Quảng Ninh - Yên Tử
Yên Tử cách thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) 14 km về phía Tây Bắc. Theo Thiền sử, Yên Tử là nơi ra đời và phát triển thiền phái Trúc Lâm với ba vị tổ: Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng, là ông tổ thứ nhất. Pháp Loa tôn giả (tên thật Đồng Kiên ...
Yên Tử cách thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) 14 km về phía Tây Bắc. Theo Thiền sử, Yên Tử là nơi ra đời và phát triển thiền phái Trúc Lâm với ba vị tổ: Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng, là ông tổ thứ nhất. Pháp Loa tôn giả (tên thật Đồng Kiên Cương, 1284 -1330) là ông tổ thứ hai. Lý Đạo Tái (1254 -1334 ) pháp danh Huyền Quang tôn giả, là ông tổ thứ ba.
Quần thể di tích Yên Tử có 11 chùa, rất nhiều am, tháp trải từ Bí Thượng (chân Dốc Đỏ) đến chùa Đồng. Đường lên Yên Tử phải qua nhiều dốc và suối. Linh Động Tự (chùa Lân), có 25 ngọn tháp bằng gạch và đá, đẹp nhất là tháp Tịch Quang (niên đại 1727), nơi giữ xá lị sư Tuệ Đăng, người sáng lập ra chùa này. Vuợt dốc Dây Điều, Vá Quỳ đến gò đất rộng, bằng phẳng có 8 ngôi tháp trong đó có 3 tháp đá cao 3 tầng, ngọn cổ nhất có niên đại 1758. Khu Tháp Tổ
rộng khoảng 3000m2, có 97 ngọn tháp. Giữa lăng là Tháp Tổ có tên Huệ Quang Kim Tháp, nơi giữ xá lị của Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ. Tháp gồm 46 tảng đá ghép, bệ tháp hình đài sen, 102 cánh, có pho tượng Đức Ngài Điều Ngự bằng đá cẩm thạch, cao 62 cm. Chùa Hoa Yên là nơi thờ Trúc Lâm tam tổ. Tượng Trần Nhân Tông lớn nhất đặt ở giữa hậu cung. Chùa có cây đại 700 tuổi. Sau chùa, có tháp Độ Nhân, xây bằng gạch tráng men, gần 8 thế kỷ dãi dầu mưa nắng mà vẫn bền màu. Vượt qua nhiều suối dốc nữa sẽ lên tới vị trí cao nhất của Yên Tử - bia chữ Phật cao 3m, rộng khoảng 2m. Gần bia là chùa Đồng. Tương truyền, mỗi lần đánh chuông ở chùa Đồng thì mây mưa kéo tới.Yên Tử xưa là trung tâm Phật giáo ở Việt Nam. Ngày nay, Yên Tử là di tích lịch sử, văn hoá rất có giá trị của Việt Nam.