Họ Cỏ băng chiểu (Scheuchzeriaceae)
Chi duy nhất của họ, Scheuchzeria, chỉ chứa 1 loài, cỏ băng chiểu (Scheuchzeria palustris), một loại cây thân thảo sinh sống trong khu vực đầm lầy nước lạnh vùng ôn đới và hàn đới Bắc bán cầu, với một số tác giả coi là chia ra thành 2 phân loài - gồm cỏ ...
Chi duy nhất của họ, Scheuchzeria, chỉ chứa 1 loài, cỏ băng chiểu (Scheuchzeria palustris), một loại cây thân thảo sinh sống trong khu vực đầm lầy nước lạnh vùng ôn đới và hàn đới Bắc bán cầu, với một số tác giả coi là chia ra thành 2 phân loài - gồm cỏ băng chiểu châu Âu và cỏ băng chiểu Bắc Mỹ. Chúng là:
* Scheuchzeria palustris subsp. palustris. Miền bắc và đông châu Âu, miền bắc châu Á.
* Scheuchzeria palustris subsp. americana (Fernald) Hultén. Miền bắc Bắc Mỹ.
Chi này được đặt tên theo nhà tự nhiên học Thụy Sĩ là Johann Jakob Scheuchzer (1672-1733) và em trai ông là Johann Kaspar Scheuchzer. Tên khoa học của loài (palustris) là từ trong tiếng La tinh để chỉ đầm lầy.
Cỏ băng chiểuCây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG II, với họ Maundiaceae vẫn nằm trong họ Juncaginaceae còn họ Limnocharitaceae vẫn đứng độc lập.
Phân bố và sinh thái học
Scheuchzeria palustris phân bố rộng trong các khu vực ôn đới ấm vừa phải và lạnh của Bắc bán cầu. Tại ranh giới phía nam của sự phân bố, nó chỉ xuất hiện tại một vài nơi cô lập, thường là khu vực miền núi (Pyrénées, Anpơ, Karpat, Bắc Cordillera), nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở vùng bình nguyên. Ví dụ, trong khu vực cận kề Kharkiv và Voronezh nó xuất hiện tại đầm lầy rêu than bùn (Sphagnum spp.) hóa thạch sống của các thềm trên đồng cỏ đất cát, trong các thung lũng triền sông cùng với nhiều loài khác sinh sống ở phương bắc như cói bông (Eriophorum spp.), gọng vó (Drosera spp.), mạn việt quất (Oxycoccus spp.) v.v.
Miêu tả
Minh họa của Jacob Sturm từ sách Deutschlands Flora in Abbildungen, 1796Cỏ băng chiểu là loài thực vật vùng đầm lầy không lớn (cao tới 20 cm) sống lâu năm với thân rễ dài (tới 0,5 m), thường gốc ghép chia nhánh, đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố lớp phủ rêu than bùn trên các đầm lầy, đặc biệt tại các khu vực sình lầy ven các gò đất cao trên đầm lầy.
Các lá thẳng, rõ nét, phân bố 2 tầng dọc theo thân cây ngắn có thể bị nhầm là lá của loài nào đó trong các họ như cói hay hòa thảo. Ở gốc lá có bẹ hở và tương đối dài, tách khỏi phiến lá bằng phần nhô ra nằm ngang dạng màng — thùy lưỡi, hơi thấp hơn một chút so với đỉnh lá trên mặt trên của nó nổi rõ một hốc gần như thuôn tròn — một lỗ thủy dịch, đóng vai trò của lỗ thoát nước để thoát nước dư thừa. Ở các nách lá là các lông tơ đa bào, tương đồng với các vảy nội bẹ của nhiều loài thực vật một lá mầm sống thủy sinh hay trong vùng đầm lầy. Trong tất cả các cơ quan sinh dưỡng có nhiều mô hô hấp, cho phép các chồi non của cỏ băng chiểu nhô lên khỏi mặt nước.
Quả của cỏ băng chiểuỞ trạng thải ra hoa cỏ băng chiểu là khó thấy, do cụm hoa dạng chùm của nó với các bông hoa không đẹp mắt chỉ nhô cao hơn một chút trên thảm rêu than bùn.
Cụm hoa của cỏ băng chiểu, kết thúc bằng các chồi sinh sản có lá, thường bao gồm 3-6 (10) hoa lưỡng tính đối xứng tỏa tia, nằm trên các cuống ngắn trong nách của các lá bắc. Bao hoa là 6 lá đài không lớn, đường kính 4-6 mm màu xanh lục hơi vàng hay hơi nâu, phân bố thành 2 vòng, mỗi vòng 3 lá đài. Các nhị cũng có kiểu phân bố tương tự và nằm cao hơn các cánh hoa. Chúng bao gồm các bao phấn tương đối lớn màu nâu đỏ trên các chỉ nhị dài. Trụ (gân) bao phấn kéo dài trên đỉnh thành phần trên gân nhọn đầu. Các hạt phấn hoa không có lỗ. Bộ nhụy là 3, hiếm khi 2 hay 4—6 lá noãn tự do chỉ hơi nhô lên từ đế. Mỗi lá noãn mang 2 (hiếm khi nhiều hơn) phôi hạt ngược và hơi thu hẹp tới đầu nhụy hình đĩa nằm trên đỉnh của nó, được che phủ bằng các núm tương đối dài. Ra hoa trong khoảng tháng 5-6.
Khi mang quả các chồi sinh sản của cỏ băng chiểu trở nên dễ thấy hơn, do chúng mang các quả tương đối to màu lục vàng—nhiều lá noãn, các phần của nó phồng lên và lộ ra các khe hở theo đường khớp của các lá noãn. Ra quả trong giai đoạn tháng 6-7.
Cỏ băng chiểu là loài thụ phấn nhờ gió, trong đó khả năng tự thụ phấn bị giảm đi vì thuần thục sớm hơn của phấn hoa so với nhụy của cùng một hoa. Các hạt hình elip tương đối lớn được phát tán chủ yếu nhờ nước, do chúng có độ nổi cao vì sự có mặt của các mô chứa không khí tại lớp vỏ. Ngoài ra, cỏ băng chiểu cũng nhân giống nhanh nhờ sinh sản sinh dưỡng, do các nhánh thân rễ nhanh chóng đánh mất mối liên hệ với cây mẹ. Sự dịch chuyển các phần không lớn của thảm rêu than bùn cùng với các đoạn thân rễ của cỏ băng chiểu và các loại thực vật đầm lầy khác nhờ nước trong thời gian ngập lụt là có thể.
Ý nghĩa và sử dụng
Cỏ băng chiểu — một trong các loài thực vật tạo than bùn cơ bản trong các đầm lầy đầu nguồn hay vùng chuyển tiếp.