18/06/2018, 15:23

Lịch sử Đế quốc Byzantine

biên dịch : hongsonvh Tóm lược những sự kiện lớn của Đế quốc Byzantine 226 Ardashir lật đổ triều đình Pathia. 235 Hoàng Đế Alexander Severus bị sát hại bởi binh lính của mình. 243-4 Hoàng Đế Gordian bị đánh bại bởi Shapur I của Ba Tư. 251 Hoàng Đế Decius chết trong trận ...

biên dịch : hongsonvh 

Tóm lược những sự kiện lớn của Đế quốc Byzantine

  • 226 Ardashir lật đổ triều đình Pathia.
  • 235 Hoàng Đế Alexander Severus bị sát hại bởi binh lính của mình.
  • 243-4 Hoàng Đế Gordian bị đánh bại bởi Shapur I của Ba Tư.
  • 251 Hoàng Đế Decius chết trong trận chiến chống người Goth.
  • 260 Người Batư đánh bại và bắt sống Hoàng Đế Valerian. Người Frank xâm chiếm xứ Gaul; Người Alamanni xâm chiếm Italy, các cuộc khởi nghĩa xảy ra ở Balkans.
  • 261-68 Vua Odaenathus của Palmyra chiếm kiểm soát các tỉnh ở phía Đông của Đế chế.
  • 262-67 Người Goth xâm chiếm Tiểu Á.
  • 271 Hoàng Đế Aurelian cho rút quân La Mã ra khỏi Dacia (Rumani ngày nay). Bức tường hình tròn được xây dựng xung quanh Rome.
  • 272 Hoàng Đế Aurelian đánh bại người Palmyra.
  • 275 Hoàng Đế Aurelian bị ám sát.
  • 284 Diocletian lên ngôi Hoàng đế
  • 293 Tetrarchy với Maximian đồng làm Augustus, Constantius vàGalerius đồng làm Caesars.
  • 305 Diocletian và Maximianthoái vị.
  • 312 Constantine chiếm Rome sau trận Milvian Bridge.
  • 324 Constantine đánh bại Licinius và trở thành hoàng đế duy nhất.
  • 337 Cái chết của Hoàng Đế Constantine ở giai đoạn đầu của chiến dịch chống Ba Tư.
  • 353 Hoàng Đế Constantius II đánh bại kẻ soánngai vị Magnentius và thống nhất lại đế chế.
  • 335 Julian cùng Constantius làm Caesar.
  • 357 Hoàng Đế Julian đánh bại người Alamanni tại trận Strasburg.
  • 361 Cái chết của Hoàng Đế ConstantiusII.
  • 363 Hoàng Đế Julian tiến hành cuộc xâm lược vào Ba Tư và chết (không nói rõ nguyên nhân).
  • 376 người Goth vượt qua sông Danube.
  • 378 Valens bị đánh bại và chết tại Adrianople (Edirne).
  • 382 Hoàng Đế Theodosius định cư người Goth ở vùng Balkan nhưfederates.
  • 394 Hoàng Đế Theodosius đánh bại Eugenius –kẻ soán ngôivà thống nhất lại đế chế.
  • 395 Cái chết của Hoàng Đế Theodosius, Đế chế lại bị phân chia giữa Arcadius và Honorius.
  • 406 Các bộ lạc Germanic ở sông Rhine xâm phạm biên giới.
  • 408 Stilicho bị tử hình.
  • 410 Rome bị công phá bởi Alaric và người Visigoth.
  • 418 Người Visigoth định cư ở Aquitania.
  • 429 Người Vandal chạy sang châu Phi.
  • 445 Attila trở thành vị vua duy nhất của người Hung.
  • 451 Attila xâm nhập xứ Gaul và bị đánh bại tạiCatalaunian Plains (gần Troyes).
  • 453 Attilachết.
  • 455 Vandal công phá Rome.
  • 476 Odoacer (người Visigoth) phế truất Romulus Augustulus,Hoàng đế cuối cùng phía Tây.
  • 493 Theoderic chiếm được Ravenna và giết chết Odoacer.
  • 502 Người Kavadh chiếm tỉnh miền Đông đế chế và xâm nhậpAmida (Diyarbakir).
  • 505 Thỏa thuận ngừng chiến ở biên giới phía đông; tiến trình xây dựng Dara được bắt đầu.
  • 507 Clovis và người Frank đánh bại người Visigoth tạiVouillé.
  • 527 Chiến tranh lại tiếp tục ở phía đông, Justinian lên ngôi Hoàng Đế
  • 532 “Hòa bình vĩnh cửu ” được ký với Ba Tư.
  • 533 Belisarius (tướng tài của Đông Đế chế)đánh bại người Vandal và thu hồi châu Phi.
  • 540 Belisarius tiến vào Ravenna và xóa sổ vương quốc của người Ostrogoth. Khusro I xâm nhập các tỉnh phía đôngvà chiếm Antioch.
  • 542 Xuất hiện của bệnh dịch hạch.
  • 546 Totila (vua của người Visigoth )tái chiếm Rome.
  • 552 Narses đánh bại và giết chết Totila tại BustaGallorum.
  • 562 Ký kết hiệp ước 50 năm hòa bình với Ba Tư.
  • 568 Người Lombard xâm lược Italy.
  • 572 Hoàng Đế Justin II khởi động cuộc chiến tranh mới ở biên giới phía đông.
  • 578/9 Người Avar bắt đầu cuộc xâm lược vào vùng Balkan.
  • 586/7 Người Slav tập kích đến tận thành phố Athens và Corinth.
  • 591 Chấm dứt chiến tranh với Ba Tư.
  • 602 Cuộc nổi dậy của quân đội Balkan vàMaurice bị lật đổ khỏi ngai vàng.
  • 610 Heraclius chiếm Constantinople và giết chết Phocas.
  • 614 Ngươi Ba Tư chiếm thành phố Jerusalem.
  • 622 Nhà tiên tri Muhammad rời khỏi Medina (Hijra).
  • 626 Người Avar bao vây thành phố Constantinople với sự hỗ trợ của người Ba Tư.
  • 627 Heraclius (Hoàng Đế Byzantine) đánh bại người Ba Tư tại Nineveh.
  • 632 Cái chết của Muhammad.
  • 636 Người Ả Rập đánh bại người La Mã tại sông Yarmuk.
  • 638 Người Ả Rập chiếm giữ thành phố Jerusalem.
  • 639 Người Ả Rập tấn công Ai Cập.
  • 642 Người Ả Rập chiếm thành phố Alexandria.
  • 651 Cái chết của Yazdgard III, người cuối cùng của triều đại Sassanid cai trị Batư.
  • 661 Mu’awiyah trở thành Caliph tạiDamascus ( người Ả Rập)
  • 663 Người Ả Rập xâm chiếm bán đảo Tiểu Á hàng năm và tàn phá nó, nhưng cứ đến mùa thu thì họ lại phải trở về căn cứ của họ ở Syria
  • 668 Constantine IV lên ngôi Hoàng Đế Byzantine
  • 670 Quân lính của Mu’awiya ( người Ả Rập) chiếm Kyzikos, trên bờ biển Marmora đối diện với Constantinople, và Smyrna
  • 674-678 Muawiya bắt đầu tiến hành một cuộc bao vây lớn vào thành phố Constantinople. Cuộc bao vây này dựa trên ưu thế trên biển ban đầu của Ả Rập, bởi vì trên bộ thì các bức tường của thành phố cơ bản là bất khả xâm phạm.
  • 685 Triều đại đầu tiên của Hoàng Đế Justinian II
  • 695-717 Hoàng đế yếu ớt và Đế chế gần như ở trong tình trạng vô chính phủ, trong 695 một cuộc nổi dậy đã nổ ra, được lãnh đạo bởi một viên tướng danh tiếng nhất của hoàng đế – Leontios, một người Isaurian đã bị Justinian thất sủng. Cuộc nổi dậy đã thành công và Leontios trở thành hoàng đế. Justinian là bị hành hình bằng cách cắt mũi.
  • 695 Leontios chỉ cai trị một thời gian ngắn, triều đại của ông được đánh dấu một cách đáng chú ý nhất là mộtbệnh dịch hạch bùng phát. Leontios cử Apsimar – thống lĩnh lực lượng hải quân đếnBắc Phi trong một nỗ lực để tái chiếm khu vực này từ tay người Ả Rập
  • 698 Mặc dù thua trận (trước người Ả Rập) nhưng Apsimar vẫn tự tuyên bố là hoàng đế – Tiberios II và ông ta mang quân quay về để chiếm thành phốConstantinople với sự trợ giúp của các Faction Green. Tiberios rất tích cực trong việc tiến hành xây dựng các công trình phòng thủ cho Đế Chế, như việc chosửa chữa các bức tường dọc theo bờ biển của thành phố Constantinople, và ông đã can thiệp quân sự vào Síp và Syria.
  • 705 Với sự giúp đỡ của người Khazar, Justinian trở về Constantinople và một lần nữa lại lên ngôi Hoàng Đế. Justinian II là một trong số rất ít các Hoàng Đế của Byzantine có thể lấy lại ngôi vua tiếp tục chỉ trị vì sau khi bị mất ngôi.
  • 711 Justinian phái một hạm đội chống lại Cherson,nhưng binh sĩ lại nổi loạn và tuyên bố Bardanes – chỉ huy của họ phải là hoàng đế, ông này tự xưng tên là Hoàng Đế Philippikos. Được sự hỗ trợ bởi của người Khazar, Philippikos chiếm giữ Constantinople cũng trong năm 711 và Justinian II lại phải chạy trốn khỏi thành phố
  • 713 Triều đại Philippikos không thành công về mặt quân sự và người Ả Rập đã có một loạt các chiến thắng ấn tượng. Có lẽ vì lý do này mà quân đội lại một lần nữa nổi dậy, Philippikos bị lật đổ và bị chọc mù mắt. Hội đồng Hoàng gia chính thức tuyên bốArtemios trở thành hoàng đế Anastasios II. Ông này ngay lập tức đảo ngược các chính sách về tôn giáo của người tiền nhiệm của mình vàcho phục hồicác tòa án mà Philippikos đã bãi bỏ
  • 715 Lại một cuộc đảo chính quân sự nữa nổ ra và Anastasios II bị lật đổ, Theodosios III được đưa lên ngôi. Vị Hoàng đế mới có thểcũng là con trai của Tiberios II, Tuy nhiên, chỉ hai năm một cuộc nổi dậy quân sự nổ ravà đưa Leo III lên ngai vàng, Theodosios thoái vị và trở thành một thầy tu.
  • 717 hoàng đế Leo III lên ngôi ở Byzantina.
  • 717-718 Người Ả Rập lại tiến hành bao vây thành phố Constantinople, cuộc bao vây thành phố Constantinople bắt đầu vào tháng 8 năm 717, và được hỗ trợ bởi lực lượng hải quân của Sulayman. Hoàng Đế Leo III đã giành được một chiến thắng ở bán đảoTiểu Ávà tấn công vào hậu quân của người Ả Rập, trong khingười Bulgar ( dưới sự chỉ huy của vua Tervel) thì lại hợp công từ phía Tây, và lửa Hy Lạp lại một lần nữa đốt cháy các đội tàu của Ả Rập. Kết quả là Maslama phải rút lui vào tháng 8 năm 718 sau khi bị tổn thất cực kỳ nặng nề (có nguồn tin nói người Hồi giáo) bị người Bulgar tàn sát tới 30.000 người (nhưng người Bungary ngày nay trên một trang web nói họ đã tiêu diệt khoảng 60 -> 90.000 lính Ả Rập và họ mới là người cứu Châu Âu khỏi người Hồi Giáo chứ không phải là Charles Martel he he).
  • 726 Bắt đầu quá trình Byzantine Iconoclasm, Hoàng Đế Leo III giành chiến thắng quyết định tạiNicaea trong năm này.
  • 730 Hoàng Đế Leo III triệu tập một cuộc họp của Hội đồng cố vấn (silention) Hoàng gia của mìnhvà tuyên bố tôn kính các ikon (Chúa biết là cái gì) là bất hợp phápvà ra lệnh tịch thu tài sản của họ.
  • 740 Hoàng Đế Leo III giành được chiến thắng quyết định tại Akroinon và cho đến cuối triều đại của ôngbán đảo Tiểu Á đã trở nên tương đối an toàn khi phảichống chọi lại các cuộc tấn công của người Ả Rập
  • 741 Constantine V, con trai Leo III của kế thừa ngôi báu và lên ngôi Hoàng Đế Byzantine, triều Isaurian đạt đến đỉnh cao quyền lực của nó, và ông này tiếp tục các chính sách cứng rắng như đập phá các tượng thánh tượng chính sách cứng vào truy bức hoàn toàn các Iconophiles (hoặcthỉnh thoảng được gọi làIconodoules).
  • 741 Một cuộc đảo chính ngay lập tức nổ ra được lãnh đạo bởi người anh/ em rể Artabasdos của Hoàng Đế, ngườidường như có những chính kiến trái ngượcvới Leo về Iconoclasm. Artabasdos bước đầu đánh bại Constantine và kiểm soát thành phố Constantinople.
  • 743 Constantine đánh bại được người anh/ em rể Artabasdos và giành lại quyền kiểm soát thủ đô và chọc mù mắt của Artabasdos và của con trai của ông ta.
  • 750 Sự sụp đổ của triều đại Umayyad và thay thế nó bằng triều đại Abbasid vào năm đó.
  • 751 Thành phố Ravenna rơi vào tay người Lombard và chức vị Tổng giám mục của Ravenna ngừngtồn tại.
  • 763 Constantine theo đuổi một chính sách hiếu chiến chống lại người Bulgarsvà ông đã đánh thắng và nghiền náthọ trong trận Anchialos.
  • 775 Leo IV người Khazar lên ngôi Hoàng Đế – ông là con trai của Constantine V với người vợ gốc Khazar củaông này – Irene, nên ông này thường được gọi là “Leo – người Khazar” rất ít các thông tin được biết đến về triều đại của Leo IV, nhưng có điều chắc chắn là ông đã tiến hành nhiều chiến dịch chống lại người Ả Rậpở Tiểu Á và người Bulgaria, trong thực tế, ông qua đời vì một cơn sốt vào năm 780 trong khilãnh đạo quân đội để chống lại người Bulgaria.
  • 708-790 Triều đại của Irene mặc dù mục tiêu chính của bà ta luôn luôn có vẻ làkhôi phục lại ikons, Irene cũng có mối quan tâm mạnh mẽ và chủ động về các vấn đề như quân đội và chính trị, bà ta là người phụ nữ duy nhất của Byzantine tự phong cho mình danh hiệu ” emperor ” của đàn ông.
  • 787 Lần đầu tiên khôi phục lại các ikon
  • 790 Khi Constantine VI đã được 19 tuổi (Hoàng đế đã trưởng thành ), Constantine đã tìm cách cai trị đất nước theo cách của mình
  • 795 Constantine VI đã ly dị vợ và cưới một bà vợ khác, việc này gây ra rất nhiều tai tiếng vì lý do tôn giáo.
  • 797 Vào cuối năm một số người ủng hộ Irene đã bắt giữ vị hoàng đế trẻ tuổi và chọc mù mắt ông và sau đó Constantine đã chết, có thể là do nguyên nhân từ sự việc này
  • 802 Hoàng đế Nikephoros lên ngôi, đây là người dường như cũng có kinh nghiệm về quân sự cùng với các kỹ năng quản lý hành chínhvà là người có nguồn gốc từ hoàng gia Ghassanid đầy danh tiếng.
  • 811 Nikephoros dẫn đầu một chiến dịch lớn chống lại người Bulgar để chiếm lại Pliska và buộc Hãn Krum phải chấp nhận điều kiện hòa bình. Nikephorosmuốn gây sức ép bằng một cuộc chiến và hy vọng người Bulgar sẽ thất bại hoàn toàn. Tại thời điểm mà ông thành công nhất thì Nikephoros và toàn bộ quân đội của ông bị tiêu diệt trong một cuộc phục kích – Hoàng đế đã bị tử trận.
  • 811 Hoàng Đế Michael I Rangabe lên ngôi, ông này là con rể kiêm người kế vị Nikephoros, Michael I Rangabe lúc đó đang giữ danh hiệu kouropalates, đây là một danh hiệu chỉ dưới Hoàng đế.
  • 813 Trong khi Michael đang cố gắng để chống lại hãn Krum thì một trong những viên tướng của ông ta – Leo, thống lĩnh của vùng Anatolikon– đã đảo chính và chiếm thành phố Constantinople.Hoàng Đế Michael đã bị lật đổ và bị lưu đày, Leo V người Armenia lên làm hoàng đế.
  • 814 Khan Krum đột ngột qua đời vào tháng 4 năm 814. Leo đã ký kết một hiệp định hòa bình 30 năm với con trai của Krum.
  • 814 Trong khi đó, Leo lại cho phục hồi Iconoclasm trong đế quốc. Ông thành lập một ủy ban để điều tra vấn đề này, dưới sự điều hành của Grammatikos John.
  • 815 phục hồi lại Iconoclasm.
  • 820 Một trong những trợ thủ cũ thời chinh chiến của Leo V – Michael của Amorian – tham gia vào một âm mưu chống lại hoàng đế, bị phát hiện và Michael đã bị kết án tử hình nhưng người của ông này kịp thời sát hại Hoàng Đế Leo và tuyên bố Michael là hoàng đế.
  • 820 Michael II nhà Amorian 820-9 là một người lính và người cai trị thực tế. Ông có lẽ mình là một người thuộc phái Iconoclast ( đập phátượng thánh).
  • 821 Cuộc khởi nghĩa của Thomas người Slav, Thomas kiểm soát hầu hết bán đảo Tiểu Á trong hainăm (821-3) vàbao vây Constantinople, lực lượng của ông bị phân tán bởi sự can thiệp của Khan Bulgar Omurtag, trong năm 823 Thomas bị thất bại và chặt đầu.
  • Trong 826/ 8 Đảo Crete bị chiếm bởi các đạo quân chinh phạt người Ả Rập từ Tây Ban Nha.
  • 827/ 9 Người Ả Rập từ Tây Ban Nha đã có thể thiết lập cứ điểm dừng chân ở Sicily.
  • 829 Michael II được kế vị bởi con trai ông, Theophilos, người đã được trao vương miện như một đồng hoàng đế trong 821. Không giống như cha mình, Theophilos là một người có học và cũng thu được nhiều thành công về mặt quân sự, tuy nhiênthời trị vì của Theophilos lại xảy ra các thảm họa cho Đế Quốc
  • 831 Thành phố Palermo rơi vào tay người Ả Rập Ummayad Tây Ban Nha.
  • 841 Tất cả các phần phía tây ffice:smarttags” />Sicily rơi vào tay người Ả Rập.
  • 839 Người Ả Rập xâm chiếm miền nam Italy, chiếm giữ Taranto và do đó cắt vùng đất củaĐế quốc Byzantine ở Italy làm hai phần.
  • 837 John Grammatikos trở thành giáo trưởng ( patriarch) và một cuộc bức hại các Iconophiles lại bắt đầu.
  • 842 Theophilos chết để lại vợ Theodora và con trai MichaelIII – khi đó chỉ mới 3 tuổi nhưng đã được nối ngôi làm hoàng đế
  • 846 Đại công quốc Moravia đã lớn mạnh và vị vua vĩ đại nhất của họ – Hoàng tử Ratislav tìm cách duy trìđộc lập từ khuynh hướng bành trướng của ngườiFrank nên đã quyết định cải thiện bang giao với Đế quốc Byzantine.
  • 856 Dưới sự chỉ huy của vịtướng Petronas– chú của Hoàng đế Michael III- quân đội Byzantine có được những thành công đáng kể, đặc biệt là ở phía Đông. Petronas tiến tới tận sông Euphrates (Iraq ngày nay), vượt qua nó và tấn công vương quốcAmida
  • 860 Thành phố Constantinople bị tấn công bất ngờ từ người Rhos– những người được coi là tổ tiên của người Nga,cũng trong năm này Umar– tiểu vương của xứ Hồi giáo Meletine, được hỗ trợ bởi người Paulicians, đã tấn công sâu vào lãnh thổ Byzantinevà quay trở về với số chiến lợi phẩm đáng kể.
  • 862 Hoàng tử Ratislavyêu cầu Constantinople các nhà truyền giáo đến đất của mình để thay thế cho các giáo sỹ người Frank, những người đã tổ chức một giáo hội độc lập trong lãnh thổ của mình.
  • 863 Ba năm sau Umarcủa xứ Meletine quen mui lại mò sang một lần nữa, nhưng lần này ông ta đã bị mắc bẫy của một đội quân được chỉ huy bởi Petronas (vàcó thể chính bởi Michael), vị tiểu vương đã thiệt mạng và thực tế thì toàn bộ quân của ông cũng bị tiêu diệt.
  • 864Từ lúc này Xứ Bulgaria nắm trong vùng ảnh hưởng của Byzantine,và việc chuyển hóa được người Bulgaria là một trong những thành tựu lớn nhất và quan trọng nhất về chính trị và văn hóa của Byzantine.
  • (867Triều đại của Basil I, ông là Macedonia được sinh ra ở Thrace hoặc Macedonia. Ông đã kết hôn với Eudokia Ingerina, nhân tình của vị Hoàng đế trước đó.
  • 872 Christopher, em rể của Basil I đánh bại người Paulicians và phá hủy thủ đô Tephrike, nhưng ông này lại bị giết bởi một bộ hạ phản bội.
  • 878 Tại Sicily, thành phố Syracusev ốn đã dài chịu một cuộc bao vây dài ngày của người Ả Rập, cuối cùng đã thất thủ.
  • 886 Basil I chết (trong một tai nạn săn bắn).
  • 886 Bắt đầu Triều đại của Leo VI– ông này không phải là con trai ruột của Basil mà là của Michael III.
  • 893 Symeon đang theo học ở Constantinople được gọi về để cai trị vương quốc Bulgaria và trở thành vua của nước này. Chiến tranh giữa Byzantin và Bungaria có thể nổ ra bất cứ lúc nào về các vấn đề thương mại.
  • 894 Symeon quyết định buộc phải khai chiến tranh và ông đã xâm chiếm lãnh thổ của Byzantine.
  • 869 Symeon đánh bại quân đội Byzantine trước khi đồng ý ký kết một Điều ước hòa bình trong đó nêu rõ Byzantine phải có nghĩa vụ nộp cống cho Bulgaria.
  • 902 Các hoạt động quân sự của Byzantine ở phương Tây đương nhiên bị suy yếu do kết quả củacuộc xung đột với Symeon, và Taormina – thành lũy cuối cùngcủa Byzantineở Sicily đã bị người Ả Rập chiếm.
  • 904 Leo của xứ Tripoli, một cựu giáo dân Kitô, đã dẫn đầu một hạm đội lớn
  • từ Syria để tấn công Constantinople, nhưng ông ta lại quay ra tấn công Thessaloniki. Thessaloniki, thành phố quan trọng thứ hai của đế quốc, đã khôngchuẩn bịtrước cho cuộc tấn công và nó nhanh chóng thất thủ.
  • 907 Người Rhos ngày càng đóng vai trò lớn hơn với Byzantine. cũng năm này Hoàng tử Nga– Oleg (của Kiev) đưa một hạm đội lớn đến Constantinople và kýhiệp ước về thương mại với Byzantine.
  • 912 Leo VI qua đời được thừa kế bởi Alexander – em trai của ông.
  • 913 Alexander từ chối trả tiền cống nộp cho người Bulgaria theo hiệp ước năm 896 và ngay lập tức đã Symeonđã phát động chiến tranh với Byzantine. Alexander thua trận và chết. Symeon đã vượt qua lãnh thổ Byzantine và đóng quân trước các bức tường của Constantinople (trongmùa hè năm 913).
  • 919 Romanos (con trai của một nông dân tiếng Armenia và là chỉ huycủa hải quân Byzantine) đẩy lui được người Bungaria lấy lại quyền kiểm soát Constantinople và bố trí cho một cuộc hôn nhân của Constantine VII với con gái của mình– Helena.
  • 920 Romanos lên ngôi đồng hoàng đế vàtừ thời điểm này trên thực tế thực tế ông là chủ nhân của đế quốc.
  • 924 Bzantine và Bulgaria sau đónổ ra một cuộc chiến kéo dài để kiểm soát Serbia, cuối cùng thì Symeon giành chiến thắng.
  • 926 Romanos tấn công Croatia, lúc này đang được cai trị bởi vị vua đầu tiên của họ Tomislav, kết quảlà ông này chuốc lấy một thất bại thảm hại.
  • 927 Symeon lúc này dường như tiếp tục lên một kế hoạch tấn công nữa vào Byzantine nhưng ông này lại đột ngột qua đời.
  • 934 John Kourkouas– một vị tướng tài của Romanos đã thu được một thành công cực kỳ quan trọng khi bắt xứ Meletine phải đầu hàng.
  • 941 Người Nga (Rhos) lại tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Constantinople. Kourkouas trở về từ mặt trận phía Đông và đánh bại họ trong một trận chiến có ý nghĩa quyết định trên bộ .
  • 944 Một hiệp ước đã ký kết giữa Constantinople và người Nga bổ sung nhiều trong số các điều khoản của hiệp ước năm 911, nhưng cán cân lợi thế đã rõ ràngchuyển về phía người Byzantine. Cuối năm đó Kourkouas bao vây Edessa,kết quả là sự đầu hàng của Mandylion, chiếm lại một trong những di tích lớn nhất củaKitô giáo.Tuy nhiên Romanos đã không thể tận hưởng những kết quả từ những chiến thắng của mình. năm 931 Christopher – người con trai tài năng nhất củaHoàng đế đã chết. Romanos cho rằng những người con trai ít tuổi của ông không đủ khả năng để cai trị đất nước và cuối cùng ông dường như đã quyết định trao trả quyền lực cho vịHoàng đế hợp pháp, Constantine VII.
  • 944 Những người con trai trẻ tuổicủa Romanos tiến hành một cuộc đảo chính và họ đã lật đổ cha mình, ông này phải sống lưu đày trong một tu viện, và họ tựnắm quyền lực.
  • 945 Một cuộc phản đảo chính nổ ra vào đầu năm 945, các con trai của Romanos gia nhập cuộc sống lưu đày cùng cha của họ và vị Hoàng đế hợp pháp lên nắm quyền.
  • 957 Đế quốc Byzantine ngày càng thu được nhiều thành công bởi Nikephoros Phokas ( người thay thế người cha mình như là domestikos.)Những nỗ lực vềngoại giao của Constantine VII đã đến đượcnhững nới cách nơi xa Đế chế như triều đình của Caliph Abd-ar Ummayyad-Rahman ở Tây Ban Nha vàOtto I ởĐức. Tuy nhiên đặc biệt quan trọng là sự chuyển đổi ( về tín ngưỡng) và chuyến thăm Constantinople của công chúa Nga– Olga- nhiếp chính của Vladimir, con trai nhỏ của bà ta.
  • 959 Constantine VII chết và ông được kế vị bởi con trai củamình – Romanos II.
  • 961 Cả hai Hoàng Đế Leo VI và Constantine VII trước đó đã có những nỗ lực lớn nhưng không thành công để tái chiếm đảo Crete, nhưng trong năm này quânlính dưới sự chỉ huy của domestikos – ( Nikephoros Phokas) cuối cùng đã chiếm được hòn đảo sau một trận đánh kéo dài.Sau đó Phokas Nikephoros quay trở về phía Đông, nơi ông thu được nhiều thành công đáng kể, thậm chí ông đã thử chiếm Aleppo, thủ đô của Said-ad-Daulah ( người Ả Rập)

Đế quốc Byzantine

là phần phía đông của Đế quốc La Mã – vùng chủ yếu nói tiếng Hy Lạp trong suốt thời Trung và Hậu Trung cổ. Được biết đến như là Đế quốc Đông La Mã, Byzantine được gọi một cách đơn giản là Đế quốc La Mã hay Đông Romania bởi cư dân và các nước láng giềng của nó. Tập trung xung quanh thủ đô Constantinople, nó được cai trị bởi tiếp trực tiếp bởi các Hoàng đế, những người kế tục các hoàng đế La Mã cổ đại sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phương Tây. Sự phân biệt giữa ” đế chế Roman” và “đế chế Byzantine” phần lớn chỉ là một quy ước của thời hiện đại và không thể chỉ ngày mà Đế quốc chia lìa Đông – Tây, nhưng một thời điểm quan trọng là năm 324 khi Hoàng đế Constantine I chuyển thủ đô của Đế Chế từ Nicomedia (tại vùng Anatolia) để đến một thành phố Hy Lạp trên Bosphorus mà sau đó nó đã trở thành Constantinople (hoặc “New Rome”).

Đế chế Byzantine tồn tại hơn một nghìn năm (từ khoảng 306 AD đến năm 1453 AD). Trong thời gian tồn tại của nó, Đế chế luôn là một trong những cường quốc về kinh tế, văn hóa và quân sự ở châu Âu, bất chấp những thất bại và thiệt hại về lãnh thổ của nó, đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh Byzantine -Ba Tư và Byzantine-Arab. Đế chế đã được phục hồi trong triều đại Macedonia và một lần nữa đứng dậy để trở thành một quyền lực vượt trội trong vùng Đông Địa Trung Hải vào cuối thế kỷ thứ mười, sánh ngang với triều Fatimid của vương quốc Hồi giáo. Tuy nhiên sau năn 1071, phần lớn vùng Tiểu Á – trung tâm của Đế chế đã bị mất vào tay của người Turk Seljuk ( Thổ nhĩ kỳ ngày nay). Vào thời kỳ phục hồi Komnenian Đế quốc đã lấy lại được một số đất đai và tái lập sự thống trị của nó trong một thời gian ngắn vào thế kỷ thứ 12, nhưng sau cái chết của Andronikos I Komnenos và cuối triều đại Komnenos trong thế kỷ thứ 12 Đế quốc lại lâm vào cảnh xuy thoái. Đế chế đã phải nhận một cú đánh nặng nề trong năm 1204 do quân Thập tự chinh lần thứ tư, lúc này nó bị tan rã và chia thành hai quốc gia đối nghịch Byzantine và Latinh. Mặc dù cuối cùng Constantinople cũng được phục hồi và đế chế được tái lập vào năm 1261 bơ Hoàng đế Palaiologan, các cuộc nội chiến tiếp diễn trong thế kỷ thứ 14 làm suy sụp hơn nữa sức mạnh của Đế chế. Hầu hết các lãnh thổ còn lại của nó đã bị mất trong cuộc chiến Byzantine-Ottoman mà đỉnh cao là sự sụp đổ của Constantinople và vùng lãnh thổ còn lại của nó trước Đế quốc Hồi giáo Ottoman trong thế kỷ thứ 15.

Tên gọi

Việc định nghĩa tên gọi của Đế quốc là “Byzantine” được bắt đầu ở Tây Âu năm 1557, khi sử gia người Đức Hieronymus Wolf xuất bản tác phẩm Corpus Historiæ Byzantinæ, đây là một tập hợp thông tin từ các nguồn của Byzantine. Thuật ngữ “Byzantine” tự nó xuất phát từ “Hy Lạp”(Một thành phố Hy Lạp, được thành lập bởi người định cư từ Megara năm 667 trước Công nguyên), thành phố được đặt tên là Constantinople trước khi nó trở thành thủ đô của Hoàng Đế Constantine. Tên cũ của thành phố rất hiếm khi được sử dụng từ thời điểm này trở về sau, ngoại trừ trong những hoàn cảnh lịch sử hoặc trong thơ ca lãng mạn. Theo Montesquieu thì khi xuất bản quấn Byzantine du Louvre (Corpus Scriptorum Historiæ Byzantinæ) vào năm 1648 và quấn Historia Byzantina của Du Cange vào năm 1680, các tác giả vẫn tiếp tục sử dụng rộng rãi thuật ngữ tên gọi Byzantine. Thuật ngữ này sau đó biến mất cho đến thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng một cách chung chung trong thế giới phương Tây. Trước thời gian này, Đế quốc Ottoman dung thuật ngữ Hy Lạp để ám chỉ đế quốc Byzantine và các thừa kế của nó.

Đế chế Byzantine được biết đến như là Đế quốc La Mã bởi các cư dân của nó, mặc dù đế quốc gia đa sắc tộc trong phần lớn lịch sử của nó và vẫn bảo vệ các truyền thống Romano-Hy Lạp, nó thường được biết đến bởi những người đương thời của phương Tây và phương Bắc như là Đế chế của người Hy Lạp do sự chiếm ưu thế ngày càng tăng của các thành phần người Hy Lạp. Việc sử dụng thuật ngữ Đế chế của người Hy Lạp (tiếng Latin: Imperium Graecorum) ở phương Tây để ám chỉ Đế quốc Đông La Mã cũng có ngụ ý như một sự từ chối công nhận đế chế là kế thừa của Đế quốc La Mã. Những tuyên bố của Đông La Mã rằng họ là thừa kế ( chính thống) của Đế chế La Mã đã gây ra nhiều tranh cãi ở phương Tây vào thời của Hoàng hậu Đông La Mã Irene của Athens, do sự đăng quang của Charlemagne như là Hoàng đế La Mã Thần thánh trong năm 800 khi thấy ngôi vị Hoàng đế của Đế chế La Mã bị bỏ trống (vì không có người thừa kế là nam giới – lúc này Đông Đế chế đang được quản lý bởi Hoàng hậu Irene) với sự trợ giúp của Giáo hoàng Leo III, người cần giúp đỡ (của Charlemagne) để chống lại kẻ thù của mình ở Rome. Bất cứ lúc nào Đức Giáo Hoàng hoặc những người cai trị ở phương Tây khi cần sử dụng tên La Mã để chỉ phía Đông La Mã, họ ưa thích dùng thuật ngữ Imperator RomaniæImperator Romanorum – một danh hiệu mà người phương Tây chỉ sử dụng để gọi Charlemagne và những người kế nhiệm ông. ( Qua đây ta có thể thấy được bản chất loanh quanh, tự tư tự lợi cùa Giáo hoàng Leo III khi ông ta phong Charlemagne – một người gốc rợ Frank lên làm Hoàng đế La Mã Thần thánh vì cần sự trợ giúp của ông này trong việc đối đầu với các quận công người Lombardy, trong khi lờ đi truyền nhân đích thức của Đế quốc La Mã – đó chính là Đế quốc Byzantine lúc này đã tồn tại hàng thế kỷ. Và một sự loanh quanh nữa là Giáo hoàng sắc phong Hoàng Đế, như vậy Giáo Hoàng to hơn Hoàng Đế? -> một ngược đời chưa từng xảy ra trước đó). Ban đầu thì người ta cứ nghĩ rằng cái danh hiệu này chỉ là một cái tên hão nhưng thực chất hậu quả của nó là cực kỳ khủng khiếp, vì nó tạo ra sự tranh chấp và bất hợp tác giữa thế giới phương Tây và phương Đông của châu Âu, thậm chí nó là một trong những nguyên nhân của sự chia lìa giữa Giáo Hội La Mã và Giáo Hội trưởng lão chính thống, và khi người Byzantine lâm vào tuyệt vọng thì người Tây Âu lại tỏ ra dửng dưng và họ còn sẵn sàng xông vào đánh hôi như trong cuộc thập tự chinh lần thứ 4, nhưng như người ta đã nói “ môi hở thì răng lạnh “ trước sự xuống dốc của Đế chế Byzantine thì chỉ có người Thổ nhĩ kỳ là được hưởng lợi nhiều nhất và kể từ thế kỷ 16 thì thế giới phương Tây phải trực tiếp đối đầu với các cuộc xâm-lược của người Thổ ( trong lần người Thổ bao vây thành Viena nếu không có sự xuất sắc đột xuất của Vua Jan Sobiesky cùng hàng vạn kỵ binh Hussa của Ba Lan thì có lẽ ngày nay cả Tây Âu đã dùng tiếng Thổ làm ngôn ngữ chung rồi). Đến tận ngày nay thì Giáo Hội La Mã mới ngỏ ý muốn xin lỗi vì đã đâm vào lưng người anh em của họ.Ngược lại, ở trong thế giới của người Ba Tư, người Hồi giáo và người Slavic thì đế chế Byzantine được hoàn toàn thừa nhận kế thừa của Đế chế La Mã.

Trong các tập bản đồ lịch sử hiện đại, Đế quốc Byzantine thường được gọi là Đế quốc Đông La Mã để mô tả về đế quốc trong thời gian từ năm 395-> 610, sau khi hoàng đế mới lên ngôi Heraclius chuyển đổi ngôn ngữ chính thức từ tiếng Latin sang tiếng Hy Lạp (ngôn ngữ vốn được sử dụng rộng rãi trong đại đa số dân cư của Đế chế), trong bản đồ mô tả về đế chế kể từ sau năm 610 người ta mới bắt đầu sử dụng thông dụng cái tên Đế quốc Byzantine.

Lịch sử buổi đầu của Đế chế Đông La Mã

Quân đội La Mã đã thành công trong việc chinh phục một phần rất lớn các vùng lãnh thổ bao gồm toàn bộ Khu vực Địa Trung Hải và nhiều lãnh thổ ở Tây Âu. Những vùng lãnh thổ bao gồm nhiều nhóm khác nhau về văn hóa, từ sơ khai đến cực kỳ văn minh. Nói chung thì các tỉnh ở phía đông Địa Trung Hải có nhiều vùng đã được đô thị hoá và cực kỳ phát triển, trước đó đã được thống nhất bởi Đế quốc Macedonia và người Hy Lạp và chúng cũng nhận được nhiều ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp. Ngược lại, các vùng phía tây chủ yếu vẫn chịu tiếp nhận bất kỳ nền văn minh, chính trị tiến bộ nào và phần lớn vẫn còn là một xã hội nông thôn và kém phát triển. Đây là sự khác biệt giữa các đô thị Hy Lạp được thành lập lâu đời ở Đông và vùng phía Tây non trẻ mới được La Tinh hóa và sự khác biệt này trở nên ngày càng trầm trọng trong các thế kỷ sau đó.

Bộ phận của Đế chế La Mã

Năm 293, Diocletian tạo ra một hệ thống hành chính mới (tetrarchy). Ông lập ra chế độ đồng hoàng đế – hay còn gọi là Augustus. Sau đó mỗi Augustus được giúp việc bởi một trợ lý trẻ tuổi – Caesar sẽ giúp các hoàng đế trong mảng luật pháp và cuối cùng sẽ kế thừa các đối tác cao tuổi của mình ( có lẽ giống cơ chế vua và thái thượng hoàng ). Tuy nhiên, sau sự thoái vị của Diocletian và Maximian hệ thống tetrarchy sụp đổ và Hoàng đế Constantine I thay thế nó với nguyên tắc thừa kế cha truyền con nối.

Hoàng Đế Constantine xây dựng đế chế dựa trên những cải cách hành chính được đưa vào ứng dụng bởi Diocletian. Ông làm ổn định hệ thống tiền kim loại ( đồng tiền vàng solidus mà ông đưa vào lưu hành đã trở thành một loại tiền tệ được đánh giá rất cao và ổn định) và thay đổi cấu trúc của quân đội. Theo Constantine, Đế quốc đã phục hồi lại được phần lớn sức mạnh quân sự của mình và được hưởng một thời kỳ ổn định và thịnh vượng.

Dưới sự cai trị của Constantine, Kitô giáo không trở thành một tôn giáo độc quyền của nhà nước, mà chỉ được hưởng sự ưu đãi của đế quốc kể từ khi Hoàng đế trao cho nó các đặc quyền rộng rãi. Constantine tạo lập một nguyên tắc là hoàng đế không giải quyết các vấn đề về tôn giáo mà triệu tập Hội đồng giáo hội để giải quyết việc này. Hội Đồng Cao cấp Arles được triệu tập bởi Constantine và Hội đồng Nicaea lần Thứ nhất theo yêu cầu của ông để đứng đầu Giáo Hội.

Các tỉnh của Đế quốc trong năm 395 có thể được mô tả như là kết quả làm việc của Constantine. Các nguyên tắc của Đế chế được thiết lập một cách chắc chắn mặc dù vị hoàng đế đã qua đời trong năm đó, Theodosius I, truyền lại Đế chế cho các con trai của ông: Arcadius ở phía Đông và Honorius ở phía Tây. Theodosius là hoàng đế cuối cùng cai trị trên toàn bộ đế chế ở cả hai nửa Đông và Tây.

Phần lớn Đế quốc La Mã phương Đông không phải đối mặt với những khó khăn với của Đế Quốc phương Tây vào thế kỷ thứ ba và thứ tư, một phần do họ có một nền văn minh đô thị được thành lập lâu hơn và có các nguồn lực tài chính lớn hơn, cho phép nó xoa dịu những kẻ xâm lược bằng những khoản tiền cống nạp và trả tiền để thuê lính đánh thuê người nước ngoài. Theodosius II tăng cường củng cố các bức tường của Constantinople, làm cho thành phố không thể bị tràn ngập bởi hầu hết các cuộc tấn công, các bức tường không thể bị chiếm cho đến năm 1204. Để đẩy lui sự xâm lược của Attila, Theodosius đã ban cho họ các khoản tiền cống nộp ( tự cho là 300 kg vàng (700 lb)). Hơn nữa, ông ủng hộ việc các thương gia sống ở Constantinople giao dịch với người Hung và các nhóm nước ngoài khác.
Người kế nhiệm ông, Marcian, từ chối tiếp tục trả số tiền quá cao này. Tuy nhiên, Attila đã chuyển hướng chú ý của mình vào đế chế La Mã phương Tây. Sau khi ông qua đời năm 453, đế chế của ông ta sụp đổ và Constantinople bắt đầu một mối quan hệ bằng lợi nhuận với những người Hung còn lại, những người cuối cùng lại chiến đấu như là lính đánh thuê trong quân đội Byzantine.

Sau sự sụp đổ của Attila, Đế quốc La Mã phương Đông có được một giai đoạn hòa bình, trong khi đế quốc phương Tây lại sụp đổ (ngày kết thúc của nó thường được coi là vào năm 476 khi vị tướng La Mã – Germanic, Odoacer lật đổ Hoàng đế trên danh nghĩa Romulus Augustulus, nhưng lại từ chối thay thế ông bằng một con rối khác).

Để khôi phục lại đất Ý, hoàng đế Zeno chỉ có thể thương lượng với vua Theodoric của người Ostrogoth, người đang định cư tại Moesia. Ông ủyquyền cho vua Goth đến Ý như là Magister militum Italiam (“Chỉ huy trưởng của Italy”). Sau sự sụp đổ của Odoacer tại 493, Theodoric, người đã sống ở Constantinople trong suốt thời trai trẻ của mình, chiếm được quyền cai trị nước Ý. Như vậy bằng cách gợi ý cho Theodoric chinh phục nước Ý, Zeno đã duy trì ít nhất là một ưu thế trên danh nghĩa tại vùng đất phía Tây qua một chư hầu ngang bướng.

Năm 491, Anastasius I – một người có nguồn gốc La Mã trở thành hoàng đế, nhưng phải đến năm 498 thì lực lượng của hoàng đế mới mới dập tắt được sự kháng cự của người Isaurian. Anastasius tỏ mình là một nhà cải cách năng động và một nhà quản lý tài năng. Ông hoàn thiện hệ thống đúc tiền của Constantine I bằng cách lập trọng lượng cố định cho các đồng follis, các đồng tiền được sử dụng trong hầu hết các giao dịch hàng ngày. Ông cũng cải cách hệ thống thuế, và vĩnh viễn xóa bỏ loại thuế chrysargyron đáng ghét. Ngân khố quốc gia đã có số tiền rất lớn tương đương với £ 320.000 (145.150 kg) vàng khi Anastasius chết trong năm 518.

Cuộc tái chiếm các tỉnh Tây

Justinian I, người đảm nhận ngai vàng vào năm 527, đã quyết tâm phục hồi các vùng lãnh thổ trước đây của Đế chế. Justinian, con trai của một nông dân Illyrian đã có thể tạo ra sự kiểm soát có hiệu quả trong thời cai trị của người chú, Justin I (518–527). Năm 532, trong lúc cố gắng bảo đảm biên giới phía đông của mình, Justinian đã ký một hiệp ước hòa bình với vua Khosrau I của Ba Tư và đồng ý trả một khoản cống nộp lớn hàng năm cho Sassanids. Trong cùng năm đó, Justinian sống sót qua một cuộc nổi dậy ở Constantinople, cuộc bạo loạn Nika đã kết thúc với cái chết của khoảng ba mươi nghìn kẻ nổi loạn. Chiến thắng này đã củng cố quyền lực của Justinian. Đức Giáo Hoàng Agapetus I được gửi đến Constantinople bởi vua Theodahad của Ostrogoth, nhưng ông này không thành công trong sứ mệnh ký một hiệp ước hòa bình với Justinian. Tuy nhiên, ông đã thành công trong việc lên án Monophysite Anthimus I của Constantinople, bất chấp sự hỗ trợ Hoàng hậu Theodora.

Các cuộc chinh phục vùng đất phương Tây bắt đầu vào năm 533, khi Justinian gửi vị tướng Belisarius của mình để thu hồi các tỉnh cũ ở Châu Phi từ người Vandal với một đội quân khoảng 15.000 người. Thành ửcông đến dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên, nhưng chiến sự chỉ kết thúc vào năm 548 khi các bộ lạc độc lập chính ở địa phương bị chinh phục. Trong vương quốc Ostrogoth ở Italy, sau cái chết của Theodoric the Great, Athalaric – cháu trai và là người thừa kế của ông, và con gái của ông – Amalasuntha đã giết vua Theodahad bất chấp việc ông này có rất ít quyền lực. Năm 535 một đoàn quân viễn chinh nhỏ của Byzantine được gửi tới Sicily và thu được thành công dễ dàng, nhưng những người Goth nhanh chóng tỏ rõ sự kháng cự mãnh liệt của họ và chiến thắng đã không đến cho đến tận năm 540 khi Belisarius chiếm được Ravenna và sau khi bao vây thành công các thành phố Naples và Rome.

Tuy nhiên, người Ostrogoth đã nhanh chóng tập hợp dưới sự chỉ huy của Totila và tái chiếm Rome vào ngày 17 tháng 12 năm 546; Belisarius cuối cùng đã bị triệu hồi bởi Justinian vào đầu năm 549. Sự xuất hiện của viên quan hoạn – Narses, người Armenia ở Ý (cuối 551) với một đội quân của khoảng 35.000 người đã đánh dấu một sự chấm hết cho người Goth. Totila đã bị đánh bại và chết tại Trận Gallorum Busta. Teia – người kế nhiệm ông cũng bị đánh bại tại Trận Lactarius Mons (October 552). Mặc dù có sự tiếp tục kháng cự từ một vài đơn vị đồn trú người Goth và hai cuộc xâm lược tiếp theo của người Frank và người Alamanni, Cuộc chiến trên bán đảo Ý đã chấm dứt. Năm 551 Athanagild – một quý tộc người Visigothic Hispania, tìm sự giúp đỡ của Justinian để nổi loạn chống lại nhà vua của mình và hoàng đế phái một lực lượng quân sự dưới sự chỉ huy của Liberius, một người mặc dù đã lớn tuổi vẫn chứng tỏ mình là một viênchỉ huy quân đội thành công. Đế chế Byzantine đã chiếm được một phần nhỏ bờ biển Spania cho đến tận triều đại Heraclius.

Ở phía đông, chiến tranh La Mã-Ba Tư tiếp tục cho đến năm 561 khi Justinian và phái viên của Khosrau nhất trí về một nền hòa bình 50 năm. Đến giữa những năm 550, Justinian đã giành được chiến thắng trong hầu hết các hoạt động tại chiến trường, với ngoại lệ đáng chú ý từ Balkan, đó là sự xâm nhập lặp đi lặp lại của người Slav. Năm 559 Đế quốc phải đối mặt với một cuộc xâm lược lớn của người Kutrigur và Sclaveni. Justinian gọi lại Belisarius lúc này đã về nghỉ hưu, nhưng khi sự nguy hiểm đã qua đi ngay lập tức vị Hoàng đế lại tự mình nắm lấy quyền lực. Tin rằng Justinian đã tiến hành củng cố hạm đội Danube của mình, người Kutrigurs cảm thấy lo lắng và họ đã đồng ý ký một hiệp ước trong đó cho phép họ vượt sông quay trở lại một cách an toàn.

Justinian trở thành nổi tiếng một cách rộng rãi bởi công cuộc cải tiến hệ thống pháp luật của mình, đáng chú ý là độ sâu rộng của các điều luật của nó. Năm 529, một ủy ban gồm mười người dưới sự chủ trì của John the Cappadocian đã tiến hành sửa đổi các điều luật Roman cổ, và tạo ra bộ luật mới Corpus Juris Civilis, một bộ sưu tập các điều luật mà ngày nay người ta gọi là ” Điều luật Justinian”.

Sau khi Justinian chết trong năm 565, người thừa kế – Justin II đã từ chối trả cống nạp lớn cho người Ba Tư. Trong khi đó, người Germanic – Lombard bắt đầu xâm chiếm Ý vào cuối thế kỷ và chỉ còn có một phần ba nước Ý nằm trong tay người Byzantine. Tiberius II là người kế nhiệm của Justin đã lựa chọn giữa những kẻ thù của mình và chi tiền trợ cấp cho người Avar trong khi tiến hành các hoạt động quân sự chống lại người Ba Tư. Mặc dù Maurice – viên tướng của Tiberius đã thành công trong một chiến dịch đầy hiệu quả ở các vùng biên giới phía đông, tiền trợ cấp đã không chặn nổi người Avar. Họ đã chiếm pháo đài Balkan của Sirmium năm 582, trong khi người Slav bắt đầu tìm đường vượt sông Danube. Maurice lúc này đã kế nhiệm Tiberius, đã can thiệp vào một cuộc nội chiến của người Ba Tư, và đưa nhà vua Khosrau II trở lại ngôi vua rồi gả con gái của mình cho ông ta. Maurice ký một hiệp ước mới với người anh rể của mình và đem lại một status-quo mới ở vùng lãnh thổ phía đông, và mở rộng vùng lãnh thổ của Đế chế đến một mức độ mà nó chưa bao giờ đạt được trong lịch sử 6 thế kỷ tồn tại của đế quốc, và rẻ hơn rất nhiều trong việc bảo vệ Đế chế trong thời gian này bằng một nền hòa bình mới và vĩnh viễn – hàng triệu solidi được tiết kiệm bởi việc chấm dứt cống nạp cho người Ba Tư. Sau chiến thắng của mình ở biên giới phía đông, Maurice được rảnh tay để tập trung vào khu vực Balkan và vào năm 602 sau một loạt chiến dịch thành công ông đã đẩy người Avar và Slav trở lại bên kia bờ sông Danube.

Việc thu hẹp biên giới

Triều đại Heraclian

Sau khi Hoàng Đế Maurice bị ám sát bởi Phocas, vua Ba tư Khosrau ( con rể của Maurice ) lợi dụng với lý do này để chiếm lại tỉnh Lưỡng Hà của La Mã. Phocas, một nhà cai trị không được lòng dân lúc nào cũng được mô tả trong các tài liệu của người Byzantine như là một “bạo chúa”, là mục tiêu công kích của do một nhóm thành viên viện nguyên lão dẫn đầu. Cuối cùng ông ta bị lật đổ vào năm 610 bởi Heraclius, người dẫn đầu một đội tầu đến Constantinople từ Carthage với một biểu tượng gắn trên mũi của các con tàu của mình. Sau khi Heraclius lên ngôi, quân đội của người Sassanid đã tiến sâu vào vùng Tiểu Á và chiếm Damascus, Jerusalem rồi bỏ qua True Cross đến Ctesiphon. Chiến dịch phản công của Heraclius mang tính chất một cuộc thánh chiến và hình tượng Chúa Kitô mang đi như l

0