25/05/2018, 12:43

Quýt hồng

(Mandarin orange) là tên gọi cho một giống quýt được trồng phổ biến ở một số khu vực thuộc đồng bằng sông Cửu Long. là loại cây ăn trái thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khá đặc biệt. Huyện Lai ...

(Mandarin orange)

là tên gọi cho một giống quýt được trồng phổ biến ở một số khu vực thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

là loại cây ăn trái thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khá đặc biệt. Huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam là vùng chuyên canh cây quýt hồng, hiện toàn huyện có diện tích khoảng 1200 ha nằm trên ba xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành.

Cây quýt hồng cũng giống những cây có múi khác chiếm vị trí quan trọng trong các loại cây ăn quả ở các mặt sau

* chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là vitamin C, có hương vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng.

* Cây cho trái sớm và có sản lượng cao, sau khi trồng ba năm có thể cho trái, nếu cây được chăm sóc kỹ phát triển sớm có thể năm thứ hai đã cho trái đầu.

* Trái có màu hồng đặc trưng và thường chín vào dịp tết Nguyên Đán nên có giá bán khá cao.

* Trái dùng để ăn tươi, vắt lấy nước là thức uống rất bổ ích đặc biệt là người bệnh người có sức khoẻ suy nhược, màu hồng đặc trưng của trái vào dịp Tết nguyên đán trái quýt còn được bày trên mâm ngũ quả. Vỏ được dùng làm thuốc, làm mứt. Hoa, lá, vỏ dùng trích li tinh dầu.

* Trong 100g thịt quả của quýt hồng có chứa 6 – 12g đường dễ hoà tan, 40-90g Vitamin C, ngoài ra còn chứa các chất khoáng như sắt, calci, muối vô cơ...

Rễ

thuộc loại rễ trụ có rễ nhánh rất phát triển. Có nấm (Micorhiza) sống cộng sinh ở lớp biểu bì hút nước cung cấp cho cây, đồng thời cung cấp muối khoáng và lượng nhỏ chất hữu cơ. Do đặc điểm này mà rể thường tập trung gần lớp đất mặt. Thích hợp với đất có sa cấu sét nhẹ, thoáng khí không bị rã khi gặp mưa.

Mỗi năm rễ có 3 lần sinh trưởng phát triển và có 3 cao điểm. Lần thứ nhất rễ phát triển sau đợt cây ra hoa, ra đọt và phục hồi sinh trưởng, lần này số lượng rễ ra rất nhiều. Lần thứ hai giữa đợt đọt hè và thu nên số lượng rễ phát tiển ít. Lần thứ 3 sau khi trái và hạt đã phát dục xong, hàm lượng chất hoà tan trong dần dần chuyển hoá thành đường, nên rễ ít bị ức chế số lượng rễ lúc nầy có tăng nhiều hơn lần thứ hai

Thân

Thuộc loại thân gỗ, dạng bán bụi, cành phân tán mạnh. Thân và cành có gai và rụng khi đạt độ tuổi già nhất định. Cành phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài dến một khoảng nhất định thì dừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng sẽ mọc ra, các cành thứ cấp này cũng mọc đến một khoảng nhất định thì dừng lại và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ. Cành được phân thành các loại như cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng,cành vượt.

Lá quýt thuộc dạng lá đơn, mọc xen, thắc ở giữa chia lá thành cánh lá và phiến lá, lá có cuốn lá, gân lá hình lông chim, lá bóng dầy có chứa tinh dầu. Khi già lá co lại.

Hoa

Hoa quýt hồng thuộc dạng hoa chùm, có 6 cánh hoa xếp thành hai vòng, nhị hợp. Bầu có 6-10 ngăn. Hoa có mùi thơm hấp dẫn côn trùng.

Trái

Trái có hình cầu dẹp ở hai đầu, đỉnh và đáy trái lõm, có từ 6-10 múi, mỗi múi có từ 0-4 hạt, vỏ có quả màu hồng đặc trưng rất đẹp và không có lớp vỏ trắng xốp. Mặt ngoài vỏ có lớp sừng chứa nhiều túi tinh dầu.

Nhiệt độ

có biên độ nhiệt khá rộng từ 15-320C, ẩm độ cao >70% Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Ánh sáng

hợp với ánh sáng tán xạ, ánh sáng có cường độ 10.000-15.000 lux, tương đương với ánh sáng lúc 8h và 16-17 giờ vào những ngày quan mây mùa hè. Do đó nên bố trí trồng dầy hợp lí nhằm tạo bóng râm cho cây quýt.

Nước

có khả năng chịu ẩm và chịu hạn tốt. Ẩm độ và nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước của cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng và nhất là làm cho vỏ dầy, ít thơm, chất lượng kém. Quýt cần nhiều nước nhất là thời kỳ ra hoa kết trái nhưng cũng rất sợ ngập úng.

Gió

vùng Lai Vung chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây nam và Đông bắc, vì lúc này cây đang mang trái. Chỉ có gió Tây nam mới gây thiệt hại đến năng suất, gió Đông bắc cộng với nhiêt độ giảm đây là điều kiện thích hợp cho cây quýt hồng phát triển. Vì thế trái chín vào tháng 11-12 âm lịch thường có màu đẹp hơn so với trái chín nghịch mùa (những tháng còn lại trong năm).

Đất đai

là cây rất kén đất chỉ có vùng Lai Vung là thích hợp, tại đây đất thông thoáng, thoát nước tốt, hàm lượng hữu cơ cao lớn hơn 3.5%. Đặc biệt là đất không bị rã khi trời mưa gây hồ mặt. Đất phải có tầng canh tác cao hơn 80cm, pH đất từ 5,5-6,5 là thích hợp.

Các yếu tố dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của quýt hồng gồm thành phần đa lượng và thành phần vi lượng - thành phần đa lượng gồm có + Đạm (Nitrogen) Đạm là yếu tố có vai trò quyết định đến năng suất và phẩm chất của trái, thúc đẩy quá trình phát triển cành, lá và đọt mới cho cây. Thiếu đạm, lá mất diệp lục màu lá chuyển sang vàng, nhánh mang trái nhỏ, lá bị rụng, trái nhỏ, vỏ trái mỏng, năng suất giảm. Thừa đạm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng trái, trái to vỏ dầy chậm lên màu. Hai dạng đạm chính được hấp thụ từ đất là: nitrate (NO3-) và amonium (NH4+). Quá trình hấp thu vận chuyển đạm lên cây bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồm nhiệt độ, đất, rễ, mức sống của cây và mức độ oxy trong đất. + Lân (Phosphorus) Lân rất cần cho quá trình phân hoá mầm hoa. Thiếu lân cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, cành lá không phát triển được, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trái. Trong đất hiện diện ở hai dạng vô cơ và hữu cơ. + Kali (Potassium) Kali là phần rất cần thiết cho phẩm chất trái. Cây đủ kali sẽ cho trái to, ngọt, đặc biệt là vỏ trái có khả năng chịu đựng tốt trong việc vận chuyển cũng như trong bảo quản.

Mô hình canh tác

Tại Lai Vung mô hình canh tác chính là chuyên canh quýt hồng với diện tích lớn

Kỹ thuật canh tác

Chuẩn bị đất

Chọn đất có sa cấu thích hợp, không bị ngập úng trong mùa mưa. Lên líp theo kiểu cuống chiếu, mặt líp rộng 5m, độ cao cách mặt nước ngầm tối thiểu 80cm, mương rộng từ 1,5-2m.

Chuẩn bị giống

Giống được trồng ngoài líp ươm khoảng một năm tuổi. Cây con được trồng bằng hạt hoặc cành chiếc. Chọn cây con khoẻ phát triển tốt, có dáng thẳng, chiều cao từ 0,8-1,2m, lá to có đọt non phát triển tốt.

Nếu giống trồng bằng hạt thì chọn trái của những cây có tuổi từ 5 năm tuổi trở lên, cây xay trái, trái to, vỏ đẹp, trái có ít múi và múi to.

Nếu giống là nhánh chiết tiêu chuẩn chọn cây lấy cành chiết tương tự như cây lấy hạt. Chọn những nhánh phát triển tốt để chiết. Giống phải đảm bảo tuyệt đối sạch bệnh.

Cách trồng

Trồng cây con dọc theo líp với khoảng các 2 cây là 3m, mỗi líp trồng hai hàng song song. Trồng xong phải tưới nước liền, nên trồng vào đầu mùa mưa để giảm nhẹ lượng nước tưới.

Chăm sóc

* Giai đoạn cây con

Cây con sau khi trồng cần phải được chăm sóc kỹ, nhằm đảm bảo mật số và độ đồng đều giữa các cây. Cây con mới trồng thường bị vàng lá do rể bị nấm bệnh tấn công, sâu vẽ bùa ăn lá non làm lá bị quéo lại và khô chết đi làm giảm khả năng quan hợp của cây. Định kỳ cắt tỉa tạo tán, nên cắt tỉa đồng loạt giúp thuận tiện trong việc quản lí sâu vẽ bùa.

* Giai đoạn cây trưởng thành

Cây con sau khi được 1 năm tuổi là giai đoạn chuẩn bị cho trái do đó cần phải chăm sóc tốt nhằm tăng năng suất trái.

Thường xuyên cắt tỉa cành vượt, cành bị sâu bệnh, những cành yếu chậm phát triển. Quản lí sâu vẽ bùa và một số bện khác

Giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng tăng do đó cần phải tăng lượng phân cho cây. Lượng phân bón cho 1 ha như sau: định kỳ hai tháng bón một lần.

+ Phân chuồng 50 kg

+ NPK 20 kg

* Giai đoạn kích thích cây ra hoa hoa

Giai đoạn này phải đảm bảo đủ nước và tăng cường thêm lượng phân có bổ sung thêm phân DAP. Lượng phân bón cho 1ha như sau:

+ Phân chuồng 100 kg

+ NPK 10 kg

+ DAP 30 kg

* Giai đoạn sau khi đậu trái

Sau khi đậu trái 45 ngày ngoài nước tưới thì nhu cầu phân như sau

+ Phân chuồng 200 kg

+ NPK 25 kg

+ DAP 20 kg

Định kỳ 1,5-2 tháng bón một lần

Ngoài nhu cầu phân và nước giai đoạn này cần chú ý các loại côn trùng gây hại chính như: nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng, sâu vẽ bùa, sâu đục vỏ trái.

Phòng trừ bằng cách thường xuyên quan sát phát hiện sớm nếu phát hiện nhện gây hại thì phun một số loại thuốc như Alphamai, Nisuran, Casudan, F94, Octus...

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây quýt hồng thường gặp một số loài côn trùng, nhện gây hại và các bệnh sau:

Côn trùng và nhện gây hại

* Nhóm nhện (nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng) nhện đỏ (Panonychus citri) là phổ biến và chiếm mật số cao. Nhện tấn công trên lá và trái, chúng chích, cạp, hút nhựa của lá và trái.

Trên lá vết cạp, hút để lại những chấm nhỏ li ti trên mặt lá, lá bị hại có thể khô dính lại trên cây trong một thời gian dài sau đó. Trên trái, nhện thường sống tập trung ở cuốn trái, đít trái và phần lõm của vỏ trái. Khi trái còn non nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì làm vỡ tuyến tinh dầu trên vỏ trái, sau đó vỏ trái bị biến màu, các vết thương trên vỏ trái khô dần tạo nên những đóm sần sùi trên vỏ trái hay còn gọi là da cám Phòng trị bằng cách phun thuốc hoá học như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Phosalone, Kelthane, Zineb nếu có nhện xuất hiện định kỳ 15-21 ngày phun một lần.

* Sâu vẽ bùa (Phyloccnistis citrella)

Trứng được đẽ gần gần gân chính của lá. Sau khi nở, sâu đục lòn dưới mặt lá thành những đường hầm giữa hai măt lá để ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục. Sâu ăn tới đâu thường bày tiết tới đó, vệt phân kéo dài thành một đường liên tục thành một sợi chỉ dài. Đường đục rộng dần lên theo độ tuổi của sâu. Nếu bị gây hại nặng thì lá quýt có triệu chứng lá bị cong queo lại kích thước lá giảm rõ rệt, từ đó làm giảm khả năng quan hợp của lá, chòi non ngừng tăng trưởng và có thể trơ trụi không có lá. Sâu vẽ bùa còn là nguyên nhân lan truyền và phát triển bệnh loét do vi khuẩn xathomonas campestris gây nên. Phòng trị bằng cách phun thuốc hoá học như: Confidor, Dầu Oleoestec ngoài tác dụng diệt ấu trùng còn có khả năng diệt trứng. Ngoài ra có thể phòng ngừa bằng cách tỉa cành, bón phân hợp lí, cắt tỉa cùng lúc để chồi ra đồng loạt để hạt chế lây lan sâu vẽ bùa liên tục trong năm.

* Sâu đục vỏ trái (Prays citri)

Sâu tấn công khi trái còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u, sần trên trái. Nếu bị năng trái sẽ rụng, khi sâu tấn công lúc trái lớn để lại u, sần rất to làm mất giá trị thương phẩm của trái, mặc dù chất lượng thịt trái không bị ảnh hưởng. Phòng trị Theo dõi, phát hiện triệu chứng sâu mới gây hại trên trái khi cây vừa tường trái. Thu gom những trái đang nhiễm đem chôn để diệt trừ sâu gây hại Nếu thường xuyên bị nhiễm có thể phun thuốc đặc trị khi trái còn non, phun hai lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 7-10 ngày

Bệnh gây hại

* Bệnh loét (ghẻ lõm)

Vết bệnh lúc đầu nhỏ, hơi úng nước, có màu xanh đậm, xung quanh có màu quần vàng, vết bệnh sau đó lớn dần có màu vàng nhạc và nâu nhạt, mọc nhô lên mặt lá, vỏ trái hoặc vỏ cành. Kích thước vết bệnh từ 1-5mm, vết bệnh có hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữa vết bệnh có lõm xuống, nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành mảng lớn hình dạng bất định Bệnh thường gây hại cả trên lá, trái và cành. Bệnh thường lây lan và gây hại nặng vào mùa mưa do ẩm độ không khí cao, hoặc do mưa làm văng nguồn bệnh từ lá bệnh sang lá khác. Các vườn trồng dầy, bón nhiều đạm, vườn cây con thường bị nhiễm nặng hơn. Phòng trị: Cắt tỉa cành, lá, trái bị bệnh. Thu gom các cành lá, trái bị bệnh rụng đem tiêu hủy, nhất là trước khi tưới nước ra hoa phải đảm bảo vườn sạch bệnh Không phun nước tưới lên tán lá vào buổi chiều mát, chỉ tưới vào gốc cây không tưới thừa nước. Tăng cường bón thêm phân kali cho vườn Phun ngừa bằng các loại thuốc gốc đồng như Copper Zin 85WP, Coc 85WP, Kocide với liều lượng 20-30g cho bình 8lit. Phunvào giai đoạn trước khi mùa mưa đến hoặc trước khi tưới nước ra hoa. Phun trị bằng các loại thuốc sau: Kasuran 50WP, New Kasuran 16,6 WP, Kasumin 2L, Starner 20WP, Sasa 40WP, Batocide 12WP, Cuprimacin 500 81WP với liều lượng 20-30g cho bình 8lít thời gian 7-10 ngày phun một lần

* Bệnh vàng lá rụng lá (thối rễ vàng lá chết nhanh)

Cây bệnh lá vẫn lớn bình thường, nhưng gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngã màu vàng xanh sau đó rụng đi, nhất là khi có gió hoặc ta lắc nhẹ cây. Các lá già rụng trước sau đó đến các lá trên, nhìn vào cây thấy gốc trơ trụi chỉ còn lại đọt lá Lúc đầu bện chỉ biểu hiện ở một vài nhánh vàng lá rụng lá, sau đó toàn bộ cây sẽ bị rụng lá. Cây bệnh cho nhiều chồi ngắn nhỏ, nhiều hoa, trái, trái chua và cuối cùng cây chết hẳn. Đào rễ lên thấy phía cành bị rụng lá rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, rễ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Bệnh nặng tất cả các rễ đều bị thối cây chết. Bệnh do nấm Fusarium solani tấn công vào chóp rể làm rễ bị thối. Cây bị ngập úng, xiết nước ra hoa làm rễ suy yếu hoặc do tuyến trùng ( Pratylenchus coffea, Radopholus similis, Tylenchulus semipenetrans, Meloidogyne sp.) tương quan với nấm fusarium solani và kết hợp với nấm Penicillium và Aspergiluss (phân huỷ gỗ), sẽ làm rễ cây bị bệnh nặng hơn. Phòng trị thường xuyên thăm vườn theo dõi phát hiện sớm bệnh, cắt bỏ những rễ bị thối thối. Bón thêm phân lân, kali tăng khả năng đề kháng của rễ đối với bệnh hoặc tưới MKP để phục hồi nhanh hơn. Sử dụng các loại thuốc sau Thiram 85WP, Benomyl 50WP, Ridomil 72WP, Deroral 70WP,… với liều lượng 30-50g cho một bình 8lít.

Xử lí ra hoa

Cách xử lí ra hoa truyền thống đơn giản nhất đó là xiết nước vào khoảng tháng giêng tháng hai âm lịch. Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa đợi khi cành mang hoa phát triển đầy đủ và lá vừa già thì tiếng hành xiết nước (không tưới nước để cây thiết nước và lá sẽ héo đi), khoảng 20 ngày thấy lá sào thì tưới nước trở lại. Cây sẽ tươi lại và sẽ trổ hoa trong thời gian khoảng 15 ngày kể từ khi tưới nước trở lại cho cây.

Ngoài biện pháp trên ta có thể xử lí ra hoa nghịch mùa, bằng cách che cao su trên mặt líp không cho nước mưa rơi xuống mặt líp vì thường những tháng này rời vào lúc có mưa, kết hợp với không tưới nước, có thể kết hợp phun GA3 lên lá. Khi đó cây thiếu nước lá sẽ héo đi, sau đó tiến hành tưới nước trở lại cây cũng sẽ ra hoa như kỹ thuật xiết nước vào mùa khô.

Điều kiện quyết định cho kỹ thuật xử lí ra hoa nghịch mùa thành công là không gặp lúc mưa nhiều, lượng nước mưa cung cấp qua lá không đủ cho nhu cầu của cây.

Thu trái

Khi trái chín có màu hồng nhạt chính là lúc có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch phải đảm bảo đúng kỹ thuật tránh cây mất sức và đâm chồi kém vào mùa sau.

0