Bài tập sinh thái quần thể
Một số bài tập phần sinh thái học quần thể sinh vật Những đặc trưng cơ bản của quần thể phấn 2 ...
Một số bài tập phần sinh thái học quần thể sinh vật
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể phấn 2
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể phấn 1
Xem thêm: Chuyên đề 6: Sinh thái học
Câu 1 : Kích thước của quần thể phụ thuộc chủ yếu vào
A. mức sinh sản và mức tử vong. B. mật độ. C. tỉ lệ đực, cái. D.cấu trúc tuổi.
Câu 2 : Thứ tự sắp xếp từ quần thể có kích thước lớn đến quần thể có kích thước nhỏ là
A. kiến, thỏ, chuột, sơn dưong, hổ B.hổ, sơn dương, thỏ, chuột, kiến.
C. kiến, chuột, thỏ, sơn dương, hổ. D.hổ, thỏ, chuột, sơn dương, kiến.
Câu 3 : Ở xứ lạnh, về mùa đông các loài như rắn, gấu, voi biển, hải cẩu thường di cư trú đông thành từng đàn. Đó là hiện tượng thể hiện sự thích nghi về
A. sinh lý. B. tập tính sinh thái. C. hình thái. D. hiệu quả nhóm
Câu 4 : Biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kì ngày đêm thường thấy ở
A. dơi, chuột B. côn trùng cánh cứng C. ruồi, muỗi D. các loài tảo
Câu 5 : Nhân tố quan trọng khống chế kích thước của quần thể thỏ là
A. quần thể nai cạnh tranh thức ăn với thỏ
B. quần thể ve kí sinh trên cơ thể thỏ
C. quần thể chuột túi cạnh tranh chỗ ở với thỏ
D. quần thể sói ăn thịt thỏ
Câu 6 : Quần thể chuột cát khi bị săn bắt triệt để qua nhiều năm, thành phần lứa tuổi của quần thể là
A. 85% cá thể non : 15% cá thể trưởng thành
B. 50% cá thể non : 50% cá thể trưởng thành
C. 15% cá thể non : 85% cá thể trưởng thành
D. 40% cá thể non : 60% cá thể trưởng thành
Câu 7 : Kích thước quần thể thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào
A. mật độ B. cấu trúc tuổi C. mức sinh sản và tử vong D. tỉ lệ đực, cái
Câu 8 : Nhân tố quyết định đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể sâu bọ ăn thực vật là
A. khí hậu. B. nhiệt độ. C. ánh sáng. D. độ ẩm.
Câu 9 : Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?
A. Kiểu phân bố B. Tỉ lệ đực cái
C. Tỉ lệ các nhóm tuổi D. Mối quan hệ giữa các cá thể
Câu 10 :Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ
B. Những con cá sống trong cùng một cái ao
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa
D. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê
Câu 11 : Một quần thể có nhóm tuổi trước sinh sản bằng 45%, nhóm tuổi sau sinh sản bằng 10%. Quần thể này được đánh giá là
A. quần thể trẻ và ổn định. B. quần thể ổn định.
C. quần thể trẻ. D. quần thể già.
Câu 12 : Có các nhóm cá thể sau đây:
1. Đàn cá diếc trong ao; 2. Cá rô phi đơn tính trong hồ;
3. Các thứ bèo trên mặt ao; 4. Các cây ven hồ;
5. Các cây sen trong hồ; 6. Sim trên đồi.
Các nhóm cá thể nào được gọi là quần thể ?
A. 1, 5 B. 1, 6 C. 3, 6 D. 2, 4
Câu 13 : Ở các quần thể ổn định, cấu trúc tuổi có đặc điểm
A. tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi đang sinh sản.
B. tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản chiếm ưu thế
C. tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản xấp xỉ bằng nhau.
D. tỉ lệ nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản xấp xỉ bằng nhau.
Câu 14 : Nhóm sinh vật nào dưới đây không phải là một quần thể ?
A.Các con cá chép sống trong một cái hồ B.Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên
C.Các cây cọ sống trên một quả đồi D.Các con chim sống trong một khu rừng
Câu 15 : Hiện tượng gà chết hàng loạt do virus H5N1 trong những năm gần đây thuộc dạng biến động số lượng
A. không theo chu kỳ. B. theo chu kỳ mùa.
C. theo chu kỳ ngày đêm. D. theo chu kỳ nhiều năm.
Câu 16 : Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể làm
A. thay đổi số lượng và phân bố cá thể phù hợp giúp quần thể tồn tại, phát triển
B. giảm số lượng cá thể trong quần thể
C. tăng số lượng cá thể trong quần thể
D. thay đổi nguồn thức ăn, nơi ở, và các nguồn sống khác
Câu 17 : Trong quần thể, dạng phân bố chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao là dạng
A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân bố theo nhóm.
C. phân bố đồng đều. D. phân bố theo nhóm hoặc phân bố ngẫu nhiên.
Câu 18 : Các cây chôm chôm mọc tập trung thành từng cụm ở ven rừng, nơi có cường độ chiếu sáng cao. Đây là dạng phân bố
A.đồng đều. B. theo nhóm. C.ngẫu nhiên. D.theo nhóm và đồng đều.
Câu 19 : Dấu hiệu sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?
A.Sức sinh sản B. Mật độ C.Tỉ lệ đực cái D. Độ đa dạng.
Câu 20 : Dạng phân bố cá thể của quần thể trong không gian thường gặp trong tự nhiên là
A.phân bố không đồng đều. B. phân bố theo nhóm.
C.phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố đồng đều.
Câu 21 : Dựa vào kích thước cơ thể, trên thảo nguyên quần thể động vật có kích thước nhỏ nhất là
A. sư tử. B. linh miêu. C. thỏ lông xám. D. sơn dương.
Câu 22 : Hiện tượng “hiệu quả nhóm” thể hiện mối quan hệ
A. cạnh tranh cùng loài. B. kí sinh cùng loài . C. hổ trợ cùng loài. D. ăn thịt đồng loại
Câu 23 : Nhân tố có vai trò quyết định đến sự biến động số lượng của chim là
A. tỉ lệ giới tính và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè
B. thức ăn và nơi di trú vào mùa đông
C. thức ăn và tỉ lệ kết đôi giao phối vào mùa sinh sản
D. thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè
Câu 24 : Tác động của các nhân tố vô sinh làm cho quần thể biến động số lượng mạnh mẽ nhất khi
A. có sự chuyển tiếp giữa 2 mùa mưa và nắng B. quần thể di cư tìm nơi cư trú thuận lợi
C. mật độ cá thể của quần thể quá cao D. quần thể vào mùa sinh sản hay cơ thể còn non
Câu 25 : Nhân tố cơ bản gây ra sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật là
A. mức nhập cư và di cư. B. mật độ của quần thể. C. mức sinh sản và tử vong. D. nguồn thức ăn.
Câu 26 : Nhóm cá thể sinh vật nào sau đây không phải quần thể ?
A. Cá lóc bông trong hồ. B. Sen trắng trong hồ
C.Cá rô phi đơn tính trong hồ . D. Ốc bươu vàng ở ruộng lúa
Câu 27 : Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học ?
A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường
B. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi
C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường
D. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường
Câu 28 : Trong trường hợp điều kiện môi trường sống không đồng nhất thì sự phân bố của các cá thể của quần thể trong không gian sẽ theo kiểu
A.phân bố đồng đều B. phân bố theo nhóm.
C.phân bố có lựa chọn. D. phân bố ngẫu nhiên.
Câu 29 : Cho một số quần thể sau:
I. chuột hốc thảo nguyên. II. sư tử.
III. sơn dương. IV. thỏ lông xám.
Dựa vào kích thước cơ thể, các quần thể trên có kích thước quần thể tăng dần là
A. II, I, IV, III. B. II, III, IV, I.
C. II, I, III, IV. D. II, IV, III, I.
Câu 30 : Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa trong quần thể sinh vật là do
A. sự cạnh tranh về nơi ở. B. mật độ quá dày.
C. sự cạnh tranh về dinh dưỡng. D. nhiệt độ và độ ẩm không thích hợp.
Câu 31 : Bản chất cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể dựa vào mối quan hệ giữa
A. sinh sản và tử vong. B. sinh sản và di cư.
C.tử vong và di cư. D. sinh sản và nhập cư.
Câu 32 :Quần thể động vật thường không có nhóm tuổi sau sinh sản là
A.cá chình, cá heo. B. cá heo, cá voi.
C.cá chình, cá hồi. D. cá mập, cá mòi.
Câu 33 :Nhóm cá thể sinh vật nào sau đây sống trong hồ không được gọi là quần thể ?
A.Cá diếc. B. Sen trong hồ.
C.Rong chân chó. D. Ốc bươu vàng.
Câu 34 :Một nhóm cá thể có khả năng giao phối với nhau để tạo ra con lai hữu thụ, chúng cùng sống trong một không gian và một thời gian nhất định được gọi là
A.quần thể sinh vật. B. quần tụ sinh vật.
C.bầy đàn sinh vật. D. quần xã sinh vật.
Câu 35 :Có các nhóm cá thể sinh vật sau đây:
1. Các con voi trong sở thú. 2. Bầy voi trong rừng rậm châu phi.
3. Các cá thể 1 loài tôm sống trong hồ. 4. Các cá thể chim trong rừng.
5. Các cây cỏ trên đồng cỏ.
Nhóm cá thể nào là quần thể ?
A. 1, 3. B. 2, 3. C. 2, 5. D. 2, 4.
Câu 36 : Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do
A. sự thống nhất tỉ lệ sinh - tử B. hiện tượng không chế sinh học
C. hiện tượng tự cân bằng D. các cá thể ăn lẫn nhau
Câu 37 : Một quần thể gồm 3 nhóm tuổi sinh thái: nhóm trước sinh sản, nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản. Quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
A. trước sinh sản và sau sinh sản. B. đang sinh sản và sau sinh sản.
C. trước sinh sản và đang sinh sản. D. đang sinh sản.
Câu 38 : Yếu tố góp phần quan trọng chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể là
A. dòng năng lượng cấp cho quần thể qua nguồn thức ăn. B.mức tử vong.
C.mức sinh sản. D.sức tăng trưởng các cá thể trong quần thể.
Câu 39 : Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là
A.sinh – tử. B. di cư – nhập cư. C.dịch bệnh. D. sự cố bất thường.
Câu 40 : Ở nước ta, số lượng ruồi, muỗi nhiều vào các tháng xuân hè, giảm vào các tháng mùa đông. Đây là dạng biến động số lượng theo
A.chu kỳ nhiều năm. B. chu kỳ ngày đêm. C.chu kỳ mùa. D. chu kỳ tuần trăng.
Câu 41 : Mật độ cá thể trong quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể vì
A.chúng có thể thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện môi trường sống
B.tạo ra sự phân bố các cá thể trong quần thể hợp lí với nguồn sống
C.chúng đảm bảo tỉ lệ giới tính thích hợp trong quần thể khi đến mùa sinh sản
D.chúng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tử vong và mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
ĐÁP ÁN CHƯƠNG II : QUẦN THỂ SINH VẬT
|
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
0 |
|
A |
C |
B |
D |
D |
A |
C |
A |
D |
1 |
D |
B |
B |
C |
D |
A |
A |
C |
B |
D |
2 |
B |
A |
C |
D |
D |
C |
C |
D |
B |
B |
3 |
B |
A |
C |
B |
A |
B |
A |
C |
A |
A |
4 |
C |
D |
|
|
|
|
|
|
|
|