Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 - TK 335
Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 - TK 335 Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 là phương pháp kế toán, hạch toán chuyên sâu về việc hạch toán các khoản chi phí ...
Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 - TK 335
là phương pháp kế toán, hạch toán chuyên sâu về việc hạch toán các khoản chi phí phải trả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp kế toán chi phí phải trả được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết phương pháp kế toán chi phí phải trả - TK 335 tại đây.
Phương pháp kế toán chi phí trả trước theo Thông tư 133 - TK 242
Phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo Thông tư 133 - TK 333
Phương pháp kế toán đầu tư vốn góp vào đơn vị khác theo Thông tư 133 - TK 228
Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC, chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết: Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 – TK 335.
1. Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (DN hạch toán HTK theo phương pháp KKTX)
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (DN hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK)
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
2. Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 154 (631) (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (Tổng số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả)
Có TK 154 (631) (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước).
3. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số tiền chi sửa chữa TSCĐ phát sinh trong kỳ mà nhà thầu đã thực hiện nhưng chưa nghiệm thu, chưa xuất hóa đơn, ghi:
Nợ các TK 241, 154 (631), 642
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
4. Khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nếu số trích trước cao hơn chi phí thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (số đã trích trước lớn hơn chi phí phát sinh)
Có các TK 241, 154 (631), 642.
5. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 154 (631)
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
6. Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến các khoản chi phí trích trước, ghi:
Nợ TK 154 (631) (nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (số đã trích trước)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334
Có TK 154 (631) (nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước)
7. Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lãi tiền vay tính vào chi phí tài chính)
Nợ TK 154 (631) (lãi vay tính vào chi phí SXKD dở dang)
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (lãi tiền vay được vốn hóa)
Có TK 335 – Chi phí phải trả.