04/06/2018, 10:52

Đặc điểm của cây lá ngón

Nhắc đến cái tên “lá ngón”, mọi nghĩ ngay đến từ “tự tử”, bởi ngày xưa Việt Nam ta hay chiếu nhiều phim thấy người dân tộc dùng lá này để tự tử và thực tế ngoài đời thực cũng vậy. Tuy nhiên, trong y học nó vẫn có nhưng tác dụng chữa bệnh hay mà ta cần tận dụng. Tóm tắt ...

Nhắc đến cái tên “lá ngón”, mọi nghĩ ngay đến từ “tự tử”, bởi ngày xưa Việt Nam ta hay chiếu nhiều phim thấy người dân tộc dùng lá này để tự tử và thực tế ngoài đời thực cũng vậy. Tuy nhiên, trong y học nó vẫn có nhưng tác dụng chữa bệnh hay mà ta cần tận dụng.

Tóm tắt nội dung:

cây lá ngón

Còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Câu vẫn, Hoàng đằng, Đoạn trường thảo, Co ngón, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Thuốc rút ruột,… Lá ngón thuộc họ nhà mã tiền (Loganiaceae) với tên khoa học là Gelsemium elegans Benth (Medica elegans Gardn).

lá ngón mọc ở đâu

Là loại cây thân bụi leo, nhiều cành thường sống dựa vào cây khác, thân hơi khía dọc. Lá màu xanh bóng nhẵn, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn, mọc đối, mép nguyên, rộng từ 2-5cm, dài từ 6-12cm, cuống hơi tù hoặc nhọn. Hoa màu vàng xòa 5 cánh, hình ống nhỏ nở từ tháng 6 tới tháng 10, mọc thành chùm ở kẻ lá hoặc đầu cành. Quả hình thon màu nâu chứa nhiều hạt, một nang, rộng 0,5cm, dài 1cm. Hạt nhỏ màu nâu nhạt, giống hạt đậu, có cánh nhỏ dễ phát tán theo gió đi khá xa.


Lá ngón mọc ở đâu?

Lá ngón chủ yếu mọc tại nơi có khí hậu nhiệt đới hoặc á đới như Châu Á. Tại Việt Nam phổ biến ở các vùng trung du miền núi, đặc biệt ở các tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình,… Tại Trung Quốc người ta sử dụng làm thuốc trị nấm tóc hay bệnh hủi.

tác dụng của cây lá ngón

Cây lá ngón có tác dụng gì?

Vì loại cây này chứa độc tố chết người nhưng vẫn có tác dụng trong y học nên Caythuocdangian.com xin phép đề cập để cả hai khía cạnh trên.

1. Tác dụng gây độc

Trong lá ngón có chứa chủ yếu hoạt chất alkaloid là một loại độc tố nguy hiểm, độ đọc giảm dần theo thứ tự từ rễ; lá; hoa; quả; thân cây. Loại độc này ngấm rất nhanh chỉ mất 5 – 30 phút qua đường tiêu hóa, có thể gây tử vong trong vòng từ 1 đến 7 tiếng.

2. Tác dụng trong chữa bệnh

Tuy là độc, nhưng dân gian ta có câu “Lấy độc trị độc”. Quả đúng vậy, người ta dùng lá ngón để chữa vết thương do bị đánh đòn hoặc ngã đau, ngoài ra còn chữa các mụn nhọt độc. Cách làm rất đơn giản chỉ cần giã nát đắp vào ngoài vết thương hoặc sắc nước rửa vùng bị thương.

Bạn có biết chó đẻ răng cưa cũng trị mụn nhọt độc

Cây thuốc dân gian xin lưu ý rằng những thông tin bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Dù gì thì lá ngón cũng là loại độc hết sức mạnh nên ta cần rất cẩn thận khi sử dụng. Chỉ nên sử dụng khi đi giữa rừng núi, vùng sâu xa không có thuốc men. Còn giữa thành phố hay nông thôn tốt nhất nên đến bệnh viện, trạm xá nhé.

0