Quan điểm trong quy hoạch sử dụng đất đai
Về mặt quy hoạch đô thị, mục đích chính là làm sau tối ưu hóa cơ sở hạ tầng đô thị của những đơn vị đất đai hành chánh như hoạt động giao thông - đường xá, đường rầy tàu hỏa, sân bay, bến cảng, nhà máy công nghiệp và những kho tàng tồn trử ...
Về mặt quy hoạch đô thị, mục đích chính là làm sau tối ưu hóa cơ sở hạ tầng đô thị của những đơn vị đất đai hành chánh như hoạt động giao thông - đường xá, đường rầy tàu hỏa, sân bay, bến cảng, nhà máy công nghiệp và những kho tàng tồn trử sản phẩm; khai thác mõ và sản xuất ra điện, và các hoạt động cho thành phố và khu dân cư - trong việc dự đoán trước sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, và tính đến kết quả của phân vùng và quy hoạch sử dụng đất đai. Đó là những khía cạnh phải có cho việc phát triển nông thôn và đô thị, gần đây nó chiếm một vai trò quan trọng trội hẳn. Quy hoạch đô thị thông thường được thực hiện bởi chính phủ nhà nước, hay những tổ chức chính quyền địa phương cho việc làm tốt hơn cuộc sống của cộng đồng. Mục đích được tính gần như toàn diện hơn hay tầm nhìn tổng thể của sự phát triển một vùng hơn là chỉ phát triển cho những cá thể riêng biệt. Quy hoạch đô thị có hai chức năng chính: phát triển cơ sở hạ tầng hữu lý và hạn chế những thái hóa của cá nhân trong một cộng đồng chung để cân đối trong phát triển đô thị. Chức năng sau thường đưa đến quy hoạch đô thị phải được kết hợp với hệ thống luật và quy định.
Quy hoạch sử dụng đất đai phải là một tiến trình xây dựng những quyết định mà "làm cho thuận tiện trong việc phân chia đất đai cho các sử dụng mà cung cấp được lợi cao nhất". Quy hoạch này được dựa trên những điều kiện kinh tế xã hội và những phát triển theo mong ước của người dân trong và chung quanh những đơn vị đất đai tự nhiên. Những điều này được đối chiếu nhau thông qua phân tích đa mục tiêu và đánh giá những giá trị thực của những nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường khác nhau của đơn vị đất đai. Kết quả là đưa ra được các sử dụng đất đai theo mong ước hay kết hợp những sử dụng với nhau. Thông qua tiến trình thỏa thuận với các chủ thể, kết quả là những quyết định trên những sự phân chia đất đai cụ thể cho những sử dụng riêng biệt (hay không sử dụng) thông qua những quy định về luật pháp và hành chánh mà sẽ đưa đến một cách cụ thể thực hiện quy hoạch.
Thông thường, quy hoạch sử dụng đất đai liên quan chính đến những vùng nông thôn, tập trung cho việc quy hoạch sử dụng đất đai cho nông nghiệp như sản xuất cây trồng, chăn nuôi, trồng và quản lý rừng, thủy sản nội đồng, bảo vệ những giá trị của thực vật và những giá trị đa dạng hóa sinh học. Tuy nhiên, các vùng ven đô thị cũng được bao gồm trong quy hoạch sử dụng đất đai vì nó tác động trực tiếp đến vùng nông thôn, thông qua việc mở rộng xây dựng các nhà cao tầng vào trong các vùng có giá trị nông nghiệp cao và những cải thiện kết quả của sử dụng đất đai trong các vùng nông thôn lân cận.
Tổng hợp hay còn gọi là "hành động kết hợp hay những phần thêm vào để làm đồng nhất toàn bộ với nhau" tạo nên mối liên hệ với tất cả các phần xây dựng nên một đơn vị đất đai như đã được định nghĩa trước. Trong việc kết hợp với từ "phương pháp", nó cũng phải liên hệ luôn cả sự hợp tác có tham gia và toàn diện giữa tất cả các cơ quan và các nhóm ở cấp quốc gia, tỉnh và địa phương - tất cả "các bộ phận", đối tác hay các chủ thể đều liên hệ và tham gia quy hoạch nguồn tài nguyên đất đai và quản lý quy hoạch.
Cần có một cơ chế để thực hiện các cuộc đối thoại mang tính xây dựng và phát triển giữa các chủ thể. Các chủ thể này bao gồm cấp bộ, cấp tỉnh và các sở của các thành phố/tỉnh với những chính sách phát triển của họ, nghiên cứu và phát triển nguồn tài nguyên đất đai của các Viện như Trung tâm dịch vụ địa hình, Cục thống kê hay các tổ chức tương đương, các cơ quan quản trị như Hội đồng thủy lợi quốc gia hay Công ty cung cấp nước thành phố, và những tổ chức công cộng ở cấp quốc gia lẫn địa phương như Hội bảo vệ tự nhiên, Hội nông dân và các nhóm chức năng trong cộng đồng. Điều này bao hàm việc cần thiết thiết lập nên một môi trường có thể bao gồm luôn cả luật pháp và hành chánh, để đưa đến nền tảng cho sự thỏa thuận trong việc xây dựng các quyết định ở tất cả các cấp có liên quan, giải quyết những nhu cầu mâu thuẩn của sử dụng đất đai, hay giữa các thành phần của nó như nguồn tài nguyên nước ngọt. Những nền tảng này phải theo hai chiều là chiều ngang giữa Bộ, các Tỉnh hay chính quyền thành phố, và chiều thẳng từ trên xuống giữa nhà nước và những người sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, tất cả các chủ thể này kết nối với nhau theo hai chiều từ trên xuống và từ dưới lên.
Thực tế cho thấy muốn xây dựng được nền tảng cho thành công cần phải có nhiều thời gian, sự nhẫn nại và những mong ước cho một tương lai tốt đẹp. Chỉ với những đặc trưng này sẽ vượt qua được các tính quan liêu bàn giấy và những ngăn trở mang tính lịch sử mà đã được dựng lên giữa các ban ngành nên làm hạn chế các tầm nhìn của từng ngành riêng biệt. Phương pháp tổng hợp chỉ có giá trị khi vấn đề đặt ra cần giải quyết những mâu thuẩn trong sử dụng đất đai, nếu sử dụng đất đai tối hảo và bền vững đã có sẵn thì chúng ta không phải mất nhiều thời gian để xây dựng phương pháp tổng hợp cho vùng này, thí dụ như bảo vệ rừng ở lưu vực đầu nguồn, xây dựng các công viên quốc gia hay bảo vệ các di sản dân tộc.