04/06/2017, 23:34

Cảm nhận về văn bản Nước Đại Việt ta trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi.

Bình Ngô đại cáo là áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta, là bản anh hùng ca bằng thể văn biền ngẫu, nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, kể tội quân xâm lược, ca ngợi anh hùng, hào kiệt và võ công trừ bạo của dân tộc ta. Bài Đại cáo còn là khúc trữ tình thiết tha trước nỗi ...

Bình Ngô đại cáo là áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta, là bản anh hùng ca bằng thể văn biền ngẫu, nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, kể tội quân xâm lược, ca ngợi anh hùng, hào kiệt và võ công trừ bạo của dân tộc ta. Bài Đại cáo còn là khúc trữ tình thiết tha trước nỗi đau mất nước, chứa chan niềm tự hào dân tộc và niềm vui chiến thắng.

Cáo là một thể văn cổ có từ đời xưa, hoàng đế thường dùng để bổ nhiệm, phong tặng, bảo ban các quan, toàn dân, được gọi là “cáo mệnh”, “cáo phong”, “cáo giới”... Đại cáo vốn là tên một thiên trong Thượng thư do Chu Công làm để tuyên bô' việc phò tá Thành Vương, phế bỏ nhà Ân, sau trở thành thể loại văn học công bố sự kiện trọng đại cho thiên hạ biết. Đặt tên bài văn này là Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi vừa muôn dùng lại tên Đại cáo để công bố đạo lớn, vừa tỏ ý đi theo truyền thống nhân nghĩa lâu đời. Binh là đánh dẹp, thảo phạt, hành động của người có chính nghĩa, lập lại trật tự. Ngô là tên nước cũ thời Tam quốc. Có người hiểu Minh Thái Tể Chu Nguyên Chương dấy binh ở đất Giang Tô, lúc đầu xưng là Ngô quốc công, do vậy quân nhà Minh được gọi là quân Ngô. Nhưng không đúng. Ngô là tên gọi truyền thống cửa dân ta đôi với quân xâm lược phương Bắc từ thời Tam quốc: quân Đông Ngô, giặc Ngô. Nay Nguyễn Trãi dùng tên goi đó để chỉ quân Minh.
 
Mở đầu bài cáo, tác giả tuyên bố ngay lập trường chính nghĩa của mình:
 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
 
Hai câu này có nghĩa là: việc nhân nghĩa cốt làm cho nhân dân được yên, mà muốn cho dân yên thì trước hết phải lo tiêu diệt quân tàn bạo. Tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam. Cho nên, tiếp theo, bài cáo nhắc lại truyền thông “yên dân trừ bạo” của các triều đại: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, đời nào cũng có hào kiệt đứng lên trừ bạo để yên dân. Kết quả là Lưu Cung đời Hán thất bại, Triệu Tiết đời Tống tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã đời Nguyên kẻ bị giết, người bị bắt. Đáng chú ý ở đoạn này là ngay từ đầu Nguyễn Trãi khẳng định đó là truyền thông văn hóa Đại Việt. “Đại Việt” là quốc hiệu nước ta có từ thời Lí, thời Trần. Đời nhà Đinh đặt quốc hiệu là “Đại Cồ Việt” cũng theo tinh thần đó. Đồng thời ông cũng khẳng định mỗi đằng xưng đế một phương, đối chọi với Bắc đế, nối tiếp truyền thống của Lí Nam Đế, Lí Thường Kiệt đời trước. Như vậy, bài Đại cáo mở đầu khôn chỉ với tư tưởng nhân nghĩa, mà còn với tư tưởng một quốc gia chủ quyền. Phần mở đầu nhằm khẳng định sự nghiệp Lê Lợi là sự kế tục vẻ vang của các truyền thống đó.

0