Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói chung
Quản lí đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội , tổ chức kĩ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả ...
Quản lí đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội , tổ chức kĩ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan vf quy luật đặc thù của đầu tư.
Đối với các dự án dân lập
- Đầu ra của các dự án là sản phẩm, dịch vụ và chất thải các loại .Với đầu ra là chất thải , rất có hại cho sức khoẻ của cộng đồng, nhà nước không thể bỏ qua. Ngay cả những sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra từ dự án cũng không đương nhiên là có lợi cho cộng đồng mà vẫn có thể có hại. Vì vậy, nhà nước phải quản lí dự án dân lập để ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của đầu ra do dự án gây nên.
- Đầu vào của dự án là các yếu tố mà sự hoạt động dự án sẽ sử dụng : tài nguyên, lao động, máy móc, thiết bị. Việc sử dụng các đầu vào đó của dự án sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng về nhiều mặt. Vì vậy, nhà nước cần phải quản lí các dự án dân lập để cân đối các nguồn lực trong nền kinh tế, tránh rối loạn, thừa thiếu trong nền kinh tế.
- Các đặc tính của mỗi công trình do dự án tạo ra, chỉ tiêu kiến trúc, kết cấu, địa điểm phân bố… có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… rất sâu sắc. Vì vậy, nhà nước củng phải quản lí các dự án dân lập trên các mặt quy hoạch , xây dựng …
- Nhà nước quản lí dự án dân lập để ngăn ngừa các hiện tượng áp bức, bóc lột, bất công xảy ra trong lòng dự án tư nhân.
Đối với dự án quốc gia
Dự án nhà nước là những dự án sử dụng vốn nhà nước bỏ ra hoặc coi nhu nhà nước bỏ ra. Chính vì thế, mọi dự án quốc gia đều có một ban quản lý dự án kèm theo. Các ban này có thể là lâm thời tồn tại cùng dự án nếu là dự án lớn, quan trọng, kéo dài nhiều năm. Ban này cũng có thể thường nhiệm tồn tại ngay cả khi không có dự án nào hoặc cùng lúc quản lý nhiều dự án. Nhưng sự quản lý của các ban quản lý dự án chưa phải là tất cả sự quản lý của nhà nướcđối với dự án quốc gia mà các ban quản lý này vẫn phải chịu sự quản lý của nhà nước bởi hai lý do sau:
- Ban quản lý dự án chỉ chuyên quản với tư cách là chủ đầu tư. Họ là người đại diện cho nhà nước về mặt vốn đầu tư, có sứ mạng làm cho vốn đó sớm biến thành mục tiêu đầu tư. Cho nên các ảnh hưởng khác của dự án không được họ quan tâm hoặc không có trách nhiệm và không đủ khả năng quan tâm. Do đó, nếu không có sự quản lý của nhà nước với các ban quản lý này thì các dự án quốc gia trong khi đeo đuổi các mục đích chuyên ngành có thể làm tổn hại đén quốc gia ở các mặt họ không lường hết được hoặc không quan tâm.
- Bản thân các ban quản lý dự án cũng không thực hiện trọn vẹn trong trách nhiệm đại diện sở hữu vốn. Từ đó, sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả, thậm chí chiếm công vi tư.