Rửa mũi cho bé bằng nước muối đúng cách
Thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ bị viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi. Đây là các hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do các vi khuẩn, virus theo đường hô hấp. Binh rua mui cho tre Viêm mũi họng được xem là những dấu hiệu phổ biến nhất của trẻ nhỏ. Do đó, cách rửa mũi cho trẻ là ...
Thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ bị viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi. Đây là các hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do các vi khuẩn, virus theo đường hô hấp.
Viêm mũi họng được xem là những dấu hiệu phổ biến nhất của trẻ nhỏ. Do đó, cách rửa mũi cho trẻ là việc làm vô cùng quan trọng. Giúp điều trị bệnh cho trẻ, và phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Mục đích cơ bản nhất của việc rửa mũi. Là giúp loại bỏ chất bẩn, chất nhờn, dị vật, những vi khuẩn, virus… trong mũi bé, giúp vùng mũi sạch sẽ và thông thoáng.
Nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muỗi pha loãng. Hoặc có thể mua nước muối sinh lý có bán phổ biến trên thị trường để rửa mũi cho bé. Có 2 loại nước muối sinh lí phổ biến nhất là dạng nhỏ và dạng xịt.
Lưu ý : Trước khi rửa mũi cho bé, bố mẹ cần vệ sinh tay mình thật sạch sẽ. Tránh để các vi khuẩn từ tay xâm nhập vào mũi hoặc miệng trẻ.
Đặt bé đúng tư thế rồi nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi của trẻ.
- Bước 1: Đặt bé đúng tư thế tốt nhất nên để bé nằm nghiêng. Nhẹ nhàng nghiêng đầu bé sang một bên. Rồi nhỏ hoặc xị nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi của trẻ
- Bước 2: Nếu dùng lọ nhỏ, mẹ hãy nhỏ một giọt vào một bên lỗ mũi của trẻ. Chú ý không đưa ống nhỏ vào sâu trong mũi bé. Để tránh xây xước da bên trong mũi, vì lớp da này của bé còn khá mỏng và nhạy cảm. Mẹ không nên để quá xa bên ngoài. Vì nước muối có thể chảy ra ngoài mà không vào được mũi trẻ.
Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ tại nhà
Nếu mẹ dùng lọ dạng xịt hãy đặt gờ hoặc đường kẻ trên ống xịt ngay bên ngoài mũi trẻ theo đúng hướng dẫn.Mẹ xịt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi (nhỏ vào lỗ mũi ở trên). Nhỏ từ từ từng giọt, cho đến khi nước muối và đờm. Chất nhầy hoặc một số chất bẩn chảy ra là được. Những chất này có thể chảy qua lỗ mũi còn lại hoặc có thể chảy xuống miệng trẻ. Thao tác này giúp nước muối có thể chảy ra kéo theo các chất nhầy, chất bẩn, chất gây dị ứng và mầm bệnh ra khỏi cơ thể của trẻ. Giúp trẻ phòng tránh được các bệnh về đường hô hấp.
Sau đó lau sạch mũi và lại nhỏ tiếp lần nữa. Cứ lặp lại như vậy cho đến khi mũi trẻ thông thoáng,. Nếu trẻ nghẹt mũi thì nhỏ đến khi trẻ thở êm, không khò khè nữa thì dừng lại.
Lưu ý trong quá trình rửa mũi cho bé
- Vệ sinh chân tay thật sạch trước khi rửa mũi cho trẻ.
- Kiểm tra lọ nước muối và không dùng nước đã quá hạn.
- Nếu đã mở nắp quá lâu thì tốt nhất mẹ nên mua lọ mới
- Kiểm tra nước muỗi không có cặn hay hiện tượng lạ trước khi nhỏ.
- Đầu lọ nước muối dạng nhỏ hay dạng xịt đều phải mềm.
- Không có gờ để đảm bảo an toàn cho vùng da trong lỗ mũi của trẻ.
- Nếu dùng lọ dạng xịt thì không được xịt mạnh vào mũi trẻ.Mẹ hãy xịt nhẹ nhàng từ từ, vừa đủ.
- Xịt mạnh tay có thể gây áp lực lớn, và làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
- Chỉ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để rửa mũi cho trẻ, đầu ống phải tròn và mềm mại để tránh gây tổn thương cho bé.
- Nếu bé giãy nhiều và không cho xịt. Mẹ nên bình tĩnh dỗ dành bé, không nên cố gượng ép trẻ. Tránh để trẻ khóc. Vì nếu trẻ khóc nước mũi và hơi cũng đi ra ngoài. Cản trở nước nhỏ mũi đi vào trong.
- Nếu bé phản ứng bị động có thể dẫn đến sặc hay chầy xước niêm mạc mũi.
- Nên rửa mũi trước khi bé ăn tối thiểu 15 – 30 phút. Không nên rửa mũi khi bé ngủ vì bé dễ bị sặc.
- Mỗi ngày chỉ nên rửa mũi 2 – 3 lần mỗi ngày. Không nhỏ quá nhiều lần. Trong trường hợp bé bị khô mũi (thường là do viêm mũi), niêm mạc mũi cũng dễ bị tổn thương hơn.
Nếu sau khi rửa mũi khoảng 2 đến 3 ngày sau mà trẻ vẫn ra nhiều đờm. Hoặc dịch nhầy thì nên đưa trẻ đi khám bác sỹ để có phương án điều trị hợp lý. Tránh để tình trạng viêm mũi họng kéo dài.