25/05/2018, 08:44

Logic vị từ (predicate logic))

LOGIC VỊ TỪ (pre d icate logic) V ị từ Ta xét các ví dụ sau: Ví dụ 1: "Số tự nhiên n chia hết cho 5". Về ...

LOGIC VỊ TỪ (pre d icate logic)

V từ

Ta xét các ví dụ sau:

Ví dụ 1: "Số tự nhiên n chia hết cho 5".

Về phương diện ngôn ngữ thì đây là một câu. Nhưng câu này chưa phản ánh tính đúng hoặc sai một thực tế khách quan nào, cho nên nó chưa phải là mệnh đề. Song nếu ta thay n bằng số tự nhiên cụ thể, chẳng hạn:

Thay n = 100 ta được mệnh đề đúng: "Số 100 chia hết cho 5".

Thay n = 101 ta được mệnh đề sai: "Số 101 chia hết cho 5".

Ví dụ 2: "x + 3 > 7".

Tương tự như trong ví dụ 1, x + 3 > 7 chưa phải là mệnh đề, song nếu ta thay x bởi

một số thực cụ thể, chẳng hạn:

Thay x = 0 ta được mệnh đề sai: "0 + 3 > 7".

Thay x = 5 ta được mệnh đề đúng: "5 + 3 > 7".

Ví dụ 3: "Ông A là nhà toán học vĩ đại".

Câu trên chưa phải là mệnh đề. Nhưng nếu ta chọn "ông A" là "Gausơ" sẽ được mệnh đề đúng: "Gausơ là nhà toán học vĩ đại", nếu ta chọn "ông A" là "Đinh Bộ Lĩnh" thì sẽ được mệnh đề sai: "Đinh Bộ Lĩnh là nhà toán học vĩ đại".

Từ các ví dụ trên ta đi đến định nghĩa sau:

Những câu có chứa các biến mà bản thân nó chưa phải là mệnh đề nhưng khi ta thay các biến đó bởi các phần tử thuộc tập xác định X thì nó trở thành mệnh đề (đúng hoặc sai) ta sẽ gọi là hàm mệnh đề (hoặc vị từ, hàm phán đoán, mệnh đề không xác định, mệnh đề chứa biến). Tập X gọi là miền xác định của hàm mệnh đề đó.

Ta dùng kí hiệu: T(n), F(x),... để chỉ các vị từ.

Chẳng hạn:

vị từ T(n) : "Số tự nhiên n chia hết cho 5" có miền xác định là tập các số tự nhiên N. Tập các số tự nhiên có tận cùng bằng 0 hoặc 5 là miền đúng của T(n).

vị từ F(x) = "x + 3 > 7" có miền xác định là các số thực. Tập các số

thực lớn hơn 4 ta gọi là miền đúng của vị từ F(x).

L ư n g từ

Mệnh đề tồn tại

Cho T(x) là hàm mệnh đề xác định trên miền X. Nếu ta đặt thêm cụm từ "Tồn tại sao cho ..." vào trước hàm mệnh đề T(x) ta được mệnh đề:

"Tồn tại sao cho T(x)"

Ta gọi mệnh đề có cấu trúc như trên là mệnh đề tồn tại. Kí hiệu là:

hoặc

Kí hiệu gọi là lượng từ tồn tại.

Ví dụ:

"Tồn tại số thực x sao cho x + 4 > 7" là mệnh đề đúng.

Kí hiệu là:

"Tồn tại số tự nhiên n sao cho n chia hết cho 5" là mệnh đề đúng.

Kí hiệu là:

"Tồn tại số thực x sao cho x2 + 1 = 0" là mệnh đề sai.

Chú ý:

Kí hiệu là:

1. Trong thực tế, mệnh đề tồn tại còn được diễn đạt dưới những dạng khác

nhau, chẳng hạn:

"Tồn tại ít nhất một sao cho T(x)".

"Có một sao cho T(x)".

"Có ít nhất một sao cho T(x)".

"Ít ra cũng có một người là nhà toán học".

"Một số người là nhà toán học".

"Có nhiều người là nhà toán học"

2. Ta dùng kí hiệu với nghĩa "Tồn tại duy nhất một

sao cho T(x)".

Mệnh đề tổng quát

Cho T(x) là hàm mệnh đề xác định trên miền X. Nếu ta đặt thêm cụm từ "Với mọi ta có ..." vào trước hàm mệnh đề T(x) ta được mệnh đề:

"Với mọi ta có T(x)"

Ta gọi mệnh đề có cấu trúc như trên là mệnh đề tổng quát (hoặc toàn thể, phổ biến,

phổ cập,...). Kí hiệu là:

hoặc

hoặc

Kí hiệu gọi là lượng từ tổng quát (hay toàn thể, phổ biến, phổ cập,...)

Ví dụ:

"Với mọi số tự nhiên n ta có n chia hết cho 5" là mệnh đề sai.

Kí hiệu là:

"Với mọi số thực x ta có x + 3 > 7" là mệnh đề sai.

Kí hiệu là:

 "Với mọi số thực x ta có x2 + 1 > 0" là mệnh đề đúng.

Kí hiệu là:

Chú ý: Trong thực tế, mệnh đề tổng quát thường được diễn đạt dưới nhiều hình thức

khác nhau, chẳng hạn:

 "Tất cả người Việt Nam đều nói tiếng Anh".

 "Mọi người Việt Nam đều nói thạo tiếng Anh".

 "Người Việt Nam nào cũng nói thạo tiếng Anh".

 "Đã là người Việt Nam thì ai chẳng nói thạo tiếng Anh".

 ....................

Phủ định của mệnh đề tồn tại và tổng quát

Phủ định các mệnh đề tồn tại và tổng quát được thiết lập theo hai quy tắc dưới đây:

Như vậy, hai mệnh đề:

là phủ định của nhau.

là phủ định của nhau.

Ví dụ:

Kí hiệu là:

0