25/05/2018, 13:08

Sách Khải Huyền

Khải Huyền (hoặc Khải Thị) là cuốn sách cuối cùng của Tân Ước. Từ "Khải Huyền" do từ ghép Hy Lạp apokalupsis. "apo" nghĩa là lấy đi, cất đi; "kalupsis" nghĩa là tấm màn che. Vậy Khải Huyền có nghĩa là vén màn cho thấy điều bí mật che khuất bên trong. Xem ...

Khải Huyền (hoặc Khải Thị) là cuốn sách cuối cùng của Tân Ước. Từ "Khải Huyền" do từ ghép Hy Lạp apokalupsis. "apo" nghĩa là lấy đi, cất đi; "kalupsis" nghĩa là tấm màn che. Vậy Khải Huyền có nghĩa là vén màn cho thấy điều bí mật che khuất bên trong. Xem bài viết về Thể văn Khải Huyền

Theo truyền thống, ngay từ cuối thế kỉ thứ 2, người ta đống hóa tác giả Khải Huyền với tác giả Tin Mừng thứ IV, tức là Thánh Gioan tông đồ.

Sang thế kỉ thứ 3, một số người không công nhận Thánh Gioan là tác giả Khải Huyền, vì lạc giáo Môn-ta-nô dựa vào Khải Huyền để biện minh cho lập trường của họ.

Thế kỉ thứ 4, Hội Thánh Xi-ri-a, Pa-lét-tin, Ca-pa-đốc không công nhận Khải Huyền vào thư quy Kinh Thánh vì cho rằng sách này công phải là công trình của các Tông Đồ.

Nhưng đem đối chiếu Khải Huyền với Tin Mừng thứ 4, người ta nhận ra một số nét tương đồng về từ ngữ, bút pháp, quan điểm thần học. Tuy nhiên, những nét dị biệt giữa hai tác phẩm cũng không ít. Do đó, không thể quyết đoán hai tác phẩm này của cùng một soạn giả. Nhưng ta có thể nói Khải Huyền chịu ảnh hưởng của Tin Mừng thứ IV. Tác giả Khải Huyền có lẽ thuộc trường phái Gioan ở Ê-phê-sô, mượn danh Gioan chứ không phải là mạo danh (tác giả theo lối cổ điển thường mượn uy tín của một nhân vật được người đương thời trọng vọng để độc giả dễ chấp nhận tư tưởng và thông điệp của mình).

Căn cứ vào các sự kiện lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu Kinh Thánh cho rằng Khải Huyền được ghi chép vào khoảng năm 95 đến 96 trong bối cảnh Kitô giáo đang bị bách hại dữ dội dưới triều đại của hoàng đế La Mã Domitian.

Tác giả viết cho các cộng đoàn Ki-tô hữu vào cuối thế kỉ thứ 1. Đó là bảy Hội Thánh ở Tiểu Á thuộc Đế quốc La Mã. Qua bảy Hội Thánh này, tác giả cũng muốn gởi đến các Hội Thánh khác đang sống cùng hoàn cảnh như các Hội Thánh ở Tiểu Á. Lúc ấy, các tín hữu đang gặp thử thách về đức tin và có nguy cơ cho đức tin. Nguy cơ xuất phát từ bên trong Hội Thánh, vừa do bên ngoài đưa tới. Bên trong là những kẻ gieo rắc lạc thuyết làm lung lạc đức tin, bên ngoài là các hoàng đế bách hại tín hữu vì không chịu tôn thờ hoàng đế như chúa tể.

0