Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy Văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông qua hai tác phẩm Thuốc và Tôi yêu em
Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy Văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông qua hai tác phẩm Thuốc và Tôi yêu em Sáng kiến kinh nghiệm Trung học phổ thông là tài liệu về phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn ...
Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy Văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông qua hai tác phẩm Thuốc và Tôi yêu em
là tài liệu về phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn tại các trường THPT mà VnDoc xin được giới thiệu đến các thầy cô tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy, có thêm được những kinh nghiệm và tư liệu hay phục vụ cho công tác giảng dạy.
Sáng kiến kinh nghiệm Trung học phổ thông
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1. Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển vì thế cần có sự phát triển đồng bộ, của tất cả các hình thái ý thức xã hội, các nhân tố khác nhau trong đó có giáo dục.
Quan điểm giáo dục của Việt Nam là hướng đến sự toàn diện, không chỉ cung cấp tri thức mà quan trọng hơn cả là góp phần hoàn thiện nhân cách của con người- những Con Người thực thụ, để từ đó mỗi người có thể biết cách làm việc, biết cách chung sống, biết cách khẳng định mình. Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông cũng không nằm ngoài hướng đi ấy bằng cách cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Đặc biệt với bộ môn Ngữ Văn đang có những thay đổi quan trọng về cách dạy, cách học, cũng như chương trình nội dung sách giáo khoa, để phù hợp với xu thế chung của thời đại.
1.2. Vị trí của văn học nước ngoài trong chương trình văn học nhà trường rất quan trọng.
Văn học nước ngoài được lựa chọn giảng dạy ở trường THPT chiếm một thời lượng không nhỏ trong chương trình và là sự kết tinh tinh hoa của văn học thế giới, đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của không gian và của thời gian. Ta bắt gặp ở đó những đỉnh cao như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Ba sô, Sêch-xpia, Sêkhôp, Puskin, Lỗ Tấn, Sô-lô-khôp....với những tác phẩm nổi tiếng. Nhìn chung đó là những tác phẩm rất giàu giá trị nhân bản, tinh thần dân tộc có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách. Không chỉ thế việc tiếp nhận các giá trị văn hóa lớn sẽ tạo điểm tựa tốt cho chúng ta xây dựng con người Việt Nam hiện đại, là cơ sở cho vấn đề hội nhập văn hóa thế giới- một vấn đề mang tính tất yếu hiện nay.
1.3. Từ năm học 2006-2007 đến nay SGK ngữ văn của cả ba khối lớp đã được thay đổi dựa trên tinh thần tích hợp của ba phân môn tiếng việt, làm văn và đọc văn.
Đặc biệt phần văn học Việt Nam và văn học nước ngoài được thiết kế đan xen vào nhau, giúp học sinh không chỉ có cái nhìn toàn diện hơn về nền văn học Việt Nam mà còn có cơ hội so sánh đối chiếu với nền văn học thế giới. Đây là sự đổi mới hết sức đúng đắn và phù hợp với phương pháp dạy văn và học văn hiện nay.
Thực tế chương trình sách giáo khoa có sự thay đổi, vì vậy không có lí gì mà người dạy và người học văn chỉ “dậm chân tại chỗ”. Đặc biệt chúng ta không chỉ quan tâm và hứng thú với những tác phẩm văn học nước nhà, mà còn cần chú ý tìm tòi, cảm nhận sâu sắc nữa với những tác phẩm văn học nước ngoài.
Thế nhưng, nó dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dường như vẫn còn là một mảnh đất thiêng với cả giáo viên và học sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Giáo viên thì thụ động, ngại nghiên cứu nên cũng không có được những phương pháp dạy học sáng tạo để Dạy Văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông qua hai tác phẩm Thuốc và Tôi yêu em cuốn hút học sinh. Học sinh thì cũng ngại học nên đã có những suy nghĩ mơ hồ hoặc là sai lệch về các tác phẩm văn học đích thực đó. Phải chăng sự cách biệt về văn hóa, về ngôn ngữ là một rào cản quan trọng khiến văn học nước ngoài ít được chủ động đón nhận ở trường phổ thông?
1.4. Cả Lỗ Tấn và Puskin đều đã khẳng định được vị trí không thể thay thế của mình trên văn đàn thế giới.
Nếu Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng vĩ đại của Trung Quốc"Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn" thì Puskin là 'Mặt trời thi ca Nga, là người đóng vai trò khởi đầu cho mọi sự khởi đầu". Và hai tác phẩm được lựa chọn giảng dạy ở bậc phổ thông là Thuốc và Tôi yêu em đều có một vị trí xứng đáng trong sự nghiệp văn học của hai tác giả nhưng sự tiếp cận của cả giáo viên và học sinh chưa thực sự đúng mức, vì thế chưa thể thấu hết giá trị tư tưởng và nghệ thuật.
Trước thực trạng dạy học tác phẩm văn học nước ngoài trong trường phổ thông hiện nay, cùng với sự phát triển rực rỡ của khoa học dạy học văn, người viết muốn kế thừa những thành tựu của những người đi trước, cụ thể hơn, ứng dụng lý thuyết tiếp nhận văn học và các phương pháp dạy học mang tính tích cực, tích hợp vào việc thực hiện đề tài Dạy Văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông qua hai tác phẩm Thuốc và Tôi yêu em.
Qua đó, chúng tôi đề ra những giải pháp cụ thể để ứng dụng vào công việc giảng dạy những bài văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh