25/05/2018, 08:44

Phụ từ

Hoạt động dành cho người học Phân tích ví dụ Quan sát ví dụ sau, nêu nhận xét về ý nghĩa khái quát và chức năng ngữ pháp của các từ in nghiêng: VD1: Em đang ngồi học mà nhớ cô ...

Hoạt động dành cho người học

Phân tích ví dụ

Quan sát ví dụ sau, nêu nhận xét về ý nghĩa khái quát và chức năng ngữ pháp của các từ in nghiêng:

VD1: Em đang ngồi học mà nhớ cô quá 

VD 2: Trong lớp tôi mỗi người có một vẻ riêng 

Gợi ý

Activity

Trong ví dụ 1 từ đang là một từ làm dấu hiệu chỉ thời gian tiếp diễn. Nó đi kèm với từ học, làm thành tố phụ cho từ đó và tạo thành cụm từ đang học (cả cụm này làm vị ngữ 1 của câu.)

Trong ví dụ 2, từ mỗi, một là  từ làm dấu hiệu chỉ ý nghĩa về số lượng nhưng nó khác số từ ở chỗ không thể dùng độc lập để tính đếm. Nó đi kèm với các danh từ người, vẻ, làm thành tố phụ cho từ đó và tạo thành các cụm danh từ mỗi người, một vẻ (cụm danh từ mỗi ngừơi làm chủ ngữ, cụm DT một vẻ làm bổ ngữ trong câu)

Câu hỏi gợi mở

Activity

Các từ in nghiêng nêu trên là các phụ từ. Căn cứ vào đó hãy chỉ ra đặc điểm của phụ từ. Tại sao phụ từ con fđược gọi là phó từ, từ kèm?

Đặc điểm của phụ từ

Kiến thức cần đạt

- Về mặt ý nghĩa, phụ từ không thực hiện được chức năng gọi tên (định danh). mà chỉ làm dấu hiệu cho một loại ý nghĩa nào đó mà thôi.- không thể đảm nhiệm vai trò thành tố chính của cụm từ, chúng chuyên làm thành tố phụ trong cụm từ để bổ sung cho thành tố chính một ý nghĩa nào đó. Vì thế chúng được coi là các từ chứng, làm bộc lộ bản chất ngữ pháp của các từ làm thành tố chính.- không thể một mình đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu, mà thường cùng với từ chính đảm nhiệm chức năng của một thành phần câu.

Vì chức năng như thế, nên phụ từ còn được gọi là từ kèm. hoặc phó từ.

Câu hỏi gợi mở

Hoạt động dành cho người học

Căn cứ vào bản chất ngữ pháp của các từ chính mà phụ từ thường đi kèm, có thể phân chia phụ từ thành những loại nào?

Các tiểu loại phụ từ

Kiến thức cần đạt

Căn cứ vào bản chất ngữ pháp của các từ chính mà phụ từ thường đi kèm, các phụ từ được phân chia thành hai nhóm :-Nhóm các phụ từ thường đi kèm với danh từ :Các phụ từ này làm thành tố phụ trước cho danh từ và chiếm vị trí 2 trong kết cấu của cụm danh từ. Chúng làm dấu hiệu cho ý nghĩa về lượng sự vật, nhưng khác số từ ở chỗ : chúng không thể dùng độc lập để tính đếm. Chúng thường được gọi là các lượng từ. Đó là các từ : những, các, mọi, mỗi, từng, một,...

Ví dụ :Trong lớp tôi, mỗi người có một vẻ riêng.

Nhóm các phụ từ thường đi kèm với động từ và tính từ : các phụ từ này làm thành tố phụ trước hay sau cho động từ hoặc tính từ. Có thể tách biệt chúng thành một số nhóm nhỏ như sau :+ các phụ từ chỉ ý nghĩa thời - thể : đã, từng, vừa, mới, đang, sẽ , sắp....+ các phụ từ chỉ sự tiếp diễn tưng tự, đồng nhất : đều, cũng, vẫn, cứ, còn, lại,. . .+ các phụ từ chỉ ý khẳng định hay phủ định : có, không, chưa, chẳng.+ các phụ từ chỉ ý mệnh lệnh : hãy, đừng, chớ (đi trước động tư), đi, nào (đi sau).+ các phụ từ chỉ mức độ : rất, hi, khí, khá (đi trước), qúa, lắm, vô cùng: cực kì (đi sau).+ các phụ từ chỉ sự hoàn thành (xong, rồi), chỉ kết qu (được, mất, ra....), chỉ ý tự lực (lấy), chỉ ý tưng hỗ (nhau), chỉ sự phối hợp (cùng, với), chỉ cách thức (ngay liền, luôn, nữa, mãi, dần,...). Các phụ từ này thường đi sau động từ

VD:Họ cũng sẽ không đến.Các anh cứ đi đi nào !Em đừng khóc nữa.

Activity

Có thể thấy rằng các phụ từ tuy không có ý nghĩa thuần nhất trong nội bộ như các từ thuộc các từ loại khác, nhưng điều cơ bản là chúng chuyên thực hiện chức năng đi kèm làm thành tố phụ cho các từ loại cơ bản (danh. động. tính).Chúng không thể độc lập làm thành phần câu.

0