Quân đội Châu Âu thời Trung Cổ
“Medieval European Armies” Tác giả: Terence Wise và Gerald Embleton dịch : infernus9 – vnsharing.net Giới thiệu đầu Hầu như các cuộc chiến bất tận ở Châu Âu trong suốt thời kỳ 1300-1500: Chiến Tranh Trăm Năm giữa Pháp và Anh; Chiến tranh Scotland và Chiến tranh ...
“Medieval European Armies”
Tác giả: Terence Wise và Gerald Embleton
dịch : infernus9 – vnsharing.net
Giới thiệu đầu
Hầu như các cuộc chiến bất tận ở Châu Âu trong suốt thời kỳ 1300-1500: Chiến Tranh Trăm Năm giữa Pháp và Anh; Chiến tranh Scotland và Chiến tranh Hoa Hồng ở trên lãnh thổ Anh; Những cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và chính trị từ những Đại lãnh chúa phong kiến ở Thụy Sĩ, Bohemia và Flander; Cuộc đẩy lùi sự xâm lược của người Thổ Nhĩ Kỳ; Mối quan hệ giữa các thành bang, các nền cộng hòa và các lãnh thổ của Giáo Hội ở Italy; Những cuộc nội chiến và cuộc chiến chống lại người Moor ở Tây Ban Nha; Và cuộc xâm lược Italy bởi người Pháp kết thúc vào thế kỷ 15. Những cuộc chiến đó đã được chuôi rèn trong các quân đội Châu Âu hiện đại. Song song với sự nổi lên của các quốc gia là sự hình thành và phát triển quân đội quốc gia để bảo vệ những vùng biên giới mới giành được cũng những nền độc lập, cũng như việc chứng kiến hệ thống phong kiến cũ kỹ xây dựng nên một đội quân vững chắc trong suốt thời kỳ này.
Xây dựng một quân đội phong kiến
Dưới chế độ phong kiến ở các lãnh thổ trong một vương quốc, được cai trị bởi một vị vua. Ông ta nắm giữ một lượng lớn đất đai để có thể mang đến cho ông ta những người hầu và khả năng đánh thuế hoàng gia, nhưng phần quan trọng hơn của vương quốc là trao cho những nhà quý tộc quyền lực với điều kiện duy trì những đội quân chắc chắn để bảo vệ vương quốc. Những người trưởng của các nhóm tá điền (trưởng thái ấp) của vương quốc năm giữ một phần trong đất của họ và được cho hưởng những phần dư thừa của lãnh thổ vương quốc bởi nhà vua với điều kiện cung cấp một phần cho lực lượng vũ trang cần có của các vị trưởng thái ấp. Những trưởng tá điền này thường là các giáo sĩ, nam tước người Đức, thường tự duy trì sự kiểm soát trên đất đai của họ, và cung cấp có giới hạn những hiệp sĩ bằng việc thuê, những hiệp sĩ ngự lâm (nguyên văn: household knights). Những chủ trang trại cho thuê lại các trang trái trong thái ấp của họ cho các trưởng trang trại để họ (những người cho thuê) có khả năng tự cung cấp những đội quân riêng và tập hợp dưới lá cờ của họ khi có lệnh tòng quân. Khi đó mỗi thái ấp cung cấp một số lượng lính, được biết đến như đoàn tùy tùng: số lượng ít lính nông dân và hầu cận của các hiệp sĩ chiến đấu bằng đôi chân, mặc áo giáp da và vũ trang bằng giáo hoặc cung, cùng với hai hoặc ba trong số những trưởng trang trại được kỳ vọng của ông ta được phép ngồi trên yên ngựa, mặc giáp và mũ thép; những người em trai và con trai của ông ta là những người lính bộ binh chuyên nghiệp hay hiệp sĩ trên lưng ngựa, với cây giáo dài, khiên, kiếm và trong bộ giáp gần như che kín người; bản thân ông ta cũng là hiệp sĩ với giáp trụ toàn diện và trang bị với giáo dài, kiếm và khiên trên con ngựa chiến hạng nặng. (Giữa thế kỷ 14, đoàn tùy tùng của Richard – Lãnh chúa nhà Talbot gồm có 14 hiệp sĩ, 60 cận vệ hiệp sĩ, 82 cung thủ; của John de Vere, bá tước Oxford gồm 23 hiệp sĩ, 44 cận vệ hiệp sĩ và 63 cung thủ.) Các nhóm tá điền hợp nhất lại thành một lực lượng với số lượng hạn định được trao cho người trưởng thái ấp để cung cấp cho nhà vua, và lực lượng của các trưởng thái ấp tạo nên quân đội của vương quốc.
Hình một hiệp sĩ nửa đầu thế kỷ 14 mặc những kiểu áo ngoài làm bằng da và phủ bên ngoài lớp áo giáp lới làm bằng những vòng sắt, trên ống quần được trang bị thêm giáp bảo vệ đầu gối.
Các tá điền giữ vị trí thấp hơn các hiệp sĩ của thái ấp được gọi là hạ sĩ quan (Sergeant), là những người lính cưỡi ngựa có cấp bậc thấp hơn các hiệp sĩ. Các hạ sĩ quan không có ở Anh nhưng trên đại lục Châu Âu, những người này được đòi hỏi phải cung cấp một số lượng lính bộ binh trong những chuyến trở về nhà, hay chỉ huy lực lượng địa phương, cầm lá cờ của lãnh chúa, nhiệm vụ của họ tùy thuộc vào số đất đai họ có được. Họ trang bị giống với một hiệp sĩ nhưng thường bộ giáp kém hơn của các hiệp sĩ và cưỡi những con người hạng nhẹ (không có giáp phủ cho ngựa). Không nên nhầm lẫn những hạ sĩ quan này với các hạ sĩ quan hoàng gia (Sergeant-at-arms), là thành viên của đội vệ binh hoàng gia, khởi nguồn bởi vua Philip Agustus of France nhưng nhanh chóng bị sao chép bởi các vương triều Châu Âu khác. Các hạ sĩ quan hoàng gia được dùng để mang những mệnh lệnh hay giám giát những mệnh lệnh được mang đi, cùng với các hiệp sĩ ngự lâm của nhà vua, họ tạo thành một lực lượng vệ binh tinh nhuệ, thiện chiến nhất bảo vệ trực tiếp nhà vua. Với sự trổi dậy của lực lượng quân đội chính quy, họ trở thành hạt nhân của các đội quân được phát triển bởi nhà vua.
Các vị vua của hầu hết các quốc gia đều có quyền kêu gọi tổng động viên lực lượng cảnh sát vũ trang (en masse) gồm tất cả những người có khả năng vào các đơn vị bộ binh trong trường hợp khẩn cấp. Ở Anh, việc này gọi là Posse Comitatus, lực lượng của hạt hay quận dưới sự chỉ huy của các quận trưởng (sheriff). Ở Đức (Holy Roman Empire), lực lượng này gọi là Herrban; trong khi ở Pháp là Arrière-ban. Những người này cần phải tự vũ trang tùy theo kinh tế của người đó, nên họ bao gồm cả bộ binh hạng nhẹ với cung và giáo, hay bộ binh hạng trung với một bộ giáp không tay hay giáp da, mũ thép cùng với giáp và khiên.
Thời gian phục vụ có khác biệt nhỏ so với các quốc gia với nhau nhưng trung bình giới hạn thường là 40 ngày. Việc quân dịch có thể trở thành việc trả lương cho lính, dù là miễn cưỡng phải ở xa nhà trong thời gian dài đã làm cho việc giữa một đội quân trên chiến trường trở lên khó khăn. Lính nông dân Levy không có nghĩa vụ nào khác ngoài việc phục vụ cho đất nước của họ, cũng như hai phần ba số hiệp sĩ thường bỏ qua lệnh động viên, và thích cống nạp tiền phạt qua hình thức thu thuế hơn là đi ra mặt trận, cho phép nhà vua thuê mướn số lượng nhỏ hơn những người lính chuyên nghiệp thay vào vị trí của họ.
Người lính giáo với khiên tròn và nón rộng vành, mặc giáp vảy cá gọn nhẹ và linh hoạt hơn giáp lưới xích, vẫn được phục vụ giữa các đơn vị lính bộ binh cho đến năm 1325. Người lính bộ binh mặc giáp lưới xích (họa sĩ dùng chữ số một để thể hiện cho giáp lưới xích), vớ bằng lưới xích, giáp đầu gối bằng sắt để bảo vệ. Người lính ném đá của đầu thế kỷ 14 hoàn toàn không mặc giáp, dùng cây gậy để ném những cục đá to. Khoảng cách thông thường của gậy ném đá là 275 yard (~251m).
Trường cung thủ mặc giáp lưới xích, giáp da cứng phủ bên ngoài ngực được gia cố thêm bằng những đĩa sắt, và loại nón cervellierre của đầu thế kỷ 14. Để ý mũi tên anh ta cầm với đầu bịt bằng một túi vôi. Độ xa tối đa là 300 yard (274m), độ xa hiệu quả là 200 yard (183m). Nỏ thủ đội nón với miếng sắt che sống mũi, cũng có vào đầu thế kỷ 14, và mang một cây kiếm ngắn hay có thể là một con dao dài. Cây nỏ có tầm bắn ngang với trường cung, nhưng chậm hơn và thiếu sức xuyên thủng so với trường cung.
Anh, Pháp, Sicily và Miền Nam nước Ý, các nước Scandinavi cũng như nhiều công tước, bá tước của Đế chế La Mã Thần Thánh (Holy Roman Empire – HRE – Đức) đều theo chế độ phong kiến này, nhưng vì chế độ phong kiến được dựa trên tầng lớp nông thôn nên nó không phát triển giống với Miền Băc nước Ý và vùng Flanders, nơi mà của cải và sự ảnh hưởng của các thành bang lớn hơn nhiều so với các lãnh chúa. Do đó nhiều nhà quý tộc từ bỏ đất đai của mình để lao vào ngành thương nghiệp ở các thành bang giàu có, dẫn đến việc các thành bang đó nắm quyền kiểm soát các vùng nông thôn xung quanh. Florence, Genoa, Venice là những thành bang như thế ở Italy; Ypres, Ghent và Bruges ở Flanders. Những thành bang này phát triển một loại đơn vị chiến đấu thứ ba là dân quân thành thị (The City Militia). Không giống như lính nông dân nghĩa vụ phong kiến, dân quân thành thị là lực lượng thường trực, có nhiệm vụ bảo an thành thị, đồn trú trong các pháo đài của thành phố, bảo vệ các con đường giao dịch và bến cảng, cũng nhưng bảo vệ biên giới của bang hoặc nền cộng hòa. Đó có thể là một dạng cưỡng bách tòng quân, hoặc lực lượng dân quân có thể là sự hoàn toàn tự nguyện nhập ngũ. Dù gì đi nữa thì họ được trang bị và huấn luyện tốt hơn những người lính nông dân nghĩa vụ và có vẻ được đánh giá ngang với lính đánh thuê chuyên nghiệp.
Ở Tây Ban Nha cả người Tây Ban Nha và người Moor đều đánh nhau bằng những trận đột kích chớp nhoáng với mục đích cướp bóc là chính, do đó các hiệp sĩ Tây Ban Nha trang bị nhẹ hơn các hiệp sĩ Châu Âu khác và cưỡi ngựa Ả Rập. Các kỵ sĩ cấp bậc thấp hơn các hiệp sĩ chỉ được trang bị một cây giáo, lao ném hay phi tiêu và một con dao. Bộ binh gồm có lính giáo, lính ném đá và cung thủ. Cuộc chiến tranh du kích này đã đẩy dân cư ở vùng này theo nhiều cách khác nhau trở nên giống với Miền Bắc nước Ý, với số lượng nhiều hoặc ít hơn các thành bang độc lập, nhưng không giống với Italy ở điểm họ vẫn giữa được sự cai trị của quyền lực hoàng gia. Nguyên nhân vì ở Tây Ban Nha, chế độ phong kiến không ảnh hưởng nặng như ở Anh, Pháp và Đức cho dù số lượng hiệp sĩ tăng đáng kể bởi sự gia tăng các tổ chức quân sự Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Suốt thế kỷ 14 và 15, Castile và Aragon đã phải đau đớn bởi các cuộc nội chiến và các thành bang đã tăng cường các lực lượng dân quân thành thị cho sự bảo vệ của chính họ. Các lực lượng này được biết đến với cái tên Hermandades ở Castile và Comunidades ở Aragon. Điều này tạo nên một tình thế có đến bốn loại lực lượng khác nhau có thể được kêu gọi: của nhà vua, của các nam tước, của các tổ chức quân sự và của các thành bang. Các nhóm này chiến đấu với nhau trong một lực lượng hỗn hợp.
Người lính bộ binh hạng nhẹ thuộc đơn vị lính nông dân chỉ được trang bị mỗi cái khiên gỗ và một cây cuốc; trong khi hiệp sĩ bên cạnh mặc áo giáp lưới xích, mũ trùm đầu, quần dài và áo khoác dài bên ngoài, cùng với cây giáo đơn giản của đầu thế kỷ 14. Một cái mũ sắt lớn sẽ được đội lên mũ trùm đầu khi lâm trận
Robert Rouse, bá tước xứ Watre ở Yorkshire, năm 1300. Áo giáp của ông ta được che phủ bởi áo khoác ngoài và có giáp bảo vệ đầu gối. Cây rìu lớn là loại vũ khí của Đông Âu. Nó không được ưa thích và không được dùng cho lính bộ binh cho đến dến năm 1450, dù nó đã được trang bị cho một số đơn vị bộ binh trong thế kỷ 14.
Những người lính đánh thuê
Theo lý thuyết, chế độ phong kiến cho phép một vị vua có thể kêu gọi một lực lượng lớn bộ binh và kỵ binh, nhưng trên thật tế thì không như vậy. Một phần nguyên nhân của thất bại là việc đáp ứng lệnh kêu gọi vũ trang và khó có thể duy trì họ trên chiến trường quá 40 ngày, còn những nhóm đáp ứng lệnh kêu gọi lại thường xuyên xung đột lẫn nhau, làm cho việc điều khiển một tập thể không thống nhất trở nên cực kỳ khó khăn. Những người lính nông dân nghĩa vụ thì được trang bị quá kém, không được huấn luyên, và trong thời kỳ mà chủ nghĩa quốc gia vẫn chưa được biết đến, họ hoàn toàn không có hứng thú với chiến tranh. Ngay từ khi kết thúc thế kỷ 11, các vị chỉ huy quân sự nhận ra rằng chỉ có thể phát triển nên một quân đội hoàn toàn không hiệu quả bởi chế độ phong kiến, và họ bắt đầu thuê mướn các nhóm lính đánh thuê là những người hữu dụng hơn, trang bị tốt hơn, và có ý chí đánh nhau hơn là lính nông dân. Những người lính này chủ yếu là lính đánh giáo người Barbacon và nỏ thủ người Gascon, trang bị với giáp lưới xích, nón sắt và khiên. Giữa thế kỷ 12, bộ binh của hầu hết các đội quân đều được củng cố bằng một nhóm lính đánh thuê ở vị trí và nhiệm vụ quan trọng và đến cuối thế kỷ 13 là sự trả lương cho binh lính cho dù họ là lính đánh thuê hay lính nông dân, và trở thành một tiêu chuẩn thật tế trong những chiến dịch dài.
Kết thúc thế kỷ 13, các thành bang ở Miền Bắc nước Ý đã kiệt quệ với những cuộc chiến lẫn nhau nhằm giành quyền lực tối thượng, và họ từ bỏ sự độc lập của họ cho chính quyền địa phương kiểu gia đình (signori) như Estes of Ferrara, Visconti of Milan và Medici of Florence. Các signori này sớm nhận thấy những đội dân quân thành thị không thích hợp cho những cuộc chiến lớn hơn với mong được nhận phần thưởng là sự mở rộng lãnh thổ dưới quyền sở hữu của họ, trong thiếu sự phát triển rộng của chế độ phong kiến nên họ có rất ít kỵ binh nặng có thể sử dụng được. Do đó, một phần tư đầu của thế kỷ 14, các signori bắt đầu thuê mướn các nhóm lính đánh thuê, chủ yếu từ Đức. Các nhóm này được biết đến với cái tên compagnie de ventura (Companies of fortune – Các băng nhóm vì tiền thưởng) gồm khoảng 50 đến 100 người được trang bị yếu kém và thường trở lại nghề cướp bóc sau khi hết thời gian thuê.
Lực lượng lính đánh thuê có quân số lớn đầu tiên, được trang bị tốt và có kỹ luật là Bắng nhóm vĩ đại (Great Company) của 6.000 người Đức và Thụy Sĩ được chỉ huy bởi Werner von Urslingen. Băng nhóm này đã chiến đấu cho nhiều phe phái khác nhau ở Italy cho đến năm 1351. Một băng nhóm tuy đông hơn nhưng yếu hơn là Đại băng nhóm của Fra Moriale (Grand Company of Fra Moriale; Fra Moriale đã bị tống cổ khỏi Tổ chức Thánh John – Order of St.John) với 7.000 kỵ binh nặng (Mounted Men-at-arms) và 2.000 nỏ thủ. Với sự quan trọng của kỵ binh nặng, dược hỗ trợ bởi các đơn vị nỏ thủ và lính giáo cấp bậc thấp hơn là kiểu thường thấy ở các băng nhóm lính đánh thuê trong suốt thế kỷ 14 và 15, là sự tương phản với bản chất của đặc điểm chế độ phong kiến của Italy trong thời kỳ này.
Vào nửa cuối thế kỷ 14, những người Italy bắt đầu lập các Băng nhóm lính đánh thuê của riêng mình, nổi bật nhất là Băng đảng của thánh George (Company of St.George), được dẫn dắt bởi Alberio, bá tước vùng Barbiano, đến cuối thế kỷ các toàn bộ các đội quân được hình thành đều là lính đánh thuê. Các đội quân đánh thuê này tồn tại ở Italy đến hết thế kỷ 15.
Thủ lĩnh của các nhóm lính đánh thuê đều là những người lính có kỹ năng cao, thường là thành viên của các gia đình signori hoặc cá gia đình đối thủ để có được quyền lực. Sự lớn nhỏ của các nhóm đều tùy thuộc vào danh tiếng và khả năng kiếm tiền dựa trên danh tiếng của các vị thủ lĩnh đó. Công việc của họ cũng bị ảnh hưởng bởi danh tiếng và chất lượng trang bị của người lính trong băng nhóm. Các thủ lĩnh đảm bảo việc trả lương cho lính của họ dù khi không được thuê mướn, và sự đảm bảo này được gọi là condotta, xuất phát từ cái tên condottieri nghĩa là thủ lĩnh.
Trong cùng thời kỳ này, song song với hệ thống trả lương (condotta) được hình thành ở Italy, thì ba vị Edward của Anh đã thực hiện những bước đầu tiên để phát triển một đội quân đánh thuê toàn diện. Edward I (1272-1307) đã cố gắng tăng số lượng kỵ binh bằng việc thực hiện các bản hợp đồng thuê các hiệp sĩ từ các địa chủ với giá 20 bảng nhưng bị từ chối. Edward III (1327-1377) cố gắng phát triển một lực lượng bộ binh vũ trang bằng việc thương lượng với các đạo quân lính nông dân ở vùng nông thôn nhưng lại bị từ chối bởi người dân. Do đó số lượng lính đánh thuê người Wales và Scotland được thuê ngày càng gia tăng vào cuối thế kỷ 13 và đầu thế kỷ 14. Trong thời gian của Chiến Tranh Trăm Năm giữa Anh và Pháp (1337~1453), quân Anh ở Pháp được kết hợp bởi toàn bộ những người lính được trả tiền. Tuy nhiên, theo Magna Carta (Tờ giấy ghi hiến pháp đầu tiên của Anh) cấm việc thuê mướn rộng rãi lính nước ngoài bởi vua Anh, do đó hầu hết lính đánh thuê đều là người Anh với mục đích số lượng ít nhưng chuyên nghiệp của những người xung phong được trả tiền. Các Trường cung thủ đều được tuyền chọn qua các cuộc sát hạch ở các ngôi làng, những người đàn ông thi thố với nhau vì danh dự khi được chọn, là một kiểu tuyển lựa không có ở nơi nào khác trên Châu Âu.
Năm 1341, Edward III đã tạo nên một hệ thống hợp đồng ràng buộc được viết bằng tay giữa nhà vua và các thủ lĩnh danh tiếng, một hình thức kêu gọi một đội quân chuyên nghiệp sớm lan ra khắp phía Bắc và Tây Âu, trở thành một thông lệ tiêu chuẩn từ cuối thế kỷ 14 và duy trì cho đến khi xuất hiện các đạo quân chính quy. Với hệ thống này, các thủ lĩnh giao ước với nhà vua sẽ cung cấp một số lượng lính tại địa điểm và thời gian được ghi trong hợp đồng. Hợp đồng cũng quy định chính xác thời hạn mà một người lính đánh thuê phải phục vụ, theo thông lệ là tối thiểu 40 ngày và tối đa 1 năm, cũng như tiền phải trả, nghĩa vụ, quyền lợi của người lính đánh thuê. Những tổ chức đánh thuê này thường bao gồm lính bộ binh nặng, kỵ binh nặng, lính giáo và cung thủ không cưỡi ngựa. Phần đầu tiên của tiền lương của họ được chi trả bởi thủ lĩnh của tổ chức, nhà vua đảm bảo sẽ hoàn trả lại số tiền đó cho thủ lĩnh tại các cuộc họp hoặc sau đó một ngày.
Một hiệp sĩ của gia đình de Vere, bá tước vùng Oxford (với cái khiên ca rô đỏ và vàng, cùng ngôi sao vàng cho thấy người này là người thừa kế của gia đình), ông ta trang bị với phong cách phổ biếtn trong một phần tư đầu thế kỷ 14.
Một hiệp sĩ của một một tư đầu thế kỷ 14, vũ trang với một cây kiếm, chùy và dao. Phần giáp bên dưới áo lưới xích trông giống như váy được làm bằng vải thô và cotton, có tác dụng là giáp hỗ trợ vào ngăn không cho những mảnh vỡ rỡi ra có thể tạo nên những vết thương
Trong thế ký 14, cả Anh lẫn Pháp đều không đủ tài chính để đánh nhau các cuộc chiến tranh kéo dài, nên họ dùng các lực lượng đánh thuê trong các chiến dịch của cuộc Chiến Tranh Trăm Năm đã tạo lên những đội quân đông đảo, thu hút các chiến binh tự do khắp Châu Âu. Những người lính đánh thuê này không có gì khác ngoài chiến tranh trong cuộc sống của họ, họ hầu như không thể giải ngũ cho đến khi kết thúc chiến dịch, những người thuê người cố tạo ra nhiều hợp đồng ở bất kỳ lúc nào để ngăn việc đất nước bị tàn phá bởi cướp bóc. Sau thất bại của Pháp ở Poitiers (1356), kết quả của việc vua Pháp bị bắt giữ cùng hàng loạt các sắc lệnh và tổ chức quân sự bị giải tán, nhiều tổ chức đánh thuê được biết đến là các tổ chức tự do (Free Company), tự trở thành các băng cướp, tiến hành các phi vụ mà trong chiến tranh họ không dám làm để làm giàu bản thân mà không phải làm thuê cho các nhà quý tộc hay vua chúa. Các băng đảng này thường lập căn cứ trong các đồn lũy hoặc vùng lãnh thổ xung quanh nông thôn để nhận tiền cống nộp định kỳ. Bắt cóc tống tiền các lữ khách đi ngang qua, hoặc đôi lúc kết hợp với các băng nhóm khác để tấn công các ngôi làng có sức kháng cự yếu.
Trong một nổ lực quét các băng đảng này khỏi Pháp, Hầu tước xứ Montferrato đã thuê mướn nhiều tổ chức đánh thuê người Pháp, Anh và Đức trong năm 1361 và cố vây hãm đất của Công tước xứ Milan. Một băng nhóm lớn được biết đến với cái tên Guglers đã bị đánh đuổi khỏi Thụy Sĩ bởi Enguerrand de Coucy, và hầu như bị hủy diệt hoàn toàn bởi quân lính Bern. Ngài John Hawkwood đem tổ chức Băng Đảng Trắng (White Company) của ông ta đến Italy gồm 2500 bộ binh nặng và 2000 trường cung thủ, nơi ông ta đánh thuê cho Pisa, Milan và Florence cho đến khi ông ta chết vài năm 1394. Băng Nhóm Vĩ Đại (Great Company) đến Avignon và bắt giáo hoàng phải trà cho ông ta một khoảng tiền lớn trước khi Bertrand du Guesclin, sau này là Nguyên Soái quân đội Pháp, dẫn họ đến Pyrenees vào năm 1364 để hỗ trợ cho Henry xứ Castile chống lại Pedro Độc Ác (Pedro the Cruel). Trong khi đó Hoàng Tử Đen thuê các Tổ chức đánh thuê khác đến Castile năm 1367 để chiến đấu cho Pedro, và trong các cuộc chiến đó tạo cơ hội cho các tổ chức tiêu diệt lẫn nhau.
Những hành động này kiềm chế được sự hỗn loạn ở Pháp nhưng lại làm phát tán các Tổ chức đánh thuê đến các phần khác của Châu Âu, nơi họ tiếp tục ảnh hưởng của mình bằng các sự kiện tiếp theo sau. Các băng nhóm tiếp tục cướp bóc Brittany, Normandy và đánh nhau khắp vùng biên giới Languedoc, nơi mà Cuộc Chiến Trăm Năm kế thúc vào năm 1453, nhiều băng nhóm người Anh được pháp hiện trong lực lượng chiến đấu của vua Pháp.
Kết thúc Cuộc Chiến Trăm Năm, khiến nước Anh rơi vào hỗn loạn, dân chúng nổi dậy chúng sưu cao thuế năng, các nhà quý tộc xung đột với nhau bằng các cuộc chiến cá nhân, và hai nhà kình địch House of York và Lancaster dẫn đến cuộc chiến không thể tránh khỏi là Cuộc chiến tranh Hoa Hồng (1455~1485). Nhiều người lính trở về từ Pháp đã có thể kiếm cho mình những công việc béo bở trong các đội quân tư nhân của các nhà quý tộc. Trong khi nhà vua, do không còn quân đội chính quy, nên chỉ có thể điều khiển các nhà quý tộc không trung thành bằng việc sử dụng quân từ các nhà quý tộc còn trung thành, sự yếu kém này dẫn đến việc sụp độ của hệ thống pháp luật, kéo theo sự nguy hiểm cho thu nhập của các địa chủ dựa trên sự hợp pháp, các lực lượng vũ trang đối địch có thể thị trấn nông thôn và đe dọa các nhân chứng, quan tòa và bồi thẩm đoàn.
Vì công lý đã không thể kiếm được cho các địa chủ nhỏ, nhiều nông dân tiểu chủ và nhóm quý tộc thấp hơn trở thành các nhà quý tộc lớn bằng việc bảo kê, họ tham gia các hợp động được gọi là “Chiếm Hữu và Duy Trì” với nơi mà họ có thể mặc nữa bộ đồ và mang huy hiệu của cá nhà quý tộc họ ký hợp đồng và chiến đấu cho ông ta vào những việc cần, đồng thời nhà quý tộc sẽ cho họ sự bảo vệ pháp lý khi họ cần. Những đội quân tư nhân lớn và những người lính hợp đồng này được phát triển bởi nhà vua, tạo nên những lực lượng chiến đấu khổng lồ trong Cuộc chiến Hoa Hồng, kẻ cả các thành viên hoàng tộc và lính nông dân phong kiến cũng bị kéo vào cuộc chiến.
Những đội quân (quốc gia) chính quy đầu tiên
Trong năm 1291, ba tỉnh vùng rừng là Uri, Schwyz và Unterwalden ở Thụy Sĩ thành lập một liên minh nhằm chống lại sự thống trị của Nhà Habsburg và Savoy, trong thế kỷ 14 chứng kiến sự bắt đầu của những cuộc chiến tranh giành độc lập từ Holy Roman Empire và kết thúc vào năm 1499. Sau những thắng lợi đầu tiên, 2 tỉnh Lucerne và Zürich tham gia liên minh và tạo liên bang các dân tộc, tuy nói có khác nhau về ngôn ngữ như vẫn đủ để hàn gắn họ thành một quốc gia. Trong nửa đầu thế kỷ 14, quốc gia trẻ này rèn luyện quân đội chính quy ban đầu với những người lính bộ binh nông dân và đội quân này nhiều lần chứng tỏ khả năng họ có thể đánh bại các hiệp sĩ trên chiến trường rộng mở. Sau thắng lợi quyết định của họ trước người Bỉ vàtrong chiến dịch năm 1476~1477, Thụy sĩ bắt đầu cho thuê những người lính bộ binh này đến các nước Châu Âu khác, và được công nhận là những người lính bộ binh thiện chiến của Châu Âu, họ thiện chiến hơn tất cả những người lính bộ bính khác, thậm chí là kỵ binh cho đến thế kỷ 16.
Không một đội quân chính quy nào khác xuất hiện cho đến tận năm 1419, khi Chiến tranh Hussite bùng nổ giữa người Bohemia và Holy Roman Empire, cũng với mục đích tự do chính tị và tôn giáo. Các hiệp sĩ Bohemia với quân số vượt trội đến hàng trăm người trong một đội quân, cùng với những người lính nông dân từ nông thôn và ngoại thành với trang bị kém và không có tính kỷ luật. Nhiệm vụ huấn luyện đội quân hỗn tạp này thành một quân đội chính quy cực kỳ khó khăn được giao cho Jan Ziska, người có kinh nghiệm quân sự trong suốt thời kỳ chiến đấu cho người Pole chống lại Tổ chức Teuton và cho quân Anh ở Agincourt (1415). Dưới kỷ luật thép của ông ta, mọi nam thanh niên trưởng thành đều bị cưỡng bách tòng quân, nhờ đó có thể triệu tập một đội quân lớn so với một bang nhỏ. Trong khi một nửa của đội quân này chiến đấu thì nửa còn lại cày đất trồng trọt và thay đổi luân phiên. Đội quân này đã chiến thắng hơn 50 trận đánh lớn và nhỏ trong suốt 14 năm đầu tiên. Nhưng sự liên kết vững chắc đã bị suy yếu bởi thương vong, và được bù đắp cho những thương vong đó bằng lính đánh thuê.
Những chiến thắng của Pháp trước Anh trong thập niên 30 của thế kỷ 15, được chỉ huy bởi Joan of Arc, đã đưa đến hiệp ước đình chiến từ năm 1444 đến 1449 và Charles VII (Vua nước Pháp) dùng khoảng thời gian này để tái tổ chức quân đội của ông ta. Năm 1439, với sắc lệnh Ordonnace sur la Gendarmerie, ông tiếp hành bước đầu tiên trong việc chính quy hóa quân đội Pháp, được chỉ huy bởi các sĩ quan hoàng gia được tài trợ từ tiền thuế của quốc gia, đồng thời cấm mọi hành động phát triển quân đội tư nhân của của các nhà quý tộc mà không được phép của hoàng gia. Điều này gây nên cuộc nổi dậy của các nhà quý tộc nhưng đã bị đàn áp, đưa nhà vua đến với quyền lực và biến nước Pháp trở thành quốc gia Châu Âu đầu tiên có hoàng gia và quân đội chính quy, trái ngược với quân đội “nhân dân” của Thụy Sĩ và Bohemia.
Bước kết tiếp của vua Charles là hình thành một lực lượng cảnh sát để đàn áp các Tổ chức đánh thuê và đồng thời có thể cung cấp những thành phần cốt cán cho quân đội với khả năng có thể đánh bại các cuộc xâm lược của người Anh. Lệnh ân xá được ban hành cho các Tổ chức đánh thuê ít bạo động hơn, và đặt dưới quyền kiểm soát của Lực lượng cảnh sát vùng Richmont và Dunois, 15 đai đội cảnh sát Compagnie d’ Ordonnance du Roi được thành lập vào năm 1445. Mỗi đại đội được chỉ huy một sĩ quan trung thành và đầy kinh nghiệm quân sự của nhà vua, mỗi đại đội được biết đến với cái tên của người chỉ huy. Số lượng đại đội về sau được tăng lên lên 20 đại đội và trở thành lực lượng Kỵ binh Hoàng gia. Họ đồn trú trong những ngôi làng, thành phố chiến lược trong thời bình và được trả lương bởi tỉnh họ đồn trú.
ăm 1448, một sắc lệnh nữa được ban hành với việc thành lập bộ binh dân quân — the franc-archiers. Cứ mỗi 50 ngôi nhà tạo thành một nhóm, phải trang trải tiền lương và trang bị cho một cung thủ hoặc nỏ thủ, với sắc lệnh này, Charles đã tạo ra được một đội quân vững chắc được trang bị và huấn luyện tốt gồm 8000 bộ binh. Cùng lúc đó, lực lượng Pháo binh Hoàng gia (Royal Artillery) được thành lập, huấn luyện bởi Gasper và Jean Bureau, người đã đem đến cho Pháp những kỹ thuật và và hiệu quả nhất của pháo binh Châu Âu.
Trong chiến dịch cuối cùng của Chiến Tranh Trăm Năm, lực lượng bộ binh, kỵ binh và pháo binh của Quân đội Hoàng gia Pháp đã chiến thắng hết lần này đến lần khác trước quân Anh và tái chiếm các pháo đài, làng mạc với tốc độ chống mặt. Tại thời điểm gần kết thúc chiến tranh, Pháp có lực lượng quân chính quy với quân số 12.000 bộ binh nặng và nỏ thủ. Trong cuộc xâm lược Italy vào năm 1494, lực lượng này đã được hỗ trợ bởi lính đánh thuê dùng thương dài và halberdier (một loại kích của Châu Âu, kết hợp giữa giáo và rìu) người Đức và Thụy Sĩ.
Một dạng khác của “lính chính quy” được thành lập ở Hungary trong nửa sau thế kỷ 15. Hungary đã bị thống trị từ năm 1302 đến 1382 bởi 2 vị vua người Angevin là Robert và Louis, hai vị vua này củng cố sức mạnh quân sự của vương quốc bằng hệ thống phong kiến, thành lập các tổ chức quân sự, thuê mướn một lượng lớn cận vệ. Lực lượng này được so sánh ngang bằng với lực lượng kỵ binh phong kiến của Đế chế Ottoman cho đến đầu thế kỷ 15, vì sau đó Ottoman thay thế kỵ binh bằng bộ binh dùng nỏ, gọi là Janizaries. (Suleiman the Magnificent, Sultan của Ottoman từ năm 1520~1566, có trong tay 12.000 Janizaries). Vì Hungary không có lực lượng bộ binh bản địa ngoài trừ lính nông dân Levy, họ bắt đầu thuê lính đánh thuê, chủ yếu là lính dùng thương dài và lính hỏa mai. Matthias Corvinus, người với giấc mơ thống nhất vùng Trung tâm của Châu Âu dưới thời gian trị vì, và thừa hưởng đội quân này khi ông ta lên ngôi năm 1458 và vào năm 1468 ông dùng đội quân này thực hiện hàng loạt cuộc chinh phạt đã mang lại quyền kiểm soát Bohemia, Moravia, Silesia và Áo. Để có thể chinh phục nước Áo, và kiểm soát nó sau khi giành được, ông đã phát triển một đội quân chính quy từ lính đánh thuê, chủ yếu lấy từ Silesia và Moravia, được biết đến với cái tên Quân đội Đen (Black Army). Đội quân này được duy trì bởi tiền thuế từ chính các nhà quý tộc, cùng đoàn tùy tùng đã tạo nên đội quân phong kiến của vương quốc bị bắt phải đóng thuế.
Ở Tây Ban Nha, Granada đã được lấy lại từ tay người Moor bởi Reconquista vào năm 1481~1491. Quân đội Tây Ban Nha thời kỳ này bao gồm một lực lượng lớn lính nông dân, được hỗ trợ bởi lính dùng thương dài Thụy Sĩ, cung thủ và lính dùng mác (billman) Anh, các chuyên gia pháo binh Italy, bộ binh nặng Pháp và lính súng hỏa mai Đức. Lực lượng dân quân thành thị giờ đây được sát nhập và được chỉ huy bởi sĩ quan hoàng gia tạo nên một đội quân được gọi là Santa Hermandad, khởi đầu của quân đội chính quy Tây Ban Nha, được trả lương bởi tiền thuế, được thu không phải chỉ từ những người ở nông thôn mà còn từ giới tăng lữ và quý tộc.
Việc thuê lính thương dài Thụy Sĩ đã dẫn đến việc người Tây Ban Nha tự thành lập các đại đội lính thương dài được hỗ trợ bởi lính dùng kiếm và khiên, và phát triển mạnh đến mức trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 15, bộ binh Tây Ban Nha được thuê mướn trong các cuộc chiến tranh ở Italy.
Một quân đội chính quy khác xuất hiện vào cuối thế kỷ 15 được tổ chức bởi Maximilian I, vua nước Đức (1486~1519). Maximilian dùng lực lượng cơ bản trong đội quân gồm những người lính đánh thuê được biết đến với cái tên Landsknechts, những người đã được tổ chức thành các nhóm lính thương dài bắt chước từ người Thụy Sĩ. Khi lên ngôi, Maximilian ban hành các mệnh lệnh cho phép các đội trưởng của ông có quyền thành lập các trung đoàn (regiment) từ số lượng đáng kể các đại đội Landsknechts và trong suốt thời gian trị vì của ông thiết lập những người lính đánh thuê thành một quân đội quốc gia chính quy được tổ chức, trang bị và huấn luyện tốt, đồng thời ủng hộ các hiệp sĩ của ông tham gia quân đội này cùng với cấp bậc quý tộc của họ để chỉ huy quân đội. Khi Maximilian trở thành Hoàng Đế của Đế Chế La Mã Thần Thánh (Holy Roman Empire) năm 1493, ông cố gắng tổ chức nên một quân đội chính quy của đế chế (Standing Imperial Army), nhưng các hoàng thân từ chối phục vụ hay trả thuế để duy trì lực lượng quân chính quy này. Các đội quân Landsknechts trở lại làm lính đánh thuê hoặc cướp sau khi Maximilian qua đời vào năm 1519.
Tổ chức
Những đội quân Thời Trung cổ bình thường được chia ra ba nhóm trên chiến trường, là Vaward – Quân Tiên Phong (hoặc Vanguard), Main – Quân Chủ Lực, Rearward – Quân Quân Chống Tập Hậu, cùng với các nhóm khinh binh hoạt động độc lập với chỉ huy chiến trường. Các cuộc chiến đều diễn ra với đội quân như thế, và được bố trí với Quân Chủ Lực ở trung tâm, Quân Tiên Phong ở cánh phải và Quân Chống Tập Hậu ở cánh trái. (Không nên nhầm lẫn giữa một trận đánh tập hậu (Rearward battle) và một đội quân chống tập hậu (Rearguard), là lực lượng chuyên việc bảo vệ phần lưng trong khi đội quân đang rút lui.)
Kỵ binh
Đơn vị nhỏ nhất trong kỵ binh là kỵ thương (lance), không nên nhầm họ với một đoàn tùy tùng bao gồm cả lính bộ chiến và thường được tách ra tại điểm tập kết để tạo nên những nhóm lính cơ động với vũ trang khác nhau. Một đơn vị kỵ binh (lance) Anh theo lý thuyết gồm có 1 hiệp sĩ, 1 men-at-arms, 2 kỵ binh bắn cung (Chauser, viết vào năm 1360), hoặc có khi là chỉ có 1 hiệp sĩ, 1 squire và 1 kỵ cung. Một lance của Pháp năm 1450 gồm 1 men-at-arms, 1 squire và 3 kỵ cung, hoặc 2 kỵ cung và 1 hobilar (kỵ binh nhẹ). Ở Italy, những đơn vị kỵ binh sớm nhất trong các tổ chức đánh thuê được gọi là batuta, gồm 1 sergeant và 1 men-at-arms. Đơn vị nà được cơ cấu thành lance vào những năm 1350, gồm 1 men-at-arms, 1 squire và một cậu bé phục dịch.
Ở Italy cứ 5 lance sẽ tạo thành 1 posta và cứ 5 posta tạo thành 1 bandiera với 25 kỵ binh. Dựa theo sắc lệnh năm 1351, kỵ binh Pháp được nhóm lại thành từng đội với số lượng cố định, nhưng số lượng như thế nào lại không được đề cập đến. Ở Anh, mội đội kỵ binh có số lượng dao động từ 25 đến 80, trung bình là 50 kỵ binh mỗi đội và được chỉ huy bởi một hiệp sĩ với một lá cờ hiệu bay trên cây thương. Ở Byzantine, tên gọi cho chức vị chỉ huy này gọi là [i/]Vintenary[/i], và mỗi đội kỵ binh ban đầu được quy định là 50 người mỗi đội. Hệ thống quân sự Byzantine được xây dựng dựa trên những học hỏi từ Tây Âu cũng như từ những ghi chép còn xót lại từ thời Đế Chế Lã Mã và có được kinh nghiệm thực tế từ các cuộc Thập Tự Chinh, cấp bậc của Vitenary thường được nhắc đến thường xuyên trong các tài liệu tiếng Anh.
Nhiều đội kỵ binh tạo nên nhóm đông đến 200 đến 300 người, tương đương với một trung đoàn kỵ binh hiện đại. Tại Bannockburn (1314), 3000 kỵ binh Anh được chia thành 10 đơn vị gọi là “battle”, mỗi battle có 300 người. Các battle này tạo nên đội hình thông thường gồm 3 tuyến Vanward, Main và Rearward Battle, những kỵ binh trong mỗi tuyến đều có 3 cấp bậc. Đơn vị tương tự ở Byzantine là đơn vị 450 người: Theo sắc lệnh giữa thế kỷ 15 tạo nên một đơn vị kỵ binh gồm 500 người, với 100 lance 5 người. Đơn vị này được gọi là regiment (Trung đoàn), mỗi regiment được chỉ huy bởi một hiệp sĩ được phép mang cờ hiệu.
Thông thường thì 2 đến 3 regiment đã hợp lại thành một lực lượng với viên chỉ huy trận đánh, giống như ở Bannockburn. Mọi viên chỉ huy chiến trường thường là một vị vua, hoàng tử hay nhà quý tộc, và đều được phép đem theo 2 cờ hiệu cá nhân và cờ hiệu để triệu tập quân đội. Từ những năm 1350, vai trò chỉ huy trận đánh cũng được giao các hiệp sĩ có cấp bậc thấp hơn cấp bậc quý tộc, những hiệp sĩ này là những người dày đặn kinh nghiệm trận mạc, hay có khả năng lãnh đạo một lực lượng lớn trong các trận đánh. Những hiệp sĩ này được biết đến với cái tên Knight Banneret, và họ được phép mang cả hai loại cờ hiệu.
Kỵ binh khi đó bao gồm các nhà quý tộc, hiệp sĩ, sergeant, squire, men-at-arms, hobilar và kỵ cung, và sẽ có những giải thích để làm hiểu nghĩa của những cái tên này. Những nhà quý tộc và hiệp sĩ có những thứ hạng khác nhau có thể xác định được: Nam tước (Baron), Bá tước (Count và Earl, nhưng Earl có cấp bậc cao hơn), Công tước (Duke) và Hoàng tử (Prince) của giới quý tộc; Knight Banneret (hiệp sĩ được phép cầm cờ hiệu riêng và chi huy trận đánh), Knight Bachelor (hiệp sĩ có cấp bậc thấp hơn Knight Banneret và thường ở vị trí trợ tá cho Knight Banneret), và hiệp sĩ thường. Những người này từng là các sĩ quan quân đội cùng các hiệp sĩ ngự lâm (Household Knight) và các hiệp sĩ khác có cấp bậc thấp hơn, Họ và ngựa được bọc giáp hạng nặng. Các Sergeantcó cấp bậc thấp hơn hiệp sĩ và trang bị tương đương hoặc nhẹ hơn so với một hiệp sĩ. Ngựa của các hạ sĩ quan nhỏ hơn và không được trang bị giáp như của các hiệp sĩ.
Squire là các hiệp sĩ tập sự, trang bị như các hạ sĩ quan. Squire cấp cao được biết đến là các cận vệ, luôn tháp tùng với lãnh chúa cảu anh ta trong trận đánh, thường trong mỗi chiến dịch tỉ lệ là 2~3 squire cho mỗi hiệp sĩ. Ban đầu, các squire được hình thành với số lượng lớn để hỗ trợ cho lãnh chúa: mặc áo giáp, thay thế vũ khí bị hư hỏng hay bị mất, mang ngựa khỏe đến cho lãnh chúa nếu ông ta không cởi ngựa; canh gác tù binh bị bắt bởi lãnh chúa, giải cứu lãnh chúa nếu ông ta bị bắt, mang lãnh chúa ra khỏi chiến trường nếu ông ta bị thương, cũng như hỗ trợ lãnh chúa khi ông ta bị tấn công bởi nhiều người cùng lúc; họ cũng là các hạ sĩ quan trong đoàn tùy tùng. Tuy nhiên, có nhiều chứng cứ cho thấy từ nửa sau thế kỷ 14, hầu hết các nhiệm này được đảm nhận chỉ bởi một người, và các squire được tổ chức thành lực lượng kỵ binh hạng trung cùng với các sergeant.
Cái tên Men-at-arms là được dùng để chỉ tất cả những người lính chiến đấu trên lưng ngựa và mặc giáp sắt. Tất cả các hiệp sĩ có thể được gọi là men-at-arms, nhưng các men-at-arms thì không nhất thiết phải là hiệp sĩ, thường là sergeant hoặc squire. Vì là sergeant hoặc squire, nên họ thường chiến đâu ở tuyến sau tuyến thức nhất gồm các hiệp sĩ và nhà quý tộc, đó cũng là tuyến giữa và có số lượng lớn trong đội hình kỵ binh.
Khinh kỵ còn được gọi là Hobilar, từ này dùng để chỉ tất cả những người lính dùng giáo, bắn cung, cưỡi trên những con ngữa nhỏ và nhẹ, bản thân họ cũng không được trang bị giáp. Họ được dùng với nhiệm vụ người đưa tin, trinh sát và không được tham gia vào các trận chiến của lực lượng kỵ binh. Họ thật sự không phải là kỵ binh đúng nghĩa, họ giống như bộ binh cưỡi ngựa, dùng ngựa của họ để đến vị trí giao tranh (kỵ cung Longbow là một ví dụ điển hình), mặc dù đôi khi họ dùng ngựa để truy kích những kẻ đang tháo chạy.
Edward III tạo ra một quân đoàn kỵ cung vào năm 1334 với nhiệm vụ duy trì sự cơ động ở biên giới xảy ra giao tranh với Scottland. Chiến thuật dùng số lượng lớn kỵ cung được hỗ trở bởi men-at-arms trong suốt Cuộc Chiến Trăm Năm đã giải quyết được đều quan trọng là làm sao để hai lực lượng này có thể hành quân với cùng tốt độ, do đó suốt thế kỷ 14 số lượng kỵ cung Anh liên tục được gia tăng. Một nửa lực lượng bộ binh Pháp cũng được cưỡi ngựa và có thể đối đầu với “Những quân đoàn bay” (“Flying Columns”) cơ động cao của Anh.
Có 3 loại ngựa được dùng trong thời kỳ này: loại thứ nhất là ngựa chiến hặng nặng và cao, chỉ dùng trong các giải đấu của các hiệp sĩ. Loại thứ hai, thuộc giống kém hơn, được dùng bởi tất cả các lực lượng quân sự trong chiến dịch; loại này cũng được dùng trong các buổi biểu diễn đồng diễn với 15 con cùng nhảy ở một độ cao và tư thế giống nhau. Loại cuối cùng là loại ngựa chiến dành cho các hiệp sĩ, thường được dắt bởi một squire hoặc một cậu bé tạp dịch cho đến khi xảy ra chiến sự và hiệp sĩ lên ngựa.
Bộ binh
Có nhiều loại bộ binh: bộ binh hạng với vũ trang tận răng như men-at-arms bộ chiến; bộ binh hạng trung là những người lính chuyên nghiệp với trang bị nhẹ hơn như lính bắn nỏ, lính giáo và dân quân thành thị; bộ binh hạng nhẹ gồm cung thủ, lính giáo không giáp, lính ném lao, lính ném đá và lính nông dân levy với nhiều loại vũ khi kém chất lượng, thường là nông cụ được gắn trên một cái cán dài.
Lính levy thuờng được tập hợp thành các “company” nhưng trong trận đánh, các company này thường bị nhập lại tạo thành một lực lượng kinh binh số lượng đông nhưng với một đội hình có rất ít hoặc không có khả năng linh hoạt. Vì họ thường được dùng để bảo vệ tuyến sau cùng nên không giữ vai trò quyết định trên chiến trường và bị tàn sát bởi kỵ binh chiến thắng của địch, hay hỗ trợ truy đuổi và hành hình bộ binh bại trận của địch. Nếu họ có thể tham gia cuộc giao tranh với kỵ binh thì họ hoàn toàn là một lực lượng đáng sợ, như chặt đứt chân kỵ sĩ với những cây rìu dài và ngắn, làm què ngựa với những con dao cán dài hay quấy rối chúng bằng những cây giáo. Trước khi trận đánh bắt đầu, cung thủ, lính ném đá, lính ném lao từ lực lượng levy bố trí với đội hình trải rộng trước tuyến giao quân chủ lực để tham chiến trong các cuộc giao tranh lẻ tẻ. Lính đánh thuê Thuỵ Sĩ luôn được giữ ở vị trí đặc biệt quan trọng trong các cuộc giao chiến nhỏ và có quân số bằng một phần tư tổng quân số trong đội quân.
Dân quân và lính đánh thuê là lực lượng nòng cốt của bộ binh, có tổ chức thành các company rất rõ ràng. Bộ binh chuyên nghiệp của quân đội Pháp thế kỷ 14 bao gồm lính giáo và lính bắn nỏ, tổ chứ thành các company 30 người, mỗi company được chỉ huy bởi một đốc quân với cờ hiệu trên ngọn giáo của ông ta. Trong quân đội Anh vào cuối thế kỷ 12, mỗi đơn vị bộ binh xứ Welsh cũng được chỉ huỷ bởi một đốc quân được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và có quân số gồm 500 người, và đó cũng là con số mặc định cho mỗi đơn vị bộ binh Anh vào thời kỳ đó. (Khi quân Anh băng qua Somme để tiến về Agincourt, đơn vị tiên phong có quân số là