05/06/2017, 10:39

Quy luật phân bố của lục địa và đại dương trên Trái Đất

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bổ các lục địa và đại dương trên Trái Đất có một số qui luật: - Phần lớn diện tích các lục địa nằm ở bán cầu Bắc (diện tích lục địa là 39,4%, đại dương là 61,6%), phần lớn diện tích đại dương nằm ờ bán cầu Nam (81% diện tích là nước, 19% là đất nổi). Vì vậy, bán ...

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bổ các lục địa và đại dương trên Trái Đất có một số qui luật: - Phần lớn diện tích các lục địa nằm ở bán cầu Bắc (diện tích lục địa là 39,4%, đại dương là 61,6%), phần lớn diện tích đại dương nằm ờ bán cầu Nam (81% diện tích là nước, 19% là đất nổi). Vì vậy, bán cầu Bắc được xem là bán cầu lục địa, còn bán cầu Nam được xem là bán cầu đại dương. - Các lục địa và đại dương theo vị trí cùa chúng có tính chất tương phản (có sự phân bố đối xứng ...

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bổ các lục địa và đại dương trên Trái Đất có một số qui luật:

- Phần lớn diện tích các lục địa nằm ở bán cầu Bắc (diện tích lục địa là 39,4%, đại dương là 61,6%), phần lớn diện tích đại dương nằm ờ bán cầu Nam (81% diện tích là nước, 19% là đất nổi). Vì vậy, bán cầu Bắc được xem là bán cầu lục địa, còn bán cầu Nam được xem là bán cầu đại dương.

- Các lục địa và đại dương theo vị trí cùa chúng có tính chất tương phản (có sự phân bố đối xứng nhau qua tâm Trái Đất, hay có tính đối chân ngược nhau, nghĩa là nếu ở phía bèn này là biển thi phía bên kia đối xứng qua tâm là lục địa). Ví dụ: lục địa Nam Cực và Bắc Băng Dương, châu Phi và châu Âu với Thái Bình Dương, lục địa Bắc Mĩ với Án Độ Dương, các lục địa miền Bắc tương phản với các đại dương miền Nam (ranh giới của nó là đường nối liền các đuôi phía nam cùa châu Phi, châu Úc và châu nam Mĩ)... Nếu lăn một quà Địa cầu trên mặt bàn thì khi đinh quả cầu trùng với đại dương, điểm chạm mặt bàn 19 trong 20 trường hợp là điểm trên đất nổi.

- Tất cả các lục địa, trừ Châu Nam Cực nhóm thành từng đôi một (theo hướng kinh tuyến nhưng lục dịa phía Nam không phải là đoạn kéo dài cùa lục địa phía Băc): Bắc Mĩ với Nam Mĩ, châu Âu với châu Phi, châu Á với châu úc. Mỗi đôi tạo thành một “tia đại lục” và tất cả các tia đều chụm lại ở cực Bắc tạo thành một ngôi sao lục địa.

- Hầu hết các lục địa đều cỏ hình tam giác quay mũi nhọn về phía nam. Dạng hình trái lê (cỏ 3 góc) là đặc tính cùa Châu Nam Cực.

- Đường bờ một sổ lục địa có hình dạng lồi lõm khớp với nhau. Chẳng hạn, bờ Tây cùa lục địa Phi với bờ Đông cùa lục địa Nam Mĩ, bờ Đông Nam cùa lục địa Á - Âu với các đảo ở Tây Nam Thái Bỉnh Dưong...

- Các dạng địa hình kéo dài theo kinh tuyển thường có dạng chữ s (các dãy núi dọc bờ Tây châu Mĩ, dải núi ngâm trong Đại Tây Dương, dải quần dào va bờ biển phía đông châu Á...).

0