Phương pháp kế toán chi phí trả trước theo Thông tư 133 – TK 242
Thông tư 133/2016/TT – BTC – Kế toán thuế Centax Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Để giúp cho doanh ...
Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC, chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. Kế toán Centax xin cung cấp tới các bạn bài viết:
Phương pháp kế toán chi phí trả trước theo Thông tư 133 – TK 242
1. Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều kỳ, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 153,331,334,338,…
Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ các TK 154, 635,642
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
2. Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112.
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, chi phí trả trước bao gồm cả thuế GTGT.
3. Đối với công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ, khi xuất dùng, cho thuê, ghi:
– Khi xuất dùng hoặc cho thuê, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
– Định kỳ tiến hành phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê đã xuất kho theo tiêu thức hợp lý. Căn cứ để xác định mức chi phí phải phân bổ mỗi kỳ có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng kỳ kế toán. Khi phân bổ, ghi:
Nợ các TK 154, 642,…
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
4. Trường hợp mua TSCĐ và bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp:
– Khi mua TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc mua bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, hoặc để nắm giữ chờ tăng giá hoặc cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ các TK 211, 217 (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có))
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
– Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).
– Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
5. Trường hợp chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh lớn, doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, phải phân bổ chi phí vào nhiều kỳ kế toán, khi công việc sửa chữa hoàn thành:
– Kết chuyển chi phí sửa chữa TSCĐ vào tài khoản chi phí trả trước, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước.
Có TK 241 – XDCB dở dang (2413).
– Định kỳ, tính và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ cácTK 154, 642,…
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
6. Trường hợp doanh nghiệp trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay:
– Khi trả trước lãi tiền vay, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có các TK 111, 112.
– Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa tính vào giá trị tài sản dở dang, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chi phí đi vay ghi vào chi phí SXKD trong kỳ)
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (nếu chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (nếu chi phí đi vay được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang)
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
7. Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết lỗ chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động phải kết chuyển toàn bộ số lỗ lũy kế đang theo dõi trên TK 242 sang TK 635 – Chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước
Trên đây là bài viết: Phương pháp kế toán chi phí trả trước theo Thông tư 133 – TK 242
Để hiểu thêm về Chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, mời các bạn xem thêm những bài viết:
Phương pháp kế toán xây dựng cơ bản dở dang theo Thông tư 133 – TK 241
Phương pháp kế toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133 – TK 153
Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền mặt theo thông tư 133 – TK 111