23/04/2018, 22:33

Soạn bài Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến

I. Đọc – hiểu văn bản: Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Vì cả bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ . Có gieo vần ở các câu cuối 1,2,4,6,8 : nhà – xa – gà – hoa – ta. Có các phép đối ở câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6. Câu 2: a. ...

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Vì cả bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ . Có gieo vần ở các câu cuối 1,2,4,6,8 : nhà – xa – gà – hoa – ta. Có các phép đối ở câu 3 và câu 4,  câu 5 và câu 6.

Câu 2:

a. Theo nội dung câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế vì bạn bè đã lâu lắm không gặp “Đã bấy lâu nay, Bác tới nhà”.

b. Tuy nhiên ở 6 câu thơ tiếp thì tác giả lại kể về hoàn cảnh đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Tác giả cho thấy là có sẵn tất cả mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì. Vì lúc thì lấy lí do trẻ đi vắng, chợ thì xa, lúc lại ao sâu nên không bắt được cá rồi thì vườn rộng khó bắt gà…Chính vì thế, nên chỉ tiếp bạn bằng mỗi cái tình.

Tác giả khi tạo ra tình huống như vậy là có dụng ý: tác giả nói lên sự mong ước muốn tiếp đãi bạn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng giờ đây vật chất thì không có nên sự chân tình có thể bù đắp những thiếu hụt về vật chất.

c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nói lên tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà cái quan trọng là tình cảm chân thực giữa bạn bè với nhau. Những người tri âm, tri kỉ chỉ cần gặp nhau là thấy vui sướng lắm rồi, không nhất thiết là cứ phải vật chất, mâm cao cỗ đầy thì mới có tình cảm.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”:

Qua cách ứng xử của Nguyễn Khuyến đối với bạn, cho thấy Nguyễn Khuyến rất đối tốt với bạn và muốn tiếp đãi bạn một cách chu đáo. Ngoài ra, ta cũng thấy được tình bạn tốt  đẹp, trong sáng của của những người bạn thân với nhau. Tác giả tiếp bạn bằng những gì chân tình, sâu sắc và tôn trọng nhất.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1:

a. Ngôn ngữ trong bài “Bạn đến chơi nhà” mang tính chất dân dã, đời thường, gần gũi với mọi người. Còn ngôn ngữ trong bài “Sau phút chia li” là bài được dịch ra từ chữ Hán nên mang tính trang trọng và mẫu mực.

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” với “Qua Đèo Ngang”:

*Giống nhau: đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

*Khác nhau:

- Trong bài “Qua Đèo Ngang”: Hai từ ta nhưng chỉ một người , một tâm trạng. Đó là bà Huyện Thanh Quan với cái bóng của bà, với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai.

*Trong bài “Bạn đến chơi nhà”: hai từ ta chỉ hai người (Nguyễn Khuyến và ông bạn già Dương Khuê) chung một tâm trạng mừng vui vì lâu rồi mới gặp lại nhau, vì cả hai vẫn còn khỏe, còn nhớ đến nhau, chung niềm tâm sự của những nhà Nho về ở ẩn trước cảnh đất nước sắp mất về tay người khác nhưng không làm gì được. Cho nên vui đấy mà vẫn buồn, vẫn cô đơn.

Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

Zaidap.com

0