18/06/2018, 11:07

Rau đay là gì?

Nội Dung Chính Gồm: Còn có tên gọi khác là đay tía, đay quả dài,… tên khoa học là Corchorus olitorius L., thuộc họ Đay (Tiliaceae). Mô tả Là cây thân gỗ nhỏ mọc dứng cao 1-2m, thân có màu đỏ nâu, ít phân cành. Lá có hình trứng dài nhọn, phía gốc lá tròn, mép ...

Nội Dung Chính Gồm:

Còn có tên gọi khác là đay tía, đay quả dài,… tên khoa học là Corchorus olitorius L., thuộc họ Đay (Tiliaceae).

rau đay

Mô tả

Là cây thân gỗ nhỏ mọc dứng cao 1-2m, thân có màu đỏ nâu, ít phân cành. Lá có hình trứng dài nhọn, phía gốc lá tròn, mép lá có răng cưa, dài 5-10cm, rộng 2-4cm, phía dưới lá có 3-5 gân. Lá kèm hình sợi.

Hoa có màu vàng, nhỏ mọc ở kẽ lá. Quả có hình trụ chí thành 5 sống dọc, nhẵn. Hạt hình lê, khi cắt ngang có hình 5 cạnh.

cây rau đay

Phân bố và thu hái

Rau đay được trồng ở khắp nơi trên cả nước, thường dùng để làm rau ăn. Loại rau này cũng được trồng ở các nước khác trên thế giới như châu Phi, châu Mỹ.

Sau khi trông được 1 tháng, lá non sẽ được hái để làm món ăn, làm thuốc, làm sợi,…

Thành phần hóa học

Trong 100g rau đay có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như: 498mg Canxi, 93mg photpho, 3,8mg sắt, 0,24mg vitamin B1, 0.36mg vitamin B2, 168mg vitamin C, vitamin A 7940 đơn vị, Viatmin E 141 đơn vị…Hàm lượng axit folic cũng cao hơn so với các loại rau khác. Rau đay có chứa nhiều nhớt, một tôt hợp chất sinh học rất tốt ho hệ tiêu hóa.

Trong hạt đay có chứa nhiều corchorosid và olitorisid, trong đó olitorisid có tá dụng trợ tim, làm giảm nhịp đập nhanh bất thường của tim.

Trong đông y, rau đay ó vị cay, tính hàn, không độc, ó tá dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giải cảm. Hạt đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tá dugnj hoạt huyết, trợ tim.

Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ rau đay

1. Nhuận tràng, chống táo bón: Lấy 20g rau đay đun lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày, uống liên tục 5-7 ngày. Hoặc lấy rau đay, rau mồng tơi nấu canh ăn 1 lần trong ngày, cũng ăn như vậy trong 5-6 ngày. Hoặc thêm rau má , rau lang nấu cùng rau day và mồng tơi, ăn ngày 1 lần trong 1 tuần.

2. Chữa hen suyễn: Lấy hạt rau đay sắc lấy nước đặc, chia uống trong ngày. Hoặc lấy 12g hạt rau đay giã nát , sao vàng, 20g xơ mướp thái nhỏ sao vàng, cho đun lấy nước chia uống 2 lần trong ngày.

3. Giải cảm nắng: Lấy 1 nắm rau đay tươi, giã nát vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp vào 2 bên thái dương, cố định bằng băng vải để hút hết nóng độc ra ngoài. Hoặc 10-20g hạt rau đay sắc lấy nước, uống khi còn nóng để ra mồ hôi kèm theo nóng độc.

4. Chữa bí tiểu: Lấy 2 nắm rau đay đun lấy nước uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống 1 bát, có tác dụng lợi tiểu.

5. Lợi sữa: Lấy 150-200g rau đay nấu canh ăn trong các bữa ăn trong tuần đầu sau sinh. Từ tuần thứ 2 trở đi, mỗi lần ăn 200-250g rau đay, chia 2 lần trong tuần sẽ giúp sữa về nhanh và không bị tắc sữa.

6. Chữa tràn dịch màng phổi: Lấy 8g hạt rau đay, 16g ý dĩ, 12g tỳ giải, 12g mộc thông, 12g huyền sâm, 12g thổ phục linh, 12g bách bộ, 8g hạt bìm bìm biếc, 8g rễ cỏ tranh, 8g hạt mã đề. Cho tất cả sắc lấy nước, chia uống 2-3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

7. Thanh nhiệt: Lấy rau đay nấu canh cua ăn hàng ngày hoặc lấy 100g rau đay, 50g rau mồng tơi, 2 củ khoai sọ, nấu canh ăn cùng cơm trong 3-5 ngày sẽ giúp giải nhiệt cho cơ thể.

tác dụng của rau đay

8. Chữa phù thũng: Lấy 15-20g hạt rau đay, sắc lấy nước, uống khi còn nóng, chù kín chăn cho ra mồ hôi sẽ thấy người nhẹ nhõm hơn.

9. Chữa rắn cắn: Lấy 1 nắm rau đay, ngọn chuối tiêu, dây kin cang, rửa sạch, gãi nát vắt lấy nước cốt rồi uống, bã đắp vào vết cắn. Trước khi áp dụng, nên dùng dây vải thắt cố định phần trên vết cắn để máu độc không lưu thông.

10. Chữa lỵ mới phát: Lấy 50g lá rau đay sắc lấy nước uống trong ngày.

11. Chữa ngộ độc cá: Lấy 100g lá rau đay tươi sắc với đường phèn, lấy nước uống, uống càng nhiều càng tốt.

12. Hay bị hồi hộp, tim đập nhanh, khó ngủ: Lấy 100g rau đay, mướp hương, rau mồng tơi, cua đồng giã nát, lọc lấy nước, nấu canh và ăn trong bữa ăn hàng ngày.

13. Bị phù thũng cổ trướng: Lấy 12g hạt rau đay, sao thơm, 24g vỏ rễ dâu đã tẩm mật ong sao thơm, 12g trần bì lâu năm và 3 lát gừng tươi. Cho tất acr đun lấy nước uống chia 2 lần trong ngày.

14. Tốt cho trẻ đang bắt đầu ăn dặm: Trong rau đay có chứa nhiều khoáng chất và vitamin, đặc biệt là canxi, rất tốt cho trẻ bắt đầu ăn dặm.

Lưu ý

Bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.


0