23/06/2018, 23:49

Phương pháp xác định kiểu gen của bố, mẹ dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con ( chi tiết )

Hướng dẫn chi tiết phương pháp xác định kiểu gen của bố mẹ trong bài tập liên quan đến liên kết gen và hoán vị gen (Tính nhanh) Tỷ lệ của từng loại ...

Hướng dẫn chi tiết phương pháp xác định kiểu gen của bố mẹ trong bài tập liên quan đến liên kết gen và hoán vị gen

  • (Tính nhanh) Tỷ lệ của từng loại kiểu hình ở đời con lai trong quy luật hoán vị gen ( chi tiết )
  • Phương pháp giải các bài tập di truyền hoán vị cơ bản

Xem thêm: Các quy luật di truyền

Dạng bài toán này thường liên quan đến 2 cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường, F1 dị hợp, F2 thu được 4 loại kiểu hình khác tỉ lệ 9: 3: 3: 1.

       Có nhiều cách tính tần số hoán vị gen: 

        - Nếu từ dữ kiện bài toán có thể tính được tỷ lệ các loại giao tử thì

                                    f =  tỉ lệ giao tử sinh ra do trao đổi chéo

        - Nếu đề bài cho phép lai phân tích thì:

                                  f = tỉ lệ của cơ thể mang kiểu hình thấp.

       - Trong trường hợp bài toán phức tạp, không thể tính tần số hoán vị bằng cách trên thì thông thường sẽ  lập phương trình từ dữ kiện của bài toán. Tuy nhiên cách này thường dài, có những bước thừa, lãng phí thời gian.Ở đây tôi xin đưa ra cách tính tần số hoán vị dựa việc phân tích tỷ lệ giao tử từ cơ thể có kiểu hình mang 2 tính trạng lặn.

- Gọi t là tỉ lệ cơ thể mang 2 tính trạng lặn (ab/ab), ta có thể phân tích t thành tích của 2 thừa số khác: t = m.n.

         + Nếu m và n > 25%  giảo tử ab ở cả hai bên bố mẹ đều là giao tử liên kết. P liên kết thuận. Hoán vị xảy ra ở cả hai bên cơ thể bố, mẹ. 

                        f1 = 2(50% - m); f2 =2(50% - n) (m có thể bằng n)

         + Nếu m (hoặc n) = 25% hoán vị xảy ra một bên bố hoặc mẹ. Bên xảy ra hoán vị liên kết đối, cơ thể còn lại liên kết thuận.

                                    f = 2m (hoặc n).

         + Nếu m và n < 25% Hoán vị xảy ra ở 2 bên. P liên kết đối.

         f1 = 2m;  f2 = 2 n  (m có thể bằng n).

         + Nếu m>25%; n<25% ( Hoặc ngược lại)Hoán vị xảy ra 2 bên. Một bên liên kết đối, một bên liên kết thuận. f1 = 2m; f2 = (50% - n)2.

Ví dụ 1:

Cho biết: A quy định hạt tròn, alen lặn a quy định hạt dài; B quy định hạt chín sớm, alen lặn b quy định hạt chín muộn. Hai gen này thuộc cùng một nhóm gen liên kết. Tiến hành cho các cây hạt tròn, chín sớm tự thụ phấn, thu được 1000 cây đời con với 4 kiểu hình khác nhau, trong đó có 240 cây hạt tròn-chín muộn. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình sinh hạt phấn và sinh noãn là như nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen (f) ở các cây đem lai là:

                                            A.(frac{AB}{ab}) , f = 20%           B. (frac{Ab}{aB}), f = 20%           

                                            C. (frac{AB}{ab}), f = 40%           D. (frac{Ab}{aB}), f = 40%

Giải:

Tỉ lệ cây hạt tròn - chín muộn là: 240/1000 = 0,24 = 24%

Tỉ lệ cây hạt dài, chín muộn = 25% - 24% = 1% = 10% ab 10% ab

(giao tử ab được sinh ra do hoán vị. F1 có liên kết đối)

F1 có kiểu gen Ab/aB

f = 20%.Đáp án B.

Ví dụ 2:

Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là

A. 12%.                              B. 6%.                   C. 24%.                       D. 36%.

Giải:

            Do con lai xuất hiện cây thấp quả dài (ab/ab). Chứng tỏ cây thấp quả tròn đem lai phải có kiểu gen aB/ab. Cây này cho 2 loại giao tử aB = ab = 50%.

Tỉ lệ cây thân thấp, quả dài đời con = 60/(310 + 190 + 440 + 60) = 0,06 = 6% = 12% ab50% ab   Hoán vị gen xảy ra ở 1 bên với tần số  f =12%2 = 24%.

Đáp án C

0