Rùa hồ Gươm
Rùa Hồ Gươm có thể là một loài rùa mới (dựa trên một số nghiên cứu về hình thái học của ông Hà Đình Đức, phó giáo sư Đại học Quốc gia Hà Nội), với danh pháp là Rafetus leloii , tuy nhiên các tài liệu khác lại cho rằng hoặc đó là một loài giải lớn với danh ...
Rùa Hồ Gươm có thể là một loài rùa mới (dựa trên một số nghiên cứu về hình thái học của ông Hà Đình Đức, phó giáo sư Đại học Quốc gia Hà Nội), với danh pháp là Rafetus leloii, tuy nhiên các tài liệu khác lại cho rằng hoặc đó là một loài giải lớn với danh pháp Pelochelys bibronii (Sách đỏ Việt Nam năm 1992) hay Rafetus swinhoei . Cũng theo trang Web này thì hiện nay người ta chỉ biết 5 cá thể còn sống tại thời điểm năm 2007 của R. swinhoei, trong đó một cá thể sống tại hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) của Việt Nam và 4 cá thể kia tại Trung Quốc (1 tại Vườn thú Thượng Hải, 1 tại Vườn thú Tô Châu và 2 tại Tây Viên tự cũng thuộc Tô Châu). Con thứ sáu tại vườn thú Bắc Kinh đã chết năm 2005. Các tác giả Farkas B. và Webb R.G. năm 2003 cho rằng danh pháp R. leloii là một đơn vị phân loại không hợp lệ và chỉ là từ đồng nghĩa muộn của R. swinhoei.
Dù cho có danh pháp nào thì nó đều thuộc họ Ba ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudines), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn).
Trong khi chờ đợi các kết quả nghiên cứu phát sinh loài dựa trên bộ gen thì Wikipedia tạm thời chấp nhận danh pháp Rafetus swinhoei.
Cũng theo lời của GS Hà Đình Đức trên báo Tiền Phong, rùa Hồ Gươm từng có 4 cá thể:
- Cá thể duy nhất hiện còn sống trong lòng hồ Gươm
- Ba cá thể đã chết
- Một xác được lưu trong đền Ngọc Sơn
- Một xác được lưu trong kho của Bảo tàng Hà Nội
- Một bị giết thịt năm 1962-1963, khi bò lên vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ) sau một cơn mưa lớn.
Một cụ rùa nổi lên mặt hồ lúc 05:55:58 ngày 15 tháng 7, 2008.
Tình trạng bảo tồn | |
Nguy cấp[1] | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum): | Animalia |
Ngành (phylum): | Chordata |
Lớp (class): | Sauropsida |
Bộ (ordo): | Testudines |
Họ (familia): | Trionychidae |
Chi (genus): | Rafetus |
Loài (species): | R.swinhoei? |
Tên hai phần | |
Rafetus swinhoei?(Gray, 1873) |
Rùa trong tủ kính Đền Ngọc Sơn, Hà Nội
Rùa Hồ Gươm có kích cỡ tương đối lớn, chiều dài mai khoảng 60cm, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, mặt bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Theo di thể rùa chết vào thập niên 1960 hiện lưu giữ trong đền Ngọc Sơn thì cá thể đó cân nặng 250 kg với chiều dài 1,45 m.
Rùa Hồ Gươm chậm chạp, hiền lành, thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Khi trời nóng thường hay ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Mùa đông thỉnh thoảng phơi nắng.
Rùa Hồ Gươm hiện có số lượng ít, thuộc diện động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
Rùa trong Hồ Gươm được gắn với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm thần Thuận Thiên cho thần rùa Kim Quy. Truyền thuyết thần Kim Quy còn đi ngược dòng lịch sử của người Việt xa hơn nữa với chuyện thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và tặng nhà vua cái móng để làm lẫy nỏ chống quân của Triệu Đà.
Vào thế kỷ 20 một số tác phẩm văn học Việt Nam lấy rùa của Hồ Gươm Hà Nội làm đề tài. Trong đó có truyện Thần Tháp Rùa của Vũ Khắc Khoan và Rùa Hồ Gươm của Nguyễn Dậu (Trương Mẫn Song).
Vì giá trị văn hóa của rùa Hồ Gươm, tháng 6 năm 2009 công ty Herbst Umwelttechnik GmbH của Đức được giao phó việc khảo nghiệm hút bớt lớp bùn sâu lắng ở đáy hồ để khơi lòng hồ, giảm lượng độc chất ứ đọng sau bao nhiêu năm ô nhiễm hầu bảo vệ môi trường cho rùa Hồ Gươm. Dự án với chi phí 2,8 triệu Mỹ kim sẽ hoàn tất trước năm 2010, cũng là 1000 năm tuổi của Thăng Long.
Ông Douglas Hendri, giám đốc Chương trình Bảo tồn rùa châu Á, cán bộ Trung tâm Giáo dục thiên nhiên ENV đưa ra ý kiến rằng rùa Hồ Gươm thuộc giống Rafetus Swinhoei và đưa ra khả năng duy trì bằng cách cho lai với rùa hồ Đồng Mô hoặc với rùa tại vườn thú Trung Quốc