Phỏng vấn sâu trong việc tuyển nhân viên trong quản trị nguồn nhân lực
Phỏng vấn sâu cho ta tìm hiểu những khía cạnh cá nhân mà các loại hồ sơ giấy tờ, các chứng chỉ tốt nghiệp hay các bài kiểm tra trắc nghiệm không thực hiện được hoặc thể hiện một cách không rõ ràng, ví dụ như cách cư xử, tướng mạo … ...
Phỏng vấn sâu cho ta tìm hiểu những khía cạnh cá nhân mà các loại hồ sơ giấy tờ, các chứng chỉ tốt nghiệp hay các bài kiểm tra trắc nghiệm không thực hiện được hoặc thể hiện một cách không rõ ràng, ví dụ như cách cư xử, tướng mạo …
- Tìm hiểu về kiến thức, trình độ, kỹ năng và năng lực của ứng viên cũng như xác nhận lại mức độ kết quả công việc mà ứng viên đạt được trước đây. Nghĩa là tìm hiểu xem ứng viên có thực sự đầy đủ khả năng và năng lực để đảm nhận công việc sau này hay không.
- Đánh giá liệu ứng viên có đặc điểm cá tính cần thiết để đảm nhiệm tốt vị trí cần tuyển hay không và để đánh giá độ chín chắn và tính liêm chính của họ.
- Xác định các nguyện vọng nghề nghiệp , các mục tiêu trước mắt và dài hạn các khả năng thăng tiến của ứng viên
- Đánh giá sắc thái bên ngoài của ứng viên như : tướng mạo , dáng vóc , cách ăn mặc , khoa ăn nói , cách cư xử …
- Đây là dịp tốt để ứng viên lẫn cấp chỉ huy trong tương lai có dịp gặp gỡ nhau hiểu biết nhau hơn.
Như vậy phỏng vấn nhằm tìm kiếm những gì mà ứng viên “có thể làm” trong hiện tại và “sẽ làm” trong tương lai.
- Các yếu tố “có thể làm” cần xem xét ở ứng viên:
- Tướng mạo, cách cư xử
- Khả năng sẵn sàng làm việc
- Trình độ học vấn
- Trí thông minh
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực đang xem xét
- Kiến thức về sản phẩm về thị trường
- Điều kiện về thể lực , sức khỏe
- Các yếu tố “sẽ làm” cần xem xét ở ứng viên:
- Đặc điểm tiêu biểu : các thói quen cơ bản
- Tính ổn định : duy trì lâu dài công việc và sở thích
- Bản sắc: mức thành thật của tinh thần sẵn sàng làm việc; lời nói đi đôi với việc làm.
- Tính kiên định : đã bắt tay là quyết hoàn thành
- Khả năng thích ứng: có khả năng thích ứng và hòa nhập với mọi người
- Sự trung thành: một lòng với lãnh đạo doanh nghiệp
- Tính tự lực: khả năng đứng trên đôi chân của mình, tự quyết định cho mình.
Có rất nhiều hình thức phỏng vấn, mỗi hình thức phỏng vấn có thể hướng đến những mục tiêu cụ thể. Xét theo dạng câu hỏi ta có thể tạm chia thành các loại phỏng vấn sau:
Các loại phỏng vấn | Các dạng câu hỏi | Các khả năng ứng dụng |
1. Phỏng vấn không có chuẩn bị trước.(PV không chỉ dẫn) | Ít, hoặc không có câu hỏi được sắp xếp trước. Các câu hỏi được xác định trong lúc phỏng vấn. | Cần thiết để tìm hiểu một số vấn đề về cá nhân, hiểu rõ lý do ứng viên thích hợp hay không thích hợp cho công việc. |
2. Phỏng vấn có chuẩn bị trước(PV theo mẫu) | Các câu hỏi được sắp xếp trước và được tuân thủ chặt chẽ | Cần thiết để đạt được những kết quả có giá trị, đặc biệt khi phải phỏng vấn nhiều ứng viên |
3. Phỏng vấn chuẩn bị một phần | Một loạt các câu hỏi mở hoặc có kết cấu chặt chẽ. Loại câu hỏi này thường được sử dụng nhiều nhất. | Cách tiếp cận thực tế , cung cấp những thông tin có thể so sánh được giữa các ứng viên , ngoài ra còn cho phép hiểu sâu sắc hơn các câu trả lời |
4. Giải quyết vấn đề(PV tình huống) | Các câu hỏi có liên quan đến các tình huống giả định. Việc đánh giá dựa trên những giải pháp và các cách tiếp cận do ứng viên đưa ra. | Cần thiết để hiểu rõ lập luận của ứng viên và khả năng phân tích giải quyết các tình huống cụ thể của ứng viên. |
5. Tình huống căng thẳng | Hàng loạt những câu hỏi nhanh không có tính đồng cảm , cốt để làm cho ứng viên nổi cáu | Cần thiết cho những công việc có tính căng thẳng cao, ví dụ như : công việc liên quan đến liên quan đến bộ phận giải quyết khiếu tố , khiếu nại . |
Xét ở góc độ cách thức tổ chức ta còn có các dạng phỏng vấn sau:
- Phỏng vấn hội đồng (nhóm phỏng vấn): Ứng viên phải đối mặt cùng lúc với nhiều phỏng vấn viên và phải trả lời tất cả các câu hỏi của họ. Phỏng vấn loại này sẽ giúp đánh giá ứng viên một cách chính xác hơn, bởi các câu hỏi sẽ sắc sảo hơn, đánh giá ở nhiều góc độ hơn. Tuy nhiên dạng phỏng vấn này sẽ làm cho ứng viên bị căng thẳng về tâm lý hơn.
- Phỏng vấn nhóm: Dạng phỏng vấn này một nhóm các ứng viên cùng lúc tham gia trả lời, tranh luận các vấn đề được phỏng vấn viên đưa ra. Phỏng vấn viên chủ yếu đóng vai trò quan sát, dẫn dắt gợi ý và chỉ can thiệp khi cần thiết. Dạng phỏng vấn này giúp cho phỏng vấn viên có điều kiện đánh giá ứng viên một cách toàn diện hơn; từ trình độ hiểu biết, khả năng trình bày trước đám đông, khả năng thuyết phục người khác đến thái độ, cư xử với đối tác …Qua đó cũng cho phép phỏng vấn viên có thể so sánh xem ai là người xuất sắc hơn. Đồng thời giúp kiểm chứng lại những đánh giá ứng viên trong lần phỏng vấn cá nhân.
Các loại phỏng vấn | Ưu | Nhược |
Phỏng vấn không có chuẩn bị trước(Không có cấu trúc) | - Dễ “dẫn dắt” và tìm hiểu các lĩnh vực khác. - Ứng viên cảm thấy thoải mái hơn - Có thể thay đổi theo tình hình của cá nhân |
- Khó điều khiển phỏng vấn hơn - Có thể bỏ qua các lĩnh vực quan trọng. - Khó so sánh ứng viên. |
Phỏng vấn có chuẩn bị trước (Có cấu trúc) | - Các ứng viên được đối xử bình đẳng - Đáng tin cậy hơn - Thời gian hợp lý - Bao quát tất cả các lĩnh vực - Dễ so sánh |
- Có thể thiếu linh hoạt - Một số lĩnh vực bị bỏ qua do thời gian ngắn - Người pv bị khống chế - Người bị PV dễ ngợp bởi câu hỏi dồn dập. |
Phỏng vấn căng thẳng | - Cho thấy cách ứng xử của ứng viên trong điều kiện sức ép về tâm lý - Thích hợp với các công việc có sức ép cao hay công việc không thú vị. |
- Người pv phải chuyên nghiệp - Có thể chọc tức và mất người giỏi - Có thể ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức - Chỉ phù hợp với một số công việc |
Nhóm phỏng vấn(PV Hội đồng) | - Khách quan hơn - quyết định của nhóm - Ứng viên được quan sát kỹ hơn - Các câu hỏi sắc sảo hơn - Thích hợp đối với công việc cao cấp |
- Tốn kém hơn - Người bị pv dễ bị “khớp” - Ít có cơ hội thiết lập mối quan hệ với ứng viên |
Phỏng vấn nhóm | - Dễ so sánh hơn - Tạo tình huống làm việc mô phỏng - Thích hợp với việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp |
- Tốn kém - Khó đánh giá - Có thể không phải lúc nào cũng thích hợp - Ít tiếp xúc cá nhân |
Quá trình phỏng vấn thực hiện theo 5 bước sau:
- Bước 1: Đặt kế hoạch phỏng vấn:
- Nghiên cứu hồ sơ cá nhân, xem xét đơn xin việc, tìm hiểu sơ bộ về ứng viên qua hồ sơ ứng viên hãy chú ý đến các điểm nghi ngờ, các điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên.
- Nghiên cứu bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc để xác định mẫu nhân viên lý tưởng cho công việc.
- Tìm địa điểm phỏng vấn thích hợp.
- Bước 2: Thiết lập quan hệ với ứng viên:
Phỏng vấn viên nên dành ít phút ban đầu để làm quen thân thiện với ứng viên, nhằm tạo ra không khí thoải mái giúp ứng viên bình tĩnh khi trả lời.
- Bước 3: Đặt câu hỏi
Đây là bước quan trọng nhất của quá trình phỏng vấn, quyết định lớn đến thành công của quá trình tuyển nhân viên.
Có nhiều cách đặt câu hỏi và hỏi theo nhiều nội dung khác nhau.Để đặt câu hỏi có hiệu quả cần lưu ý:
- Tránh đặt các câu hỏi để chỉ trả lời “có” hoặc “không”.
- Không đặt các câu hỏi “gợi ý” cho ứng viên.
- Không biểu lộ sự hài lòng hay không hài lòng khi ứng viên trả lời.
- Không tra hỏi , chất vấn ứng viên như đối với tù binh , không tỏ vẻ khó chịu
- Không đặt các câu hỏi đi sâu vào đời tư của cá nhân
- Không kéo dài cuộc phỏng vấn bằng những câu chuyện dông dài về cá nhân mình
- Hãy chăm chú lắng nghe và khuyến khích ứng viên mạnh dạn trả lời
- Tạo cơ hội cho ứng viên đặt ra những câu hỏi
Trong thực tế, có trường hợp phỏng vấn viên có trình độ và kiến thức tổng quát kém hơn ứng viên nên những câu hỏi đặt ra quá dở làm cho ứng viên chán nản thậm chí từ bỏ ý định xin việc. Ngược lại khi phỏng vấn viên là người có trình độ quá cao những câu hỏi đặt ra lại quá khó sẽ làm cho ứng viên lúng túng thiếu tự tin.
- Bước 4: Chấm dứt phỏng vấn
Trước khi phỏng vấn nên dành ít phút để trả lời các câu hỏi của ứng viên. Bởi trong thực tế ứng viên đến tham dự phỏng vấn không chỉ là để trả lời mà còn đến để tìm hiểu những vấn đề mà họ quan tâm như điều kiện làm việc, các cơ hội.
Cố gắng chấm dứt phỏng vấn bằng mhững nhận xét tích cực, ngay cả khi không thực sự vừa lòng cũng phải khéo léo, xã giao. Hãy cám ơn họ đã đến tham dự phỏng vấn và phải báo cho họ biết bao giờ ra quyết định.
- Bước 5: Xem xét lại phỏng vấn
Ngay khi ứng viên rời khỏi phòng phỏng vấn cần xem xét lại các nhận xét của mình về ứng viên. Điền các thông tin vào phiếu đánh giá ứng viên. Xem xét các vấn đề để hạn chế tối đa các lỗi trong phỏng vấn.
- Đánh giá một cách vội vã: đánh giá ứng viên ngay từ những ấn tượng ban đầu. Dựa vào những cảm tính của mình người phỏng vấn đã đánh giá một cách vội vã về ứng viên và tìm đặt các câu hỏi để chứng minh cho những nhận xét đó.
- Chú trọng các khía cạnh không tốt của ứng viên: Phần lớn các cuộc phỏng vấn có xu hướng chống lại ứng viên, nghĩa là luôn hướng vào việc tìm kiếm các hạn chế của ứng viên.
- Không hiểu biết về công việc: do đó không thể biết được ứng viên nào thực sự cần thiết cho công việc.
- Ảnh hưởng bởi hiệu ứng tương phản: Đánh giá ứng viên không dựa vào khả năng thực tế của ứng viên mà lại thực hiện bằng cách so sánh họ với người khác. Chẳng hạn sau một loạt các ứng viên yếu kém, một ứng viên đáng ra chỉ ở mức trung bình sẽ được nâng lên thành khá, giỏi.
- Đánh giá theo động thái: Nghĩa là phỏng vấn viên chỉ chú ý đánh giá vào cách nhìn, điệu bộ, ngữ điệu của ứng viên hơn là những câu trả lời.
- Ngoài ra phỏng vấn viên còn bị ảnh hưởng bởi sự tác động của cảm xúc như: giới tính, người cùng quê, cùng trường …
Mỗi công ty áp dụng chính sách khác nhau trong việc cử người chịu trách nhiệm phỏng vấn. Thông thường ai chịu trách nhiệm phỏng vấn phụ thuộc vào chức vụ và vị trí công việc mà ứng viên sẽ đảm nhận sau này. Các nhân vật sau đây thường chịu trách nhiệm phỏng vấn:
- Giám đốc nhân sự
- Tổng giám đốc
- Vị lãnh đạo trực tiếp của ứng viên sau này
- Chuyên viên phỏng vấn
- Thuộc tên người được phỏng vấn
- Giới thiệu đầy đủ
- Riêng biệt
- Đủ thời gian
- Để ứng viên nói
- Tôn trọng ứng cử viên
- Có mục tiêu rõ ràng
- Kiểm soát
- Có đầy đủ thông tin về công việc
- Biết cách kết thúc phỏng vấn.
STT | NỘI DUNG | Đ | S |
1 | Bước đầu tiên trong quá trình tìm người cho một công việc là nắm rõ về thị trường lao động về công việc đó | ||
2 | Bản lý lịch được trình bày tốt là nguồn thông tin có giá trị tương đương với một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh | ||
3 | Sự thay đổi công việc thường xuyên không nhất thiết thể hiện sự thiếu ổn định của người xin việc | ||
4 | Việc đầu tiên mà một người PV có kinh nghiệm làm trong một cuộc phỏng vấn là giao tiếp tốt với ứng viên | ||
5 | Cách đúng đắn để chào đón một ứng viên là cho thư ký dẫn anh ta vào phòng của bạn ngay khi anh ta đến. | ||
6 | Ngay cả khi cần phải có thông tin chi tiết về lĩnh vực nào đó, vẫn phải đặt các câu hỏi mở . | ||
7 | Người phỏng vấn nên thu thập thông tin bằng cách đưa ra câu hỏi mở ban đầu và sau đó giữ im lặng hoặc chỉ nói những câu khuyến khích người xin việc trả lời . | ||
8 | Cách tốt nhất để làm giảm sự lo lắng của ứng viên là đi thẳng vào vấn đề càng nhanh càng tốt. | ||
9 | Một cách tốt để thu thập thông tin về trình độ học vấn và kinh nghiệm là hỏi sáu câu hỏi cơ bản: Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Ai? Tại sao? Bằng cách nào? | ||
10 | Khi kinh nghiệm trước đây không phản ánh khả năng quản lý, sự sáng tạo hoặc các tài năng khác thì hãy cố gắng phát hiện ra chúng từ các hoạt động bên ngoài. | ||
11 | Trong khi việc giới thiệu tốt về công ty với người xin việc là rất quan trọng thì việc phóng đại về công ty có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng | ||
12 | Việc trao đổi về các khía cạnh chưa tốt của công ty là một sai lầm vì nó có thể không khuyến khích những người có khả năng tiềm tàng chấp nhận vào làm việc cho công ty. | ||
13 | Không nên bàn về vấn đề tiền lương cho đến khi có cuộc phỏng vấn cuối cùng | ||
14 | Đừng bao giờ ghi chép trong phỏng vấn vì nó có thể làm sao nhãng hoặc đe dọa người xin việc | ||
15 | Những người phỏng vấn có kinh nghiệm chỉ đánh giá những yếu tố có liên quan đến vị trí cần tuyển và có khả năng liên quan đến vị trí công việc trong tương lai | ||
16 | Việc đưa ra những câu hỏi “ mớm” là một sai lầm trong phỏng vấn | ||
17 | Một cách để bảo đảm chắc chắn rằng bạn vẫn tỉnh táo trong cuộc phỏng vấn là tập trung vào những thể hiện trên nét mặt và các hành vi phi ngôn ngữ của ứng viên. | ||
18 | Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn không còn tập trung là khi bạn bắt đầu chỉ nghe thấy tiếng chứ không phải là các ý tưởng từ người trình bày. | ||
19 | Nói quá nhiều là biểu của việc thiếu kinh nghiệm hoặc không có khả năng của một ứng viên. | ||
20 | Thái độ tranh cãi của ứng viên có thể che dấu năng lực lãnh đạo của họ và thể hiện cách tiếp cận “thẳng thừng” trong công việc. | ||
21 | Việc phỏng vấn theo trình tự hay theo cấp bậc có lợi thế là loại trừ những người không đủ tiêu chuẩn trước khi họ làm mất thời gian quý báu của những người lãnh đạo cấp cao. | ||
22 | Trong phỏng vấn hàng loạt, khi loại bỏ một người xin việc yêu cầu ít nhất phải có hai người phỏng vấn tán thành | ||
23 | Phỏng vấn hội đồng tiết kiệm thời gian nhưng có thể làm căng thăng tâm lý người xin việc | ||
24 | Nên có thời hạn rõ ràng cho việc ra quyết định cuối cùng |
STT | NỘI DUNG | Đ | S |
1 | Bước đầu tiên trong quá trình tìm người cho một công việc là nắm rõ về thị trường lao động về công việc đó | ||
2 | Bản lý lịch được trình bày tốt là nguồn thông tin có giá trị tương đương với một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh | ||
3 | Sự thay đổi công việc thường xuyên không nhất thiết thể hiện sự thiếu ổn định của người xin việc | ||
4 | Việc đầu tiên mà một người PV có kinh nghiệm làm trong một cuộc phỏng vấn là giao tiếp tốt với ứng viên | ||
5 | Cách đúng đắn để chào đón một ứng viên là cho thư ký dẫn anh ta vào phòng của bạn ngay khi anh ta đến. | ||
6 | Ngay cả khi cần phải có thông tin chi tiết về lĩnh vực nào đó, vẫn phải đặt các câu hỏi mở . | ||
7 | Người phỏng vấn nên thu thập thông tin bằng cách đưa ra câu hỏi mở ban đầu và sau đó giữ im lặng hoặc chỉ nói những câu khuyến khích người xin việc trả lời . | ||
8 | Cách tốt nhất để làm giảm sự lo lắng của ứng viên là đi thẳng vào vấn đề càng nhanh càng tốt. | ||
9 | Một cách tốt để thu thập thông tin về trình độ học vấn và kinh nghiệm là hỏi sáu câu hỏi cơ bản: Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Ai? Tại sao? Bằng cách nào? | ||
10 | Khi kinh nghiệm trước đây không phản ánh khả năng quản lý, sự sáng tạo hoặc các tài năng khác thì hãy cố gắng phát hiện ra chúng từ các hoạt động bên ngoài. | ||
11 | Trong khi việc giới thiệu tốt về công ty với người xin việc là rất quan trọng thì việc phóng đại về công ty có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng | ||
12 | Việc trao đổi về các khía cạnh chưa tốt của công ty là một sai lầm vì nó có thể không khuyến khích những người có khả năng tiềm tàng chấp nhận vào làm việc cho công ty. | ||
13 | Không nên bàn về vấn đề tiền lương cho đến khi có cuộc phỏng vấn cuối cùng | ||
14 | Đừng bao giờ ghi chép trong phỏng vấn vì nó có thể làm sao nhãng hoặc đe dọa người xin việc | ||
15 | Những người phỏng vấn có kinh nghiệm chỉ đánh giá những yếu tố có liên quan đến vị trí cần tuyển và có khả năng liên quan đến vị trí công việc trong tương lai | ||
16 | Việc đưa ra những câu hỏi “ mớm” là một sai lầm trong phỏng vấn | ||
17 | Một cách để bảo đảm chắc chắn rằng bạn vẫn tỉnh táo trong cuộc phỏng vấn là tập trung vào những thể hiện trên nét mặt và các hành vi phi ngôn ngữ của ứng viên. | ||
18 | Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn không còn tập trung là khi bạn bắt đầu chỉ nghe thấy tiếng chứ không phải là các ý tưởng từ người trình bày. | ||
19 | Nói quá nhiều là biểu của việc thiếu kinh nghiệm hoặc không có khả năng của một ứng viên. | ||
20 | Thái độ tranh cãi của ứng viên có thể che dấu năng lực lãnh đạo của họ và thể hiện cách tiếp cận “thẳng thừng” trong công việc. | ||
21 | Việc phỏng vấn theo trình tự hay theo cấp bậc có lợi thế là loại trừ những người không đủ tiêu chuẩn trước khi họ làm mất thời gian quý báu của những người lãnh đạo cấp cao. | ||
22 | Trong phỏng vấn hàng loạt, khi loại bỏ một người xin việc yêu cầu ít nhất phải có hai người phỏng vấn tán thành | ||
23 | Phỏng vấn hội đồng tiết kiệm thời gian nhưng có thể làm căng thăng tâm lý người xin việc | ||
24 | Nên có thời hạn rõ ràng cho việc ra quyết định cuối cùng |