Bệnh cháy bìa lá
(bạc lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ thở ở lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Bệnh phát sinh phá hại trong suốt từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng ...
(bạc lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ thở ở lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá.
Bệnh phát sinh phá hại trong suốt từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng triệu chứng điển hình và gây hại nặng ở thời kỳ lúa làm đòng đến chín. Vết bệnh tạo thành một vết cháy ở mép và ngọn lá, giữa vết cháy và phần xanh còn lại của lá có ranh giới rõ ràng bởi một đường nâu sẫm, vết bệnh có thể lan rộng làm cả phiến lá khô bạc trắng. Vào sáng sớm khi còn ướt sương hoặc ngày mưa dầm ẩm ướt trên vết bệnh sinh những giọt keo màu vàng hoặc khô lại thành hạt nhỏ như trứng cá. Bệnh phát triển nặng có thể làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bị khô rạc nhanh chóng trước khi lúa chín, làm cho hạt bị lững và lem.
Nguồn bệnh phong phú như: cỏ dại, đất, nước, hạt giống, tàn dư cây bệnh, đồng thời điều kiện thời tiết thích hợp như mưa, gió, giông bão... bệnh có thể lây lan với phạm vi rộng
Bệnh sẽ phát triển nặng trên các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, bón thiếu lân và kali. Ruộng bị ngập nước liên tục, đất phèn, ngộ độc acid hữu cơ. Bệnh gây hại phổ biến trên các giống lúa lai, lúa thơm, lúa mùa địa phương, nếp
Bệnh thường phát triển mạnh khi thời tiết có dông gió, mưa bảo và bón phân thừa đạm
Trong vụ Hè Thu bệnh phát triển mạnh hơn vụ Đông XuânSự nhiễm bệnh phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, biện pháp canh tác, bón phân, đất nước
Biện pháp phòng trừ:
- Bón lót vôi để giảm bớt nguồn bệnh trong đất
Chọn giống sạch bệnh, xử lý hạt giống trước khi gieo sạ.
- Không bón dư đạm, bón phân cân đối, bón theo bảng so màu lá lúa. Bón đủ lân, kali. Phun phân bón qua lá MKP vào giai đoạn lúa 20 ngày và 40 ngày tuổi. Bón bổ sung phân Cancium nitrate vào đợt rãi phân lần thứ 3, nhằm giúp cho lá lúa cứng, hạn chế tổn thương trên lá.
Điều chỉnh mực nước thích hợp, không để nước ngập sâu kéo dài nhiều ngày.
- Phun thuốc khi bệnh cháy bìa lá mới chớm xuất hiện gây hại. Phun 2 lần, lần thứ nhất phun ALPINE 80WDG, liều lượng 1, 0 kg/ ha, thuốc lưu dẫn 2 chiều và bảo vệ toàn bộ cây lúa. Lần thứ 2 phun HỎA TIỄN 50SP liều lượng 0, 5 kg/ ha, thuốc vừa phòng trị bệnh cháy bìa lá còn giúp tăng dưỡng chất trong cây do thuốc có chứa đạm và kali.