén nhạy, gieo vào lòng yêu nước, cũng như khích lệ các thế hệ sau một ý chí bất khuất làm một nghĩa vụ thiết yếu để mang đến độc lập tự do bền lâu cho dân tộc.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
BỐ CỤC BÀI "HAI CHỮ NƯỚC NHÀ" ĐƯỢC CHIA LÀM MẤY PHẦN
PHÂN TÍCH BÀI "HAI CHỮ NƯỚC NHÀ"
NÊU CẢM NGHĨ SAU KHI HỌC BÀI "HAI CHỮ NƯỚC NHÀ"