25/05/2018, 14:13

Sét hòn

là một hiện tượng tự nhiên hay một giả thuyết giả khoa học còn nhiều bàn cãi. thường đi kèm với hiện tượng sấm chớp khi có mưa to. Nó tồn tại dưới dạng một vật thể bay cháy sáng trong một thời gian dài, ngược lại với hiện tượng hồ quang chỉ tồn tại trong ...

là một hiện tượng tự nhiên hay một giả thuyết giả khoa học còn nhiều bàn cãi. thường đi kèm với hiện tượng sấm chớp khi có mưa to. Nó tồn tại dưới dạng một vật thể bay cháy sáng trong một thời gian dài, ngược lại với hiện tượng hồ quang chỉ tồn tại trong thời gian ngắn giữa hai điểm đi kèm theo hiện tượng sét.

Một vài phòng thí nghiệm cho rằng họ đã tạo ra được sét hòn, nhưng chưa có sự nhất trí rằng hiện tượng tạo lại này liên quan đến một hiện tượng trong tự nhiên. Những hiện tượng tự nhiên, vì tính chất tự nhiên của chúng, khó có thể ghi nhận lại một cách chính xác. Do vậy, nhiều nhà khoa học tiếp tục tranh luận về sự tồn tại của sét hòn, nó có phải là một hiện tượng vật lý rõ ràng hay không.

Các mô hình nạp năng lượng bên trong:

  • là một loại khí hay không khí “hành xử” một cách bất thường. Trong mô hình này, sét hòn là loại khí cháy chậm.
  • là quả cầu không khí bị nung nóng ở áp suất khí quyển.
  • là một khối plasma mật độ rất cao, với các tính chất lượng tử đặc trưng cho chất rắn (Neugebauer, 1937).
  • là một trong những cấu hình của một dòng điện khép kín được duy trì bởi từ trường do chính nó sinh ra. Finkelstein và Rubinstein (1964) cho rằng plasma loại này không thể xuất hiện trong điều kiện thời tiết thông thường.
  • là một vùng không khí xoáy (giống như các vòng khói).
  • là trường bức xạ vi sóng trong một vành đai plasma hình cầu mỏng (Dawson và Jones, 1968).

Các mô hình năng lượng bên ngoài:

  • Trường điện từ tần số cao (hơn 100 MHz): Cerrillo (1943) và Kapitsa (1955) giả định về năng lượng sóng vô tuyến hội tụ từ đám mây tích điện có thể hình thành và duy trì một sét hòn. Tuy nhiên, chưa bao giờ người ta thấy một trường điện từ lớn, cần thiết cho cơ chế này.
  • Dòng điện không đổi từ đám mây xuống đất: Finkelstein và Rubinstein (1964), Uman và Helstrom (1966) giả định một dòng điện không đổi chạy từ đám mây xuống đất sẽ co lại về tiết diện ngang ở vùng có độ dẫn cao (quả cầu). Lý thuyết này không phù hợp với các sét hòn hình thành trong các cấu trúc, đặc biệt trong các cấu trúc kim loại như khoang máy bay hay tàu ngầm.
  • Các hạt vũ trụ hội tụ? Arabadzhi (1957) giả định các hạt vũ trụ phóng xạ có thể được hội tụ bởi điện trường trong cơn dông, chúng tạo ra một sự phóng điện trong không khí, tại điểm sinh ra sét hòn.

từng được cho là một hiện tượng hiếm, nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số ít phần trăm dân chúng Mỹ đã từng chứng kiến. Các bức ảnh về sét hòn lại càng hiếm và chi tiết do các nhân chứng cung cấp có rất nhiều điểm khác biệt. Nhiều quan sát lại mâu thuẫn với nhau, và có thể nhiều hiện tượng khác. Sự phóng điện có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong suốt cơn mưa bão lớn, thỉnh thoảng xuất phát từ một tia sét, nhưng phần lớn chúng xuất hiện bất thình lình trong khi thời tiết đẹp không có bão. thường trôi lơ lửng, bay lượn trong không trung và có dạng hình cầu. Hình dạng của nó có thể là hình cầu, hình trứng, hình giọt nước hoặc hình que với một kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tia chớp. Kích thước lớn nhất quan sát được từ 40 đến 50 cm. Rất nhiều trong số chúng có màu từ đỏ tới vàng, đôi khi trong suốt và một vài còn có tia phát ra xung quanh.

Bức tranh thế kỷ 19 miêu tả một hiện tượng sét hòn

Tập tin:Mistifikatsia.gif

đuổi

được nhiều máy bay ném bom nhìn thấy tại nhiều nơi trong Thế chiến thứ hai, bay dọc cánh máy bay của phi công. Trong suốt thời kỳ đó, đây thực sự là một hiện tượng thiên nhiên bí ẩn, những hiện tượng này được gọi chung là "foo fighter". Một số báo cáo từ vài nơi cho biết sét hòn bay vào nhà, lượn lờ trên lò nướng trong bếp rồi có khi bay lang thang dọc lối đi các dãy ghế trong máy bay dân dụng. Một báo cáo miêu tả sét hòn đuổi theo một chiếc ô tô, làm cho hệ thống điện bị quá tải và hỏng.

Ghi nhận sớm nhất và có tính hủy diệt kinh khủng nhất, xảy ra trong cơn cuồng phong ở Widecombe-in-the-Moor, Devon, nước Anh vào ngày 12 tháng 10 năm 1638. Bốn người đã thiết mạng và khoảng 60 người bị thương khi xuất hiện một quả sét hòn đánh vào một nhà thờ.

Hiện tượng sét hòn còn trở nên bí ẩn hơn khi một vài nhân chứng quả quyết họ đã nhìn thấy nó đi xuyên qua cả những vật liệu được cho là cách điện rất tốt như thủy tinh hay composit. Vậy sét hòn có thực sự tồn tại hay không? Đi vào nhiều lãnh vực trong đời sống chúng ta đều có thể thấy đâu đó có nhắc đến sét hòn. Ví dụ như trong văn học có những tác phẩm nhắc đến sự hiện diện của sét hòn. Trong một tác phẩm vủa mình nhà văn Jules Verne đã mô tả hiện tượng sét hòn như sau: "một tia chớp chói lòa đánh xuống mặt nước không khí bùng lên với muôn vàn quả cầu lửa xanh li ti chạy lăn tăn trên mặt biển. Ngoài ra, trong tác phẩm "Bảy viên bi thuỷ tinh huyền bí" thuộc bộ truyện Những cuộc phiêu lưu của Tintin của nhà văn Hergé, sét hòn đã xuất hiện từ một tia sét đánh vào ống khói của toà nhà, bay vòng vòng khắp căn phòng. Nhìn chung ta có thể tin rằng sét hòn là một hiện tượng có thật trong tự nhiên. Nhưng cũng có một số nhà khoa học cố giải thích về sét hòn như là sự sai lệch của các giác quan của con người. Tuy nhiên đã có cả những đoạn băng, bức ảnh đã ghi lại hiện tượng sét hòn nên dù muốn dù không chúng ta vẫn phải công nhận sét hòn là một lỗ hổng trong kiến thức của con người đương đại và mong ước rằng sẽ đến lúc lỗ trống này được lấp đầy...

Bức tranh thế kỷ 19 miêu tả một hiện tượng sét hòn

0