Quản trị Stress
Chúng ta đã bắt đầu chương này bằng các tóm lược theo mô hình tương đối đơn giản: 4 loại stress - thời gian, đối đầu, hoàn cảnh, và lường trước - gây ra các phản ứng cá nhân về sinh học, tâm lý học và xã hội của cá nhân. Những phản ứng này ...
Chúng ta đã bắt đầu chương này bằng các tóm lược theo mô hình tương đối đơn giản: 4 loại stress - thời gian, đối đầu, hoàn cảnh, và lường trước - gây ra các phản ứng cá nhân về sinh học, tâm lý học và xã hội của cá nhân. Những phản ứng này bịkìm hảm bởi khả năng hồi phục mà cá nhân phát triển theo thời gian để đối phó với stress. Một cách tốt nhất để hạn chế stress là nhằm hạn chế quản lý thời gian, uỷ quyền, thiết kế lại công việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên, và hoạch định.Chiến lược quản lý stress hữu hiệu nhất là tăng cường khả năng tự hồi phục. Stress có thể gây ra các tác động phá hoại. Hậu quả của chúng có thể là mất khả năng tập trung, lo lắng, suy nhược đến rối loạn tiêu hoá, kháng thể kém đối với bệnh tật, và bệnh tim. Đối với các tổ chức, hậu quả của chúng là sự vắng mặt, tinh thần công nhân thấp đến tai nạn và tỷ lệ thuyên chuyển cao (Sailer, Schlacter, và Edwards 1982; Selye, 1976) Đáng tiếc, các diễn đàn khoa học chỉ tập trung vào hậu quả của stress. Rất ít đề cập đến làm thế nào để đối phó hiệu quả với stress thậm chí chỉ ra cách phòng ngừa. Chúng ta thảo luận bằng mô hình để hiểu stress và học cách đối phó với chúng. Mô hình này xác định các loại stress gặp phải chủ yếu bởi người quản lý, các hành động cơ bản đối với stress, và một số nguyên nhân mà ai đó trải qua nhiều hành động tiêu cực (tiết lộ công việc) hơn những người khác. Phần sau cùng sẽ trình bày một số quy tắc chung để quản lý và thích nghi với stress, cùng với một số ví dụ cụ thể và các hướng dẫn thuộc về hành vi.
Mô hình stress đưa ra trong hình 2.1 bao gồm 3 thành phần cơ bản. Thứ nhất, cảm nhận stress đến từ loại stress nào đó. Chúng có thể được xem là tác nhân gây ra các phản ứng cá nhân về sinh lý và tâm lý cá nhân. Mặc dù ở mức độ stress vừa phải hướng đến việc tăng kết quả thực hiện và sự thoả mãn. Mức stress cao trong thời kỳ dài có thể đến bệnh lý (lo âu, bệnh tim, suy nhược thần kinh).
Bốn loại chính của stress - thời gian, lường trước, tình trạng, đối phó. Mỗi loại tạo ra kết quả tiêu cực. Tuy nhiên các cá nhân sẽ khác nhau về mức độ các loại stress này, và có thể dẫn đến kết quả bệnh lý hay tâm thần. Những gì mà Eliot và Breo (1984) gọi là “hot reactors” có nghĩa là họ chịu đựng những phản ứng tiêu cực rất cao từ stress, một số người khác thì có khả năng phục hồi tốt hơn. Điều kiện thể lực, các đặc tính nhân cách, các cơ chế hỗ trợ xã hội trong việc giảm nhẹ stress. Khả năng đối phó với stress được xem như khả năng phục hồi. Về tác động, phục hồi hoạt động như là tiêm chủng để chống lại các ảnh hưởng stress. Điều này giúp giải thích tại sao các vận động viên thực hiện tốt hơn trong các trận “thi đấu lớn” trong khi những người khác thì thực hiện tồi tệ.
Một số nhà quản lý trông có vẻ như những nhà chiến lược tài ba khi trong tình thế lâm nguy, trong khi những người khác ẩn mình dưới các áp lực.
Các cá nhân cũng muốn sử dụng các phương pháp khác nhau để đối phó với stress. Một số phương pháp, như là rút lui, tham chiến, chán nản có khuynh hướng phản tác dụng. Các phương pháp khác cải thiện điều kiện sức khoẻ và cảm xúc, thiết lập một hệ thống hỗ trợ xã hội, và thư giãn, cho phép các nhà quản lý khai thác lợi ích tích cực từ stress, như là kiểm tra các kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp. Trong việc quản lý stress, sử dụng cách tiếp cận phân tầng cụ thể được xem là hiệu nghiệm nhất. Thứ nhất, cách hiệu quả nhất để quản lý stress là hạn chế và tối thiểu hoá về stress với các chiến lược chủ động. Những điều này tạo ra một môi trường mới cho các cá nhân không có stress (Weick, 1979). Một cách tiếp cận thứ hai cho các cá nhân tăng cường khả năng của họ để khống chế stress, đó là tăng khả năng hồi phục. Cách này được gọi là cách tiếp cận tiên phong và được thiết kế với hành động chủ động nhằm chống lại các tác động tiêu cực của stress. Thứ ba, việc phát triển các kỹ thuật ngắn hạn để đối phó với stress là cần thiết khi yêu cầu các phản hồi trực tiếp. Chúng là cách tiếp cận bị động mà mọi người có thể áp dụng ngay tại chổ như là một phương thuốc để giảm tạm thời tác động của stress.
- Tăng cường hiệu quả cá nhân thông qua quản lý Stress
- Quản lý Stress
- Hạn chế Stress
- Hạn chế stress thời gian thông qua quản lý thời gian
- Các nguyên tắc quản lý thời gian
- Các quy tắc của nhà quản lý
- Hạn chế stress đối đầu và hoàn cảnh thông qua ủy thác khéo léo
- Các hạn chế của ủy thác
- Quyết định khi nào ủy thác
- ủy thác công việc thích hợp
- Hạn chế stress hoàn cảnh thông qua việc thiết kế công việc
- Hạn chế stress lường trước thông qua việc phân loại ưu tiên và hoạch định
- Xây dựng sự phục hồi để kiểm soát Stress
- Phục hồi cơ thể
- Tình trạng về tim mạch
- Ăn kiêng
- Phục hồi tâm lý
- Dũng cảm
- Tính cách loại A
- Phục hồi mang tính xã hội
- Các kỹ thuật làm giảm stress tạm thời
Tham khảo chi tiết ở đây.