Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của nền văn hóa mới
Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của nền văn hóa mới Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. ...
Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của nền văn hóa mới
Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng.
Câu hỏi. ?
Trả lời:
Từ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể thấy văn hoá có ba chức năng cơ bản sau:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng và tình cảm cao đẹp cho con người.
Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Hồ Chí Minh cũng thường nói phải làm thế nào cho văn hoá đi sâu vào tâm lý quốc dân để xây dựng những tình cảm lớn: yêu, ghét, căm thù, tin tưởng. Như lòng yêu nước tình yêu thương con người, yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư tật xấu, những sa đoạ biến chất, căm thù những thứ giặc nội xâm... tin ở con người, ở chân lý, ở sự thật, ở đường lối của Đảng, của cách mạng xã hội chủ nghĩa... Từ đó Hồ Chí Minh nêu một luận điểm quan trọng: “Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi”.
Hai là, nâng cao dân trí, mở rộng hiểu biết của con người.
Khi mới giành được độc lập. Hồ Chí Minh đã nói: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”1. Dân trí, theo Hồ Chí Minh là: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình.., phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ'[1].
Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”[2].
Chính văn hóa giúp con người hiểu họ được hưởng những quyền lợi gì và phải có trách nhiệm gì với dân, với nước và ngay với chính bản thân mình, muốn biết được phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Ngay khi bắt tay vào xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã đặt chỉ tiêu phải phổ cập trình độ tiểu học cho mọi người dân và đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu thông qua việc học của toàn dân.
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, tiên tiến, luôn hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân con người.
Phẩm chất và phong cách của con người được hình thành trong quan hệ đạo đức và lối sống của cá nhân và xã hội, trong thói quen, tập quán, phong tục của cộng đồng và dân tộc. Văn hoá giúp con người nhận biết và phân biệt cái tốt đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu cản trở con người và dân tộc tiến lên phía trước. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Văn hoá phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã hội mới.
Nếu hiểu văn hoá là tất cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp nhất đến con người, thì khi chúng ta bàn đến khái niệm văn hoá, cả bản chất, chức năng và vai trò của văn hoá tức là đã bàn vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Và qua đó cũng thấy rõ rằng, sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới cũng là sự nghiệp xây dựng con người, đó cũng là sự nghiệp của mỗi con người, của toàn dân. Nhưng lực lượng nòng cốt lại là những nhà văn hoá, những người làm công tác văn hoá, giáo dục... mà Hồ Chí Minh gọi là các chiến sĩ trên mặt trận văn hoá “phải biết xung phong”.