24/05/2018, 23:53

Phương pháp giải mạch có kích thích và bài tập

Bằng cách dùng số phức hoặc vectơ pha thay cho các lượng hình sin, chúng ta đã thay các phương trình vi tích phân bởi các phương trình đại số. Điều này cho phép ta giải các mạch hình sin giống như các mạch chỉ gồm điện trở với nguồn DC. Nói cách ...

Bằng cách dùng số phức hoặc vectơ pha thay cho các lượng hình sin, chúng ta đã thay các phương trình vi tích phân bởi các phương trình đại số. Điều này cho phép ta giải các mạch hình sin giống như các mạch chỉ gồm điện trở với nguồn DC.

Nói cách khác , các kết quả mà ta đã đạt được ở chương 2 và 3 có thể áp dụng vào mạch hình sin sau khi thay các mạch này bởi mạch tương đương của chúng trong lãnh vực tần số.

Như vậy, phương pháp tổng quát để giải mạch hình sin có thể tóm tắt như sau:

* Chuyển mạch ở lãnh vực thời gian sang mạch ở lãnh vực tần số.

* Dùng các Định luật Ohm, Kirchoff, các Định lý mạch điện ( Thevenin, Norton,...) và các phương trình nút, vòng để viết phương trình ở lãnh vực tần số.

* Giải các phương trình, ta được đáp ứng ở lãnh vực tần số.

* Chuyển kết quả sang lãnh vực thời gian.

Thí dụ 6.6

Xác định tín hiệu ra vo(t) ở trạng thái thường trực của mạch (H 6.13).

Cho vi(t)=10cos(10t+20o)

Phương pháp 2: Dùng phương trình nút

Tìm tín hiệu ra vo(t) của mạch (H 6.17a). Cho vi(t)=3+10cost+3cos(3t+30o)

Xem nguồn kích thích gồm 3 thành phần, áp dụng định lý chồng chất để xác định đáp ứng thường trực đối với mỗi thành phần của kích thích.

Kết quả cuối cùng sẽ là tổng hợp tất cả các đáp ứng.

6.3 Mạch (H P6.3). Xác định C sao cho tổng trở nhìn từ nguồn có giá trị thực. Xác định công suất tiêu thụ bởi điện trở 6Ω trong trường hợp này.

6.4 Mạch (H P6.4). Xác định dòng điện ii1 ở trạng thái thường trực

6.7 Mạch (H P6.7). Xác định v ở trạng thái thường trực. Cho vg=20cos2t (V)

6.8 Mạch (H P6.8). Xác định i ở trạng thái thường trực.

0