Soạn bài Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt
I. Đọc – hiểu văn bản: Câu 1: Thể loại: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ ở mỗi câu, bốn câu). - Quy định về thanh điệu, vần luật: các câu 1,2,4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4. Câu 2: *Tuyên ...
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Thể loại:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ ở mỗi câu, bốn câu).
- Quy định về thanh điệu, vần luật: các câu 1,2,4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.
Câu 2:
*Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy.
*Tuyên ngôn độc lập của “Sông núi nước Nam” được thể hiện:
- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Nó đã được ghi ở sách trời. Người Trung Quốc cổ đại luôn coi mình là trung tâm vũ trụ, là to nhất, có vị trí cao nhất nên các nước chư hầu nhỏ bị coi là “vương” còn vua của họ được coi là “đế”. Trong bài này tác giả đã dùng từ “Nam đế” để thể hiện sự ngang bằng với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
=> Tuyên ngôn thể hiện chắc chắn mỗi nơi đều có người cai trị riêng nên nếu kẻ thù nào xâm lược vào quyền tự chủ của nước khác thì sẽ phải chuốc lấy sự bại vong.
Câu 3:
- Biểu ý: Bài thơ nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc, kiên quyết chống ngoại xâm.
- Bố cục:
+, Câu 1: Khai – mở vấn đề: Nước Nam là một nước có chủ quyền, có vua.
+, Câu 2: Thừa – tiếp tục phát triển ý của câu 1: Điều đó được ghi rõ ở sách trời.
+, Câu 3: Chuyển: hỏi tội kẻ thù.
+, Câu 4: Hợp – khép lại, khẳng định vấn đề: Chúng bay mà sang xâm lược thì sẽ chịu kết cục thảm hại.
=> Bố cục của bài thơ rất chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.
Câu 4:
*Ngoài biểu ý, bài “Sông núi nước Nam” có biểu cảm, bày tỏ cảm xúc, thái độ mãnh liệt, niềm tin vững chắc vào sự quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta.
*Đây là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong, vì có cảm xúc đó mà nhà thơ đã viết nên được những câu thơ hay và đầy khí thế, chí khí như vậy.
Câu 5: Giọng điệu của bài thơ:
Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy được bài thơ thể hiện rất rõ giọng điệu hào sảng, đanh thép và đầy uy lực.
Chính bằng cái giọng điệu đanh thép đó, ta cũng đã chứng minh được rằng Nam đế cư là vua của nước Nam, là một ông vua quyết định mọi việc nhưng không dưới quyền cai quản của bất cứ một ông vua nào khác (Hoàng đế Trung Quốc).
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Không nói là “Nam nhân cư” mà lại nói là “Nam đế cư” vì:
Người xưa coi trời là tối cao, vua mới có quyền quyết định mọi việc và tất cả mọi thứ trên mặt đất này đều là của vua. Nói “Nam đế cư” thể hiện được rằng vua của nước Nam cũng là Thiên tử nên có mọi quyền hành đối với đất nước của mình chứ không phải là một ông vua nhỏ phải nghe sự chỉ huy của vua khác.
Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ “Sông núi nước Nam”.
Zaidap.com