Sáng mãi tên anh
Anh bộ đội-người chiến sĩ-anh giải phóng quân nhiều tên gọi khác nhau song chỉ là một: “Anh bộ đội cụ Hồ “. Cái tên bình dị, thân thương mà rất đỗi tự hào, là sự kết tinh tất cả tinh hoa của mọi thời đại và hun đúc suốt bốn ngàn năm lịch sử dân tộc. Anh bộ đội cụ Hồ từ nhân dân mà ra ...
Anh bộ đội-người chiến sĩ-anh giải phóng quân nhiều tên gọi khác nhau song chỉ là một: “Anh bộ đội cụ Hồ “. Cái tên bình dị, thân thương mà rất đỗi tự hào, là sự kết tinh tất cả tinh hoa của mọi thời đại và hun đúc suốt bốn ngàn năm lịch sử dân tộc. Anh bộ đội cụ Hồ từ nhân dân mà ra và lớn lên dưới ánh sáng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ,nên thiên sử vàng”
(Tố Hữu)
Câu thơ giúp chúng ta lội ngược dòng chảy của lịch sử,quay trở về với hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc: kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.Sự thành công của hai cuộc kháng chiến vệ quốc lừng lẫy năm châu,chấn động địa cầu là do tinh thần đoàn kết, đánh đuổi quân xâm lược của cả dân tộc. Trong đó,hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ không chỉ là niềm tự hào của cả dân tộc mà đã trở thành biểu tượng vô cùng thiêng liêng và cao cả của nhân dân Việt Nam. Hình tượng những người lính ấy đi vào trong lòng người, trở thành tượng đài bất tử, lưu lại mãi với thời gian
Anh bộ đội-người chiến sĩ-anh giải phóng quân nhiều tên gọi khác nhau song chỉ là một: “Anh bộ đội cụ Hồ “. Cái tên bình dị, thân thương mà rất đỗi tự hào, là sự kết tinh tất cả tinh hoa của mọi thời đại và hun đúc suốt bốn ngàn năm lịch sử dân tộc. Anh bộ đội cụ Hồ từ nhân dân mà ra và lớn lên dưới ánh sáng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại
Trong thế kỉ XX, có ít dân tộc nào như dân tộc Việt Nam ta, trong vòng ba mươi năm phải đối đầu với hai sen đầm quốc tế hùng mạnh: Pháp và Mĩ. Để chiến thắng kẻ thù không còn sự lựa chọn nào khác,chúng ta sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì chân lí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, hình ảnh người lính đi vào trong thơ ca với những gì đẹp nhất. Và thật tự nhiên hình ảnh ấy đã trở thành biểu tượng về cả một dân tộc bền gan,vững chí trước thử thách sống còn. Và những năm đầu nhân dân ta vùng lên kháng chiến,như một lẽ tất nhiên anh bộ đội-người lính được mọi người chú ý.Họ nhanh chóng trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến,trở thành niềm tin và hi vọng của cả dân tộc. Tố Hữu đã nói hộ tình cảm của nhân dân dành cho anh vệ quốc quân:
“Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu đến thế “
Sinh ra ở một đất nước thuần nông với cuộc sống khó nghèo,thì họ vốn là những người dân mặc áo lính. Vì Tổ Quốc họ đành tạm biệt cây đa, giếng nước,sân đình mà ra đi chiến đấu:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá “
Bởi vậy trong thời gian chống Pháp,vẻ đẹp của người lính thường gắn với vẻ đẹp mộc mạc giản dị.Cái chất nông dân thuần phục thật đánhg quý nó giúp các anh tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn gian khổ để chiến thắng quân thù. “Nhớ” của Hồng Nguyên cũng là bài thơ nói lên điều ấy:
“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi một hai
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu
Rèn thêm đao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giết giặc “
Những người lính từ những vùng quê khác nhau đã cùng chung một chiến hào đánh giặc giữa họ đã nảy sinh một thứ tình cảm thiêng liêng, tình đồng chí đồng đội. Trên nền chiến tranh khốc liệt, trên những thiếu thốn khó khăn nhưng những người lính vẫn khoác vai nhau chờ giặc.Trong cuộc chiến đấu một mất một còn không cân sức này,anh bộ đội trực tiếp chịu bao nhiêu hi sinh, gian khổ. Nửa thế kỉ sau, đọc những vần thơ này,ta không khỏi bồi hồi xúc động,thán phục sức chịu đựng phi thường của các anh:
“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán đẫm mồ hôi
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Chống chọi với gian lao thử thách, nhưng họ lại có những lúc sinh hoạt đời thường rất hồn nhiên:
“Kì hộ lưng nhau
Ngang bỏ cát trắng”
-Đằng nớ vợ chưa?
-Đằng nớ?
-Tớ còn chờ đọc lập “
“Cả lũ cười vang bên lương bắp
Nhìn cô thôn nữ cuối nương dâu”
Trong cuộc kháng chiến này không thể nào tránh khỏi những mất mát hi sinh. Song những mất mát này lại biến thành sức mạnh tiêu diệt kẻ thù:
“Mai mốt bên cửa rừng
Anh có nghe súng nổ
Là chúng tôi đang cố
Tiêu diệt kẻ thù chung “
Trong cuộc kháng chiến này, hình ảnh người lính hòa làm một với hình ảnh dân tộc của cả đất nước:
“Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Để cho nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
Các anh đã hóa mình cho ban mai của đất nước: “Có người lính ra đi từ mái tranh nghèo, có người lính ra đi từ đó không về”
Hình ảnh người lính chống Pháp có lẽ kết tinh tiêu biểu nhât trong hình ảnh “Người chiến sĩ Điện Biên “
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng đầu nung lửa sắt
56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm
Máu trộn bùn non, gan không núng,chí không mòn”
Các anh đã đi vào lịch sử đi vào thơ ca với tư cách của một anh hùng tuyệt đẹp như bức tượng đài bất tử về người anh hùng dân tộc
Thực dân Pháp vừa biến khỏi,nhưng niềm vui chưa trọn vẹn khi miền Nam thân yêu còn oằn mình dưới gót giày xâm lược của đế quốc Mĩ. Các anh lại lên đường vào với miền Nam,bắt đầu một cuộc chiến mới.Và đó là thời đại của thế hệ:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mở lòng phơi phới dậy tương lai “
Tiếp tục nhiệm vụ của người lính Pháp năm xưa anh giải phóng quân gửi lại quê hương gia đình và hậu phương thân yêu để ra đi, theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước:
“Quê hương đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi “
Trong thơ ca ta thường bắt gặp hình bảnh những đoàn quân ra đi
“Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành “
Đó là những đoàn quân Nam Tiến. Đó là sự nối tiếp của lòng yêu nước dòng máu Lạc Hồng chảy trong mỗi con người. Trên con đường hành quân những người lính: hai mươi năm mưa, nắng. Đêm ngày hành quân không mỏi
Vẫn là các anh bộ đội ấy các anh lại lặn lội với những vũ khí tối tân hiện đại hơn nhưng các anh vẫn luôn kiên cường bất khuất. Anh giải phóng quân hôm nay vẫn là anh bộ đội hôm qua, dầu trần chân đất, giản dị nhưng trưởng thành hơn.
Có lẽ càng trong lúc khó khăn thiếu thốn thì tình cảm trong con người mới càng trỗi dậy một cách mãnh liệt.Tình yêu quê hương đât nươc tình đồng chí đồng đội đã vượt lên trên mưa bom bão đạn trên tuyến Trường Sơn khói lửa. Họ tự nguyện lái xe với một niềm yêu đời yêu con đường ra trận biết bao:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi “
Trước mắt họ là những con đường chiến tranh đầy khói lửa vậy mà họ vẫn đặt niềm tin vẫn vui vẻ bước tiếp vẫn mang tới cho người đọc cảm giác: “ đường vô trận màu này đẹp lắm “.Tiếng gọi tình đồng chí thân thương như làm ấm lòng người chiến sĩ trong nhưng đêm mưa rừng rét mướt. Niềm tin vào một ngày độc lập là sự động viên kín nhất để các anh bước tiếp trên con đường giành lấy hòa bình cho tổ quốc:
“Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim “
Có thể nói các anh là linh hồn của dân tộc là sức mạnh của sông núi quê hương.Chính vì vậy Tố Hữu đã ví các anh như nhưng “Thạch Sanh của thế kỉ XX”.Các anh là con của nhân dân bình dị khiêm tốn gần gũi nhưng thật vĩ đại.Tâm hồn và khí phách của anh không chỉ làm cho nhân loại sửng sốt mà làm cho đế quốc Mĩ phải kinh hoàng bởi một chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc.Mĩ cút khỏi Việt Nam.Non sông thu về một mối.Cả dân tộ ca khúc khải hoàn.Lịch sử mãi khắc ghi hình ảnh vĩ đại công ơn trời biển của các anh bộ đội cụ Hồ.Các anh cũng là biểu tượng và là sức mạnh thời đại của tình yêu nước nồng nàn:
“Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ Quốc nếu cần ta sẽ chết
Cho mỗi ngôi nhà,ngọn núi con sông “
Vâng! các anh đã ngã xuống đã hiến dâng xương máu mình cho đất nước.Cái chết của các anh đã trở thành bất tử hình bóng của các anh còn in đậm trong lòng các thế hệ người dân Việt Nam. Giữa cuộc sống thanh bình hạnh phúc hiện taị chúng ta càng biết ơn các anh – người con yêu dấu của nước Việt Nam. Đồng thời hãy làm tốt công việc đền ơn đáp nghĩa. Dẫu biết rằng không gì có thể bù đắp được những mất mát ấy nhưng mỗi chúng ta hãy hành động nhất là vào ngày 22/12 sắp tới để phần nào xoa dịu nỗi đa thương cha anh đã đánh đổi cho chúng ta bầu trời bình yên như ngày hôm nay.
Nguyễn Thị Lương