25/05/2018, 08:32

Quản lý tài sản riêng

Nguyên tắc bình đẳng trong sự độc lập . Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 33 khoản 1, vợ, chồng có quyền sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 của điều luật ấy. Khoản 5 của điều luật sẽ được xem xét sau. ...

Nguyên tắc bình đẳng trong sự độc lập. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 33 khoản 1, vợ, chồng có quyền sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 của điều luật ấy. Khoản 5 của điều luật sẽ được xem xét sau. Ở đây, ta ghi nhận rằng từ điều luật đã dẫn, vợ, chồng, trên nguyên tắc có độc quyền trong việc sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của mình.

Trộm cắp tài sản của nhau. Khi xây dựng BLHS 1999 Điều 138 về tội trộm cắp tài sản, người làm luật không phân biệt người phạm tội tuỳ theo quan hệ thân thuộc hoặc tình cảm với người bị thiệt hại. Bởi vậy một cách duy lý, vợ (chồng) có hành vi trộm cắp tài sản riêng của nhau cũng có thể bị chế tài về mặt hình sự theo điều luật vừa dẫn

Ở một số nước (Pháp, chẳng hạn), trộm cắp giữa vợ chồng không cấu thành tội phạm.
. Kết luận này thực ra không có ý nghĩa thực tiễn đáng kể, bởi: 1. như đã biết, đa số các cặp vợ chồng Việt Nam đều bắt đầu cuộc sống chung với số tài sản riêng không đáng kể; 2. do hiệu lực của quy tắc theo đó, các tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng mà khối tài sản riêng dần thu hẹp lại theo tuổi thọ của cuộc sống chung. Ngoài ra, còn có sự can thiệp của tình cảm và của đạo lý: liệu có bao nhiêu người tố cáo vợ (chồng) của mình có hành vi trộm cắp tài sản của mình ? Trên thực tế, còn có thể có trường hợp vợ (chồng) chiếm giữ lén lút tiền lương, thu nhập của chồng (vợ) mình; nhưng, tiền lương, thu nhập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung.

U quyn. Người có quyền sở hữu tài sản có thể uỷ quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Quy tắc này cũng được áp dụng cho việc uỷ quyền quản lý tài sản riêng của vợ (chồng). Trên thực tế, vợ (chồng) có thể để cho chồng (vợ) quản lý tài sản của mình mà không lập văn bản uỷ quyền; chồng (vợ) cũng có thể chủ động thực hiện việc quản lý tài sản riêng của vợ (chồng) mình mà người sau này không biết. Ta nói rằng chồng (vợ) trong các trường hợp đó ở trong tình trạng thực hiện công việc mà không có uỷ quyền. Tuy nhiên, một cách hợp lý, tình trạng thực hiện công việc mà không có uỷ quyền chỉ được coi là hợp lệ một khi người ở trong tình trạng đó dừng lại ở các giao dịch mang tính chất quản trị tài sản

Trên thực tế, vợ (chồng) cũng có thể cho thuê tài sản của chồng (vợ) mình, có thể thu hoạch hoa lợi, lợi tức gắn liền với tài sản riêng. Tuy nhiên, vợ (chồng) hình như không thể mặc nhiên thay và nhân danh người còn lại tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng trong mọi trường hợp. Ví dụ, vợ, nếu không có sự đồng ý hoặc uỷ quyền hợp lệ của chồng, không thể nhân danh chồng đứng ra nghiệm thu công tác sửa chữa, tu bổ một bất động sản thuộc sở hữu riêng của chồng.
. Việc uỷ quyền định đoạt tài sản phải được lập thành văn bản theo đúng luật chung về uỷ quyền. Thực tiễn ghi nhận rằng trong trường hợp định đoạt các tài sản riêng mà quyền sở hữu phải được đăng ký, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ chấp nhận chứng nhận, chứng thực giao dịch một khi người chuyển nhượng là người có tên trên giấy chứng nhận đăng ký hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản của người đó. Bởi vậy, các khó khăn chỉ xuất hiện khi tài sản được bán không thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu. Khi một người bán một tài sản của vợ (chồng) mình mà không được sự uỷ quyền hợp lệ của chủ sở hữu
Theo giả thiết, người đứng bán phải xuất hiện trước người thứ ba với tư cách là người bán tài sản của vợ (chồng) mình và người mua biết rõ tư cách đó. nếu người bán cư xử như một người bán tài sản của mình hoặc của vợ (chồng), thì ta có trường hợp bán tài sản của người khác.
, thì, theo luật chung, việc mua bán không phát sinh hiệu lực đối với chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chấp thuận việc mua bán đó (BLDS 2005 Điều 145 khoản 1).

Nguồn sống duy nhất hay nguồn sống chủ yếu? Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 33 khoản 5, trong trường hợp tài sản riêng của vợ (chồng) đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của vợ và chồng.

Sử dụng chung hẳn hàm nghĩa rằng cả vợ và chồng đều trực tiếp tham gia vào việc khai thác công dụng của tài sản. Nếu chỉ có một người trực tiếp khai thác, thì dù hoa lợi, lợi tức có là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc định đoạt tài sản vốn là của riêng đó không chịu sự chi phối của điều luật. Tuy nhiên, trong điều kiện luật không quy định cụ thể, ta nói rằng vai trò của vợ (chồng) chủ sở hữu trong việc khai thác tài sản không nhất thiết phải ngang bằng với vai trò của chủ sở hữu: một vai trò phụ của người không phải là chủ sở hữu đủ để tình trạng sử dụng chung được ghi nhận và đặt tài sản dưới sự chi phối của điều luật.

Mặt khác, điều kiện “hoa lợi, lợi tức từ tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình” khiến cho phạm vi áp dụng điều luật trở nên chật hẹp. Trong đa số trường hợp, vợ chồng thường xoay sở để sống bằng cách khai thác nhiều nguồn, nhưng họ luôn có một nguồn nào đó là nguồn chính, ổn định và thường xuyên, bên cạnh một số nguồn phụ, có thể ổn định hoặc không ổn định, thường xuyên hoặc không thường xuyên. Giả sử người chồng bán một tài sản riêng có nhiều hoa lợi; người vợ phản đối; người chồng chỉ cần chứng minh rằng hoa lợi từ tài sản đó không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình (nghĩa là còn có nguồn sống khác, dù không chủ yếu), thì đơn của người vợ sẽ bị bác ? Đáng lý ra, chỉ cần tài sản đó phát sinh hoa lợi thường xuyên và hoa lợi đó là nguồn sống chủ yếu của gia đình, thì điều luật có thể được áp dụng. Hẳn có lẽ theo nghĩa đó là điều luật phải được hiểu trong thực tiễn.

0