25/05/2018, 16:43

Phương pháp kế toán giảm tài sản cố định theo Thông tư 133 – TK 211

Thông tư 133/2016 – Kế toán thuế Centax Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt ...

giam-tai-san-co-dinh-_-ke-toan-thue-centax

Thông tư 133/2016 – Kế toán thuế Centax

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC, chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. Kế toán Centax xin cung cấp tới các bạn bài viết:

Phương pháp kế toán giảm tài sản cố định theo Thông tư 133 – TK 211

1. Khi nhượng bán TSCĐ:

a) Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,…

      Có TK 711- Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)

      Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT. Định kỳ, kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với sổ thuế GTGT phải nộp.

– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

      Có TK 211 – TSCĐ (nguyên giá).

– Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.

b) Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

      Có TK 211 – TSCĐ (nguyên giá).

– Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131…

      Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

      Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).

– Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

      Có các TK 111, 112, 331.

2. Khi đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết dưới hình thức góp vốn quyền sử dụng về TSCĐ, căn cứ vào giá đánh giá lại của TSCĐ:

a) Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn, ghi:

Nợ TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (theo giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (số khấu hao đã trích)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)

      Có TK 211 – TSCĐ (nguyên giá).

b) Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn, ghi:

Nợ TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (theo giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (số khấu hao đã trích)

Có TK 211 – TSCĐ (nguyên giá)

Có TK 711 – Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ).

3. Kế toán TSCĐ phát hiện thừa, thiếu: Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào “Biên bản kiểm kê TSCĐ” và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:

a) TSCĐ phát hiện thừa:

– Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể, ghi:

NợTK 211 – TSCĐ

      Có các TK 241, 331, 338, 411,…

– Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của doanh nghiệp khác thì phải báo ngay cho doanh nghiệp chủ tài sản đó biết. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời theo dõi và giữ hộ.

b) TSCĐ phát hiện thiếu:

– Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ “Biên bản xử lý TSCĐ thiếu” đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Tùy thuộc vào quyết định xử lý, ghi:

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

      Có TK211 – TSCĐ.

– Khi thu được tiền hoặc trừ vào lương của người phải bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu thu tiền)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)

      Có TK 138 – Phải thu khác (1388).

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (GTCL)

      Có TK 211 – TSCĐ (nguyên giá).

+ Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu thu tiền)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ vào lưong của người lao động)

      Có TK 3532 – Quỹ phúc lợi.

– Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Phản ánh giảm TSCĐ đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) (giá trị còn lại)

      Có TK 211 – TSCĐ (nguyên giá).

Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (tiền bồi thường)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (nếu người có lồi phải bồi thường)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ vào lưong của người lao động)

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

      Có TK 138 – Phải thu khác (1381).

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

      Có TK 211- TSCĐ (nguyên giá).

 – Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, ghi:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiểu chờ xử lý

      Có TK 3532 – Quỹ phúc lợi.

Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiểu ,ghi:

Nợ các TK 11 1,334,…

      Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.

4. Đối với TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ ghi:

Nợ các TK 154, 642 (nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 211 – TSCĐ (nguyên giá TSCĐ).

Trên đây là bài viết: Phương pháp kế toán giảm tài sản cố định theo Thông tư 133 – TK 211

Để hiểu thêm về Chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, mời các bạn xem thêm những bài viết:

Phương pháp kế toán tăng tài sản cố định theo Thông tư 133 – TK 211

Phương pháp kế toán bất động sản đầu tư theo Thông tư 133 – TK 217.

Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng theo thông tư 133 – TK 112

Bản quyền bài viết thuộc về Kế toán Centax.

Khi copy vui lòng ghi đầy đủ nguồn: www.centax.edu.vn

0